Xây dựng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể: Cần coi là “Bộ Luật con” để bảo vệ người lao động

Bài 1: Nâng cao hơn chất lượng thỏa ước

Với doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) chính là công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động (NLĐ). Quá trình đàm phán, thương lượng giữa Công đoàn cơ sở (CĐCS) với người sử dụng lao động để xây dựng, ký kết TƯLĐTT cũng giúp khẳng định được rõ nét hơn vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi NLĐ của tổ chức CĐ, giúp NLĐ được hưởng những lợi ích cao hơn so với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn, chưa đạt được hiệu quả mong muốn.
bai 1 nang cao hon chat luong thoa uoc Tổng LĐLĐVN tuyên dương 70 Chủ tịch Công đoàn cơ sở giỏi
bai 1 nang cao hon chat luong thoa uoc Ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt May Việt Nam

Xác định tầm quan trọng của TƯLĐTT chính là công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ, thời gian qua, các cấp CĐ từ trung ương tới địa phương đã có những giải pháp để nâng cao số lượng cũng như chất lượng các bản TƯLĐTT. Tuy nhiên, số lượng TƯLĐTT vẫn chưa đạt mục tiêu và chất lượng TƯLĐTT vẫn chưa được đảm bảo, chưa thực sự bảo vệ được quyền lợi cho NLĐ.

bai 1 nang cao hon chat luong thoa uoc
Lễ ký kết TƯLĐTT ngành Dệt - May Hà Nội

Ít về số lượng

Nhận thức tầm quan trọng của TƯLĐTT đối với việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ, thời gian qua, Tổng LĐLĐ Việt Nam thường xuyên theo dõi, chỉ đạo các cấp CĐ coi trọng việc chỉ đạo đẩy mạnh việc thương lượng, xây dựng, ký kết TƯLĐTT.

Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ các tỉnh, thành phố, CĐ ngành trung ương, CĐ Tổng Công ty trực thuộc cũng tổ chức rà soát, lập danh sách các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố qua đó phân loại các doanh nghiệp có đông lao động, có điều kiện thuận lợi để tiến hành vận động thành lập CĐCS hoặc chuẩn bị xây dựng kế hoạch thực hiện tiến hành thương lượng tập thể, ký kết TƯLĐTT.

Theo thống kê của Tổng LĐLĐ Việt Nam, đến nay, đại diện tập thể NLĐ đã ký kết được 27.866 bản TƯLĐTT, đạt 67,96% số doanh nghiệp có tổ chức CĐ; trong đó, TƯLĐTT đoạt lại A chiếm 11,05%; loại B chiếm 15,63%; loại C chiếm 26,40%; loại D chiếm 21,19 % và số TƯLĐTT không phân loại được là 25,02% do hết hạn, không có nội dung có lợi cho NLĐ.

Tại Hà Nội, theo LĐLĐ thành phố Hà Nội, những năm gần đây, chương trình “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả TƯLĐTT”, Đề án xây dựng Thư viện TƯLĐTT mà Tổng LĐLĐ Việt Nam triển khai đã được các cấp CĐ Thủ đô tổ chức thực hiện với nhiều giải pháp hiệu quả. Tuy vậy, số lượng ký kết TƯLĐTT của các doanh nghiệp có tổ chức CĐ mới chỉ đạt trên dưới 50%.

Cụ thể, năm 2017, qua thống kê từ 45 CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở ở Hà Nội đã có 2.150 doanh nghiệp có tổ chức CĐ ký TƯLĐTT, đạt 59,76%. Riêng CĐ các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội- đơn vị đang quản lý 311 CĐCS với 133.522 lao động, trong đó đoàn viên CĐ là hơn 124.000 người. Tuy nhiên, theo báo cáo của đơn vị này, xây dựng thương lượng ký kết và giám sát thực hiện TƯLĐTT trong các CĐCS mới đạt 58,6%.

Còn theo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP Hà Nội – cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, quản lý bản đăng ký TƯLĐTT từ các doanh nghiệp - số lượng các bản TƯLĐTT đăng ký theo năm qua Sở rất khiêm tốn, trong đó năm 2016 là 650 doanh nghiệp và năm 2017 mới chỉ nhích thêm 30 doanh nghiệp lên 680 doanh nghiệp đăng ký. Đây là con số quá nhỏ so với số doanh nghiệp hiện đang có tổ chức CĐ cũng như doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Thành phố.

