Bài 1: Cội nguồn của vấn nạn bạo lực
Bài 2: Giải bài toán bạo lực gia đình | |
Áp lực sinh con trai khiến thai phụ bị bạo lực tinh thần |
Đất nước đã trải qua hơn 30 năm đổi mới, đi kèm đó là đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên. Từ một quốc gia thiếu đói triền miên, đến nay nước ta đã vươn lên thành quốc gia có mức thu nhập trung bình, với thu nhập bình quân đầu người lên tới trên 2.200 đô la Mỹ/năm. Ấy vậy,bên cạnh những gam màu sáng về kinh tế, trên bình diện xã hội đang hiện lên những gam màu tối mang tên “bạo lực” không hợp với thuần phong, mỹ tục, truyền thống ngàn đời của cha ông!
Khi bạo lực len lỏi mọi ngõ ngách đời sống
Vấn nạn bạo lực gần như đã có mặt và nằm trong tất cả mọi thành phần của xã hội chúng ta, từ công sở, nơi công cộng cho đến trong từng gia đình. Đến ngay cả giám đốc và phó giám đốc của một trung tâm chính trị nhưng cũng vẫn hành xử với nhau bằng bạo lực. Nhiều người dân cũng đã cổ xuý và dùng bạo lực để hành xử với nhau thay cho pháp luật, người ta hò nhau xúm vào đánh chết một con người và họ cảm thấy hả hê, chỉ bởi vì họ gọi người kia là “kẻ trộm chó”.
Phòng ngừa và ứng phó bạo lực gia đình. (Ảnh minh họa) |
Con sát hại bố mẹ, anh em đánh chửi nhau chỉ vì chia tài sản không đều, chồng đâm chém vợ chỉ vì một câu nói “em không thể sống chung với anh”, bệnh nhân và gia đình bệnh nhân dùng bạo lực với thầy thuốc khi cảm thấy bác sĩ không làm theo đúng mong đợi của họ, thầy cô giáo thậm chí cả giáo viên mầm non cũng dùng bạo lực với các bé, học sinh từ tiểu học trở lên cũng dùng bạo lực với nhau ngay chốn học đường… Vậy nguyên nhân nào dẫn đến vấn nạn bạo lực diễn ra với tuần suất ngày môt gia tăng đến thế?
Bạo lực có một sức mạnh vô cùng khủng khiếp để ép người khác phải nghe và làm theo, nhưng sức mạnh của bạo lực sẽ mất nếu sự đe doạ để tạo ra bạo lực không còn đủ mạnh để làm cho người ta khiếp sợ, hoặc khi người bị bạo hành có vũ khí mạnh hơn, hoặc họ có một chỗ dựa lớn hơn. Đặc biệt, vì không phân biệt được ranh giới giữa quyền lực và bạo lực, vì thế người ta đã không phát huy được quyền lực của chính bản thân họ, thay vào đó họ đã sử dụng bạo lực để lấn át, ép buộc người khác phải nghe theo. Còn những người bị bạo hành thì luôn phải thực hiện theo sự áp đặt của người khác, họ luôn cố gắng để tỏ ra vui vẻ, nhưng sâu thẳm trong họ là sự không hài lòng, là sự bị ức chế căng thẳng. Sự ức chế tâm lý ấy sẽ tăng lên hằng ngày với cấp số nhân. |
Theo Th.s Nguyễn Mạnh Quân có một số nguyên nhân chính.Thứ nhất, tâm lý con người thay đổi cùng với thời gian và điều kiện sống. Trong đó, thể hiện rõ nhất là các yếu tố: Tâm lý phản ứng để đảm bảo cho cơ thể không bị tiêu hủy bởi vật chất ăn, uống; Tâm lý phản ứng để đảm bảo cho cơ thể không bị chết vì đau và tâm lý phản ứng để được đáp ứng nhu cầu đòi hỏi tình dục.
Ví dụ trước đây, các thầy cô đánh, mắng (hay chỉ trích, chê bai, xỉ nhục,…) học sinh là chuyện rất bình thường, chuyện thầy đánh mắng trò ngày ấy chỉ làm cho học sinh sợ hãi nhất thời, chứ cảm giác đấy đã không hề bị chuyển thành năng lượng cảm xúc ách tắc trong tâm lý và trong não bộ.
Vì vậy, học sinh đã không bị bệnh do bị chửi mắng và cũng không căm thù hoặc tìm cách trả thù thầy cô. Thế nên, khi tâm lý con người đang ở trạng bảo vệ nhu cầu tồn tại tối thiểu này, thì bạo lực chính là một trong những phương pháp răn đe vô cùng hữu hiệu mà không để lại hậu quả nghiêm trọng.
