Áp lực sinh con trai khiến thai phụ bị bạo lực tinh thần
Sinh con trai, cơ thể mẹ chịu nhiều áp lực hơn | |
Bí quyết sinh được con trai? |
Ép phải sinh con trai là bạo lực tinh thần cho thai phụ
Trong một nghiên cứu mới nhất của dự án PAVE cho biết, 58% phụ nữ bị bạo lực ít nhất một lần trong đời. Thai phụ là nhóm dễ bị tổn thương bị bạo lực dao động từ 2-57%.
Nghiên cứu về tác động của bạo lực với sức khỏe sinh sản trên 1.337 thai phụ tại huyện Đông Anh, Hà Nội (2014-2016) cho thấy, 1/3 số phụ nữ khi tham gia nghiên cứu đã trải qua ít nhất một hình thức bạo lực do chồng trong quá trình mang thai (35,2%). Trong quá trình mang thai phụ nữ chịu bạo lực về tinh thần là phổ biến (không được quan tâm, chăm sóc…). Gần 10% phụ nữ trải qua bạo lực tình dục và 3,2% phụ nữ bạo lực thể xác trong mang thai.
(Ảnh minh họa). |
Một trong những bạo lực tinh thần rất lớn với các thai phụ hiện nay chính là việc cần phải có con trai nối dõi tông đường. Không ít các thai phụ, khi mang bầu con gái, nhất là bầu con gái liên tiếp lần thứ hai, lần ba đều gặp phải những áp lực như bị chồng và gia đình chồng chối bỏ, chỉ trích, thờ ơ… Đây được coi là một trong những nguyên nhân lớn gây ra bệnh trầm cảm sau sinh.
Ths. Nguyễn Hoàng Thanh, Đại học Y Hà Nội phân tích, sau sinh, phụ nữ bị suy giảm đột ngột nội tiết tố estrogen khiến cho tâm trạng người phụ nữ dễ bị thay đổi. Quá trình sinh mất nhiều máu khiến cho cơ thể người phụ nữ dễ bị rối loạn về chuyển hóa cũng tác động tới tâm trạng. Nhân tố quan trọng nhất là những người phụ nữ sinh con có giới tính không như mong muốn của chồng sẽ không nhận được sự hỗ trợ của chồng. Tất cả các yếu tố đó khiến cho người phụ nữ sẽ dễ bị rơi vào trầm cảm cao hơn rất nhiều các nhóm phụ nữ sau sinh khác.
Hiện nay, có khoảng 10% phụ nữ mang thai và 13% phụ nữ sau sinh con lần đầu gặp phải các vấn đề về sức khỏe tinh thần phổ biến là trầm cảm. Trầm cảm trước và sau sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và em bé. Nguy hiểm nhất là thai phụ tự tử, trầm cảm sau sinh có thể khiến người mẹ tự giết con hoặc tự tử.
Theo Ths. Trần Thơ Nhị, Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, phụ nữ bị bạo hành trong thai kỳ sẽ tăng nguy cơ trầm cảm trong thai kỳ và sau sinh. Phụ nữ bị bạo lực thể chất có nguy cơ trầm cảm cao gấp sáu lần trong thời kỳ mang thai và nguy cơ trầm cảm cao gấp ba lần sau sinh.
Người mẹ khi mang thai bị bạo hành khiến cho việc sản xuất các hóc môn nuôi dưỡng bào thai sẽ bị ảnh hưởng. Mẹ thường xuyên mang tâm trạng sợ hãi làm ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé ở trong tử cung, quá trình phát triển liên tục của đứa trẻ dễ gặp những tổn thương về hệ thần kinh và não bộ.
Thực tế, những ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ sơ sinh từ những người phụ nữ bị bạo lực trong thai kỳ cho thấy, nguy cơ sinh con nhẹ cân và sinh non hơn ba lần so với phụ nữ không bị bạo hành về thể xác.
Vai trò của hỗ trợ xã hội
Thai phụ không được hỗ trợ xã hội trong khi mang thai có nguy cơ bạo lực do chồng cao gấp hai lần so với các thai phụ được hỗ trợ xã hội. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của dự án PAVE, chỉ có 3,1% số thai phụ được hỏi tìm kiếm sự giúp đỡ từ các tổ chức xã hội, 76,5% nói với gia đình ruột và 23,1% nói với gia đình chồng. Một số gia đình ruột hỗ trợ con chống lại bạo lực từ chồng, nhưng không ai trình báo công an hoặc cấp chính quyền về hành vi bạo lực của con rể.
PGS, TS Nguyễn Thị Thúy Hạnh (Trường Đại học Y Hà Nội) cho biết, tại Việt Nam, cứ hai thai phụ thì có một người không được hỗ trợ xã hội. Mạng lưới hỗ trợ xã hội như gia đình ruột, bạn bè, hàng xóm hay các tổ chức xã hội đóng vai trò quan trọng nhưng khác nhau về mức độ trong việc giúp đỡ cho thai phụ bị bạo hành.
Các chuyên gia nghiên cứu về bạo lực sinh sản cho rằng, các thai phụ gặp hoàn cảnh này luôn có nhu cầu được trao đổi với một chuyên gia với một sự riêng tư. Nếu có một đường dây nóng hoặc một hình thức hỗ trợ nào đó, có thể bảo đảm được tính bí mật và giấu tên, thì các thai phụ sẽ thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ xã hội.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi phát hiện phụ nữ bị trầm cảm do bạo lực từ chồng cần phải được tư vấn cả về tinh thần và sức khỏe tâm thần. Khi đó, vai trò của hỗ trợ xã hội rất quan trọng để làm giảm nguy cơ thai phụ bị bạo lực.
Theo Trần Nguyên/nhandan.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21