Ông Tạ Văn Dưỡng - Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Chính sách pháp luật LĐLĐ thành phố Hà Nội cho biết, thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam từ tháng 4/2016, LĐLĐ Thành phố đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Thư viện TƯLĐTT” tới các cấp CĐ Thủ đô. Mặc dù LĐLĐ Thành phố triển khai sớm, song số lượng TƯLĐTT nộp về LĐLĐ Thành phố rất chậm.

“Việc thương lượng, ký kết TƯLĐTT năm 2017 tại các đơn vị cơ sở còn đạt tỷ lệ rất thấp cả về số lượng và chất lượng so với chỉ tiêu, kế hoạch LĐLĐ Thành phố đã đề ra; việc triển khai thực hiện Đề án “Thư viện TƯLĐTT” của Tổng LĐLĐ Việt Nam theo Kế hoạch số 26/KH-LĐLĐ ngày 19/4/2016 của LĐLĐ Thành phố cho đến nay vẫn còn một số CĐ cấp trên cơ sở chưa hoàn thành việc chấm điểm, đánh giá, phân loại các bản TƯLĐTT. Điều này cho thấy công tác chỉ đạo và thực hiện thương lượng, ký kết TƯLĐTT trên địa bàn Thành phố còn nhiều khó khăn, bất cập”- ông Tạ Văn Dưỡng nói.

Nhiều nơi, có cũng như không

Theo Điều 73,74 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định, TƯLĐTT là văn bản thỏa thuận giữa tập thể NLĐ và người sử dụng lao động về quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động.

Đại diện cho tập thể NLĐ là Ban Chấp hành CĐCS, đại diện cho người sử dụng lao động là Giám đốc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật. Vì vậy, việc ký kết TƯLĐTT là rất quan trọng, có thể là coi như “Bộ luật Lao động con” của doanh nghiệp, để tổ chức CĐ giải quyết các vấn đề về quan hệ lao động.

Để đạt được TƯLĐTT, CĐCS và chủ doanh nghiệp phải tiến hành quy trình thương lượng, thỏa thuận và ký kết mang tính chất tập thể. TƯLĐTT cụ thể hóa các quy định của pháp luật phù hợp với tính hình, đặc điểm của doanh nghiệp, làm cơ sở pháp lý, là cộng đồng trách nhiệm của hai bên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ.

Trên cơ sở đó, xây dựng một quan hệ lao động hài hòa, ổn định, cùng nhau hợp tác vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và cũng là công cụ quan trọng của CĐCS trong việc đại diện bảo vệ NLĐ. Tuy nhiên, trên thực tế, chất lượng thực hiện thương lượng, ký kết TƯLĐTT còn nhiều hạn chế.

Tỷ lệ ký kết TƯLĐTT còn thấp đã khiến quyền lợi của NLĐ ở những đơn vị “trống” TƯLĐTT bị ảnh hưởng, song điều đáng nói hơn nữa là ngay cả ở những doanh nghiệp đã có TƯLĐTT thì quyền lợi của NLĐ vẫn chưa thực sự được đảm bảo. Nguyên nhân là do TƯLĐTT ở không ít doanh nghiệp được thương lượng, ký kết chưa theo đúng trình tự, quy định của pháp luật nên còn mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất, chất lượng các bản TƯLĐTT ở nhiều nơi vẫn chưa đáp ứng được nguyện vọng của NLĐ.

Thực tế không ít TƯLĐTT sao chép các quy định của pháp luật, không có điều khoản có lợi hơn cho NLĐ. Số bản TƯLĐTT có nhiều nội dung có lợi cho NLĐ, đặc biệt về tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi còn ít, chủ yếu vẫn tập trung vào các nội dung liên quan đến phúc lợi cho NLĐ. Ngoài ra, cũng có không ít doanh nghiệp ký TƯLĐTT để hợp thức hóa, mang tính đối phó rồi... để đấy, không thường xuyên sửa đổi, bổ sung theo quy định của pháp luật.

Qua giám sát chất lượng ký kết TƯLĐTT trên địa bàn Hà Nội, ông Tạ Văn Dưỡng nhận xét: “Chất lượng TƯLĐTT thấp, nội dung chủ yếu sao chép luật, ít có nội dung có lợi hơn cho NLĐ. Các nội dung có lợi hơn cho NLĐ chủ yếu là các khoản thăm hỏi, hiếu, hỷ, ốm đau, trợ cấp khó khăn. Còn những nội dung cốt lõi khác như: Tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, cải thiện điều kiện lao động, an toàn vệ sinh lao động, bữa ăn ca... thì hầu như chưa được đưa vào TƯLĐTT”.