Đừng để quyền lực và bạo lực song hành
Cũng theo Th.s Nguyễn Mạnh Quân,trong cuộc sống và tâm lý con người hiện đại ngày nay, tiếc rằng rất nhiều người trong chúng ta vẫn còn đang giữ những quan điểm về quyền lực không còn phù hợp. Thậm chí, không phân biệt được ranh giới giữa quyền lực và bạo lực. Phần lớn trong chúng ta vẫn còn nghĩ rằng, chỉ có thể gọi là bạo lực, khi người ta dùng vũ lực tấn công vào cơ thể của con người.
Cũng vì không phân biệt được ranh giới giữa quyền lực và bạo lực, mà người ta đã kìm hãm không để cho mỗi người có điều kiện phát huy tối đa quyền lực (vai trò) của mình. Người ta luôn tìm cách chống lại quyền lực và bắt đầu từ đây họ đã vô tình kích hoạt và dọn đường để làm cho bạo lực lên ngôi.
Bản chất con người từ thời tiền sử cho đến nay là sống bầy đàn, ngày nay cũng vẫn vậy. Mỗi một gia đình, mỗi một dòng họ, mỗi một tộc người, mỗi một khu phố, mỗi một huyện, mỗi một tỉnh, mỗi một đất nước… là một nhóm, là một cộng đồng.
Để có thể tồn tại và duy trì sự sống được bình ổn, an toàn trong cộng đồng ấy và đặc biệt là để có thể vươn lên một vị trí cao hơn, nhằm mục đích tác động tới được nhiều thành viên trong tập thể, trong nhóm, bắt buộc mỗi một thành viên trong tập thể ấy từ một người nhỏ nhất, đến người mang trọng trách lớn nhất, đều cần sử dụng đến 1 trong hai lực hấp dẫn, thu hút chính. Hai lực này bản chất đã luôn nằm sẵn trong mỗi một con người chúng ta, đó là: quyền lực và bạo lực
Theo đó, quyền lực không như một số người ngày nay vẫn còn tưởng là quyền lực là một quyền mà chỉ những người làm chỉ huy, làm lãnh đạo mới có. Bản thân quyền lực luôn nằm sẵn trong mỗi con người chúng ta. Mỗi một vị trí, mỗi một vai trò mà người ta đảm nhận thì người ta đều có một quyền lực và quyền hạn phù hợp.
Người bố, người mẹ có quyền của bậc làm bố làm mẹ, người con, người cháu có quyền của bậc con, cháu. Người chồng có quyền của chồng và người vợ cũng có quyền của người vợ. Thầy cô có quyền của thầy cô, học sinh có quyền của học sinh. Người chỉ huy, người lãnh đạo có quyền của người lãnh đạo, là nhân viên có quyền của nhân viên. Ca sĩ có quyền của một ca sĩ, người nghe có quyền của người nghe.
Căn cứ vào vị trí và vai trò của mỗi một thành viên trong một tập thể, mà phạm vi quyền lực được quy ước khác nhau, nhưng bản chất quyền lực thì bất cứ thành viên nào cũng có. Nếu tất cả mọi người, tất cả mọi thành viên đều phát huy tối đa được phạm vi quyền lực của mình, thì chắc chắn cả tập thể mà họ đang tham gia sẽ luôn luôn bình ổn và phát triển vững chắc. Sự phát huy quyền lực của mỗi một cá nhân, mỗi một tập thể cũng là sự phát huy sức mạnh, nhằm hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành trách nhiệm, hoàn thành sứ mệnh của mỗi cá nhân và tập thể của mình.
Khác với quyền lực, bạo lực là một sức mạnh uy lực do một cá nhân hay do một tập thể tạo ra, người ta dùng uy lực ấy để trấn áp người khác. Công cụ và cách thức để tạo ra bạo lực, chính là làm thế nào cho người ta sợ. Bạo lực gồm có bạo lực bằng vũ lực, tấn công lên cơ thể của con người làm cho người khác đau đớn và bạo lực tinh thần uy hiếp tấn công vào tinh thần, làm cho người khác sống trong cảm giác lo sợ, khiếp đảm, buồn chán,… Trong đó, bạo lực bằng vũ lực: là sự giải phóng năng lượng cảm xúc ách tắc trong tâm lý và bộ não (sự tham lam muốn có được quyền sinh quyền sát cũng sinh ra năng lượng cảm xúc ách tắc), được thể hiện ra ngoài bằng hành động.Bạo lực sẽ kích hoạt động cơ chạy trốn nỗi đau (nằm trong tâm lý) của người bị bạo hành, làm cho họ sợ mà phải khuất phục, quy hàng, nghe theo.
