Lộn xộn chợ cóc ngoại thành: Tìm giải pháp cho chợ tạm

Có thể nói, việc xử lý tình trạng chợ cóc, chợ tạm là bài toán khó đối với các địa phương. Bên cạnh sự thiếu hợp tác của người dân, cũng phải thẳng thắn thừa nhận, các chế tài xử phạt hiện chưa đủ sức răn đe.
Lộn xộn chợ cóc ngoại thành: Chợ tạm “át” chợ chính
Nỗi lo thiếu chợ truyền thống
Tăng cường quản lý chợ trên địa bàn Thành phố

Tạo thuận lợi cho người dân

Có thể thấy, chợ cóc là vấn đề xã hội, với đặc điểm chủ yếu là các thành phần tiểu thương có thu nhập thấp, buôn bán nhỏ lẻ để mưu sinh. Điều đó dẫn đến công tác quản lý, giải tỏa các tụ điểm chợ cóc rất khó khăn, phức tạp, đặc biệt tại các huyện ngoại thành. Mặt khác, chợ cóc là nơi phục vụ dân sinh hàng ngày như rau, thịt, thủy sản… Do đó, nếu chưa thay đổi được thói quen tiêu dùng vốn đã tồn tại từ bao đời nay thì việc dẹp chợ cóc khó có hiệu quả lâu dài.

Để chấn chỉnh lại hoạt động này, những năm qua thành phố đã triển khai, thực hiện đề án quy hoạch và cải tạo lại các chợ truyền thống. Cụ thể, thành phố đã phê duyệt về quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Qua đó, định hướng xây dựng 155 chợ, 28 trung tâm thương mại, trung tâm bán buôn, mua sắm cấp vùng, trung tâm logistics tại khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, thành phố cũng yêu cầu UBND quận, huyện, thị xã kiên quyết thực hiện ngay việc giải tỏa các chợ cóc, chợ tạm lấn chiếm lòng đường vỉa hè, gây mất an toàn giao thông, đặc biệt là đối với các tụ điểm dọc quốc lộ, tỉnh lộ, tụ điểm giao thông… Đồng thời, rà soát, thống kê, phân loại các tụ điểm họp chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn để lập kế hoạch, đăng ký chỉ tiêu thực hiện giải tỏa các chợ cóc, chợ tạm từ nay đến cuối năm 2015.

Lộn xộn chợ cóc ngoại thành: Tìm giải pháp cho chợ tạm
Chợ Mai Lĩnh, Hà Đông sau khi được cải tạo vắng bóng cả người bán lẫn người mua

Tuy nhiên, qua khảo sát về tình hình hoạt động của một số trung tâm thương mại hiện có tại các huyện Đông Anh, Chương Mỹ, Hà Đông… lượng khách tới mua sắm chỉ ở mức vừa phải. Rất nhiều người dân vẫn giữ thói quen mua sắm đồ ăn, thức uống ở ven đường. Do vậy, bên cạnh những định hướng quy hoạch, xây dựng chợ, trung tâm thương mại mới, cần có giải pháp khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút người dân đến với các khu chợ hiện đại hơn. Đây cũng là giải pháp mang tiểu thương từ các chợ cóc, chợ tạm đến với những địa điểm kinh doanh theo quy hoạch. Từ đó, góp phần giải quyết căn cơ vấn nạn họp chợ ven đường hiện nay.

Chuyển đổi mô hình quản lý

Thực tế trên cho thấy, việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ là rất cần thiết, nhằm xây dựng chợ khang trang, hiện đại, đảm bảo tốt công tác an toàn phòng cháy, chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, trật tự an toàn giao thông, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của nhân dân trong vùng, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển… Tuy nhiên, điều đáng nói, từ nhiều năm nay, phần lớn các chợ vẫn do UBND xã, phường quản lý thông qua tổ quản lý chợ hoặc giao khoán cho các tổ hoặc hộ gia đình. Điều này làm giảm tính chủ động trong quản lý kinh doanh và các khoản thu cũng dễ bị nhập nhèm, các tổ quản lý chợ hầu như chỉ thực hiện việc thu vé, chưa khai thác chợ một cách hiệu quả…

"Quan điểm phát triển chợ nông thôn của thành phố là đảm bảo có đủ chợ dân sinh hạng 3 ở các xã, cải tạo nâng cấp hoặc xây mới các chợ thị trấn, thị tứ thành các chợ lớn hơn, có quy mô chợ hạng 1,2" bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết.

Do đó, để khắc phục những tồn tại trên, thời gian tới, bên cạnh việc bố trí nguồn kinh phí cải tạo hạ tầng để đảm bảo cho người dân đi lại, mua bán thuận tiện, ban quản lý các chợ cũng cần tính toán mức chi phí hợp lý, vừa phải, cũng như niêm yết cụ thể quy chế hoạt động chợ, giá phí chợ theo quy định của thành phố.

Liên quan đến vấn đề này, theo bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, cho biết, việc giải tỏa các tụ điểm chợ cóc là quá trình khó khăn và phức tạp, cần có thời gian để thực hiện. Muốn giải tỏa triệt để cần có sự phối hợp, ra quân đồng bộ của các cấp, các ngành, lực lượng chức năng. Đồng thời bố trí tăng cường lực lượng duy trì chốt giữ sau giải tỏa, không để tái phát trở lại, nhất là đối với các tụ điểm chợ cóc, chợ tạm họp dưới lòng đường ảnh hưởng đến an toàn giao thông, cũng như không để phát sinh tụ điểm mới. Song song với việc giải tỏa cần nghiên cứu, bố trí, sắp xếp các điểm chợ cho các hộ kinh doanh hoạt động đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn giao thông, mỹ quan đô thị…

Ngoài ra, công tác quản lý và phát triển chợ những năm qua ở các huyện, thị xã có nhiều cố gắng, nhưng tiến độ triển khai quy hoạch còn chậm và chưa đồng bộ. Đội ngũ cán bộ quản lý chợ cả ở những cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị quản lý trực tiếp tại các chợ còn hạn chế về năng lực chuyên môn, vì vậy chưa phát huy được vai trò và các chức năng của chợ, ngay cả ở những chợ đã được xây dựng khang trang. Đặc biệt, “Thành phố giao trách nhiệm chính đối với Chủ tịch UBND các phường, xã, thị trấn trong việc duy trì lực lượng đảm bảo không để chợ cóc, chợ tạm tái họp trở lại. Tổ chức ký cam kết không kinh doanh lấn chiếm vỉa hè lòng đường hoặc cho thuê buôn bán tại các địa điểm đã được giải tỏa”, bà Lan nhấn mạnh.

Tuấn Trần

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
Xem thêm
Phiên bản di động