Trao đổi với phóng viên, nhiều NLĐ cũng cho biết, tuy trong doanh nghiệp của họ đã có TƯLĐTT song thực tế, quyền lợi của họ vẫn không được đảm bảo. Chị L.T.M - công nhân một doanh nghiệp đóng trên địa bàn thị trấn Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì cho biết: “Chúng tôi là công nhân nên chỉ biết cố gắng đi làm đầy đủ ngày công, giờ công hoặc có nhiều việc thì tăng cả để có thêm thu nhập.

Các chế độ chính sách và quyền lợi của mình của mình được thực hiện thế nào thì trông chờ cả vào tổ chức Công đoàn công ty. Thực tế, công ty tôi đã có CĐCS và đã có TƯLĐTT, nhưng chúng tôi cũng không thấy quyền lợi của mình được nâng lên chút nào. Cụ thể, bữa ăn ca của chúng tôi từ nhiều năm nay vẫn sơ sài, không được cải thiện nhưng không thấy CĐ can thiệp để nâng lên”.

Còn chị T.T.Q - công nhân một doanh nghiệp dệt may thuộc Khu công nghiệp Sài Đồng, quận Long Biên cho hay: “Tôi được biết hàng năm các cấp CĐ, trong đó có CĐ ngành Dệt-May Hà Nội đều quan tâm chỉ đạo CĐCS ký kết, sửa đổi TƯLĐTT, song không hiểu sao tại doanh nghiệp chúng tôi, các quy định về tiền thưởng, chế độ ăn ca từ nhiều năm nay vẫn không thay đổi, dù vật giá thị trường leo thang từng ngày”.

Ngọc Tú- Bảo Duy

Bài 2: Vai trò của công đoàn trong việc ký thỏa ước

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác làm lợi cho người lao động

Tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác làm lợi cho người lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh và Bệnh viện Đa khoa Đông Anh tổ chức chương trình ký kết thỏa thuận hợp tác làm lợi cho người lao động.
Thanh Trì: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân năm 2024

Thanh Trì: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (20/4), Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh, lao động (ATVSLĐ); Tháng Công nhân năm 2024; biểu dương “Công nhân giỏi” năm 2024 và tuyên dương phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” trong nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2023.
Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Hôm nay, 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội diễn ra Chương trình khám sức khỏe sinh sản - truyền thông tư vấn - tầm soát phát hiện sớm ung thư, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

(LĐTĐ) Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.

Tin khác

Thanh Trì: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân năm 2024

Thanh Trì: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (20/4), Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh, lao động (ATVSLĐ); Tháng Công nhân năm 2024; biểu dương “Công nhân giỏi” năm 2024 và tuyên dương phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” trong nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2023.
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động.
Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Đống Đa

Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Đống Đa

(LĐTĐ) Công tác tuyên truyền vận động, giáo dục truyền thống trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Đống Đa luôn được gắn với việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động do đó đã đạt những kết quả đáng khích lệ.
Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về ATVSLĐ và pháp luật lao động”

Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về ATVSLĐ và pháp luật lao động”

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi và tham gia gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách với lao động nữ

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách với lao động nữ

(LĐTĐ) Trong quý 2/2024, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm lo, bảo vệ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách liên quan đến lao động nữ; chủ động tham mưu xây dựng Thỏa ước lao động tập thể, đề xuất những chính sách có lợi hơn quy định pháp luật cho lao động nữ.
LĐLĐ huyện Đông Sơn tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024

LĐLĐ huyện Đông Sơn tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Sơn (tỉnh Thanh Hoá) đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024 cho 150 cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Ngày thi đấu thứ 2, Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX: Kịch tính đến tận phút cuối

Ngày thi đấu thứ 2, Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX: Kịch tính đến tận phút cuối

(LĐTĐ) Ngày 19/4, ngày thi đấu thứ 2 của Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX tiếp tục diễn ra trên sân vận động quận Tây Hồ. Trong lượt trận thứ 2 này, các đội tiếp tục thi đấu sôi nổi với tinh thần trung thực, giao lưu và học hỏi.
TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024. Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.
TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội được tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.
Xem thêm
Phiên bản di động