Bạo lực tinh thần, bằng cách ức chế, đe doạ, khủng bố tinh thần của người khác, gây cho người ta cảm giác lo lắng, sợ hãi, xấu hổ, buồn tủi, làm cho họ có cảm giác mất thể diện, mất danh dự,… đe dọa để người khác cảm nhận được rằng họ sẽ bị thiệt hại nếu không nghe theo, thậm chí đe doạ làm cho họ có cảm giác nếu không khuất phục thì sẽ bị tan nát gia đình hoặc sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng…
Tất cả mọi hành động đe doạ đều nhằm mục đích làm cho người khác lo sợ để họ phải khuất phục, tuân phục, nghe theo mình. Đặc biệt, bạo lực tinh thần về bản chất đáng sợ và nguy hiểm hơn so với những hành vi bạo lực xâm hại cơ thể nhiều lần. Bạo lực tinh thần cũng là nguyên nhân củamọi hành vi bạo lực xâm hại cơ thể.
Bạo lực tinh thần nhiều khi rất đơn giản và cũng rất khó để có thể nhận biết, ví dụ: Trong một cuộc gặp mặt của công ty (mà không bắt buộc), người ta không thích và cũng không có hứng thú tham gia, nhưng họ vẫn tự miễn cưỡng phải đi, chỉ vì sợ nếu họ không có mặt thì sẽ bị giám đốc ghét bỏ. Họ chỉ vì sợ mà phải tham gia thì chính họ là người đã đang bị bạo lực tinh thần chèn ép.
Hãy luôn là gương sáng
Điiều đáng lưu ý, thời gian qua việc giới truyền thông đưa thông tin quá sâu và mô tả quá cụ thể về những vụ việc bạo lực, chính là hiệu ứng lan toả, kích hoạt hiệu ứng Spiegel Neuron trong tâm lý con người, làm cho bạo lực lan rộng và phát triển. |
Con đường dẫn đến bạo lực và hành xử giữa người vào người, bên cạnh những nguyên nhân trên còn phải đề cập thêm yếu tố trầm cảm. Ngày nay gần như tất cả chúng ta đều đang phải sống trong một trạng thái dễ dẫn stress. Sự stress được hình thành phần lớn từ 2 nguyên nhân đã phân tích qua phần trên.
Ngoài ra, stress còn được hình thành bởi những nhu cầu, đòi hỏi về vật chất, tinh thần không được đáp ứng trong gia đình, từ việc phải học tập quá nhiều và không được như ý trong nhà trường, từ những áp lực công việc trong cơ quan, từ những sự khó chịu phải chứng kiến và bị tác động từ bên ngoài xã hội. Bộ phận não bò sát sẽ phản ứng với stress giống hệt như đối với kẻ thù thực sự bên ngoài bằng sự phòng vệ hoặc tấn công, từ đây bạo lực đã bắt đầu hình thành.
Đặc biệt, ngoài các nguyên nhân trên, sự diện của bạo lực học đường, hành xử không đẹp ngoài xã hội phải kể đến yếu tố hiệu ứng Spiegel Neuron (tấm gương phản chiếu thần kinh, làm bắt chước theo) và hiệu ứng lan toả. Ví dụ, mỗi khi đã có những tấm gương đi trước, ví dụ như khi được chứng kiến một vụ đánh người trộm chó, con người ta sẽ bị tác động bởi hiệu ứng tâm lý Spiegel Neuron.
Đây là hiệu ứng bắt chước làm theo nằm sâu trong tâm lý con người (khi chúng ta còn nhỏ, chúng ta chỉ có học và làm theo người lớn để phát triển bản thân bằng hiệu ứng này). Chính hiệu ứng Spiegel Neuron đã thúc đẩy để cho con người có xu hướng hành động theo những gì mà mình thấy người khác đã làm. Ngày nay với mức độ truyền thông, phim ảnh, mang những thông tin tiêu cực, nhiều tới mức chóng mặt.
Đặc biệt việc giật tít các bài báo, tin tức về bạo lực để câu khách, đã làm cho những thông tin này được lan toả rộng khắp. Sự khuếch tán thông tin tiêu cực trong xã hội, chính là “hiệu ứng lan toả” đưa những tấm gương tiêu cực đi khắp nơi, những thông tin này sẽ kích thích hiệu ứng Spiegel Neuron trong tâm lý con người, làm cho nhiều người khác làm theo. Chính vì thế mà những vụ việc tiêu cực tương tự ngoài xã hội cứ liên tục được nhân lên thậm chí bằng cấp số nhân và gần như không còn có thể kìm hãm lại được nữa.
Bài 2: Giải pháp nào để lành mạnh hóa môi trường xã hội?
Lê Nguyên (Ghi)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21