Bạo lực học đường: Đường đến và lối thoát

Bài 2: Giải bài toán bạo lực gia đình

Ẩn khuất sau những mâu thuẫn gia đình là dấu ấn khó phai trong lòng con trẻ, nó ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi của trẻ. Trên thực tế đã có quá nhiều trường hợp học sinh ưa bạo lực là nạn nhân đứng giữa mâu thuẫn cha mẹ. Vì vậy, để góp phần làm giảm bạo lực học đường, góp phần làm lành mạnh hóa môi trường học đường, điều quan trọng phải giải bài toán bạo lực gia đình.
tin nhap 20171109095427 Bài 1: Khi phụ huynh gieo bạo lực đến trường
tin nhap 20171109095427 Hạn chế tối đa bạo lực học đường

Trẻ bạo lực chính là nạn nhân

Dư luận cho rằng, nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi, nó sẽ biến thành thảm họa của đất nước. Xã hội sẽ về đâu nếu một bộ phận lớn tuổi trẻ đi ngược lại truyền thống đạo lý, “tiên học lễ” đang dần mất đi trong ý thức của giới trẻ.

Trên thực tế, có quá nhiều nguyên nhân cả về khách quan lẫn chủ quan dẫn đến nạn bạo lực học đường. Kiến thức sách vở khô khan, áp lực thi cử, ít những bài học về đạo đức, lối sống kèm theo đó là việc thiếu sân chơi, giao lưu tìm hiểu giữa trẻ. Điều đó khiến trẻ như bị bó buộc giữa gia đình, nhà trường làm gia tăng áp lực tâm lý.

tin nhap 20171109095427
Em học sinh đánh bạn của trường THCS H.V (Đống Đa, Hà Nội) có hoàn cảnh gia đình phức tạp. Ảnh: Internet

Cùng với sự phát triển của Internet, lỏng lẻo trong quản lý thông tin tạo điều kiện thuận lợi cho văn hóa “bẩn” du nhập về nước nhà. Những trang web, phim ảnh, trò chơi bạo lực làm vẩn đục tâm hồn giới trẻ, biến chúng thành những kẻ hung dữ, ăn chơi sa đọa. Những trang web, phim ảnh bạo lực, khiêu dâm làm xấu tâm hồn của giới trẻ, lấy đi tính lương thiện, hoài bão cao đẹp và biến chúng thành những kẻ hung dữ, ăn chơi sa đọa. Mặt khác, học sinh còn bị tấn công bởi các loại tệ nạn xã hội, nhất là ma túy, lô đề… Những điều này khiến trẻ sống trong ảo tưởng, ảnh hưởng tới tâm lý và đẩy chúng thành người dễ bạo lực.

Vậy điều gì là thứ “bên trong đã thôi thúc” những đứa trẻ nghịch ngợm. Phải chăng, đó là những áp lực cuộc sống, chịu thiệt thòi từ hoàn cảnh gia đình đã sinh ra cho các em những ức chế. Những bức xúc dồn nén không biết xả đi đâu, chúng không biết bày tỏ với ai, từ đó, chúng ép mình “đổ” lên đầu những người bạn học. Dường như, sự bạo lực của chúng để che đi yếu đuối, thiệt thòi, để xoa dịu những bức xúc khó nói. Có lẽ, những em học sinh đó thật đáng thương, các em đang là nạn nhân của tệ nạn xã hội, văn hóa phẩm đồi trụy, hoặc bơ vơ trong mâu thuẫn gia đình mình.

“Cha mẹ là số phận của con cái”

Theo các chuyên gia tâm lý xã hội, môi trường gia đình có đóng góp rất lớn đến bạo lực học đường. Cụ thể, tư tưởng, quan niệm sống của cha mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến con cái. Nhiều phụ huynh sống với tư tưởng cung cấp đầy đủ vật chất cho con là giúp con hạnh phúc. Nó đã khiến nhiều bậc cha mẹ mải mê kiếm tiền mà quên đi giáo dục con cái, phó mặc điều này cho nhà trường.

Họ chỉ quan tâm tới thành tích học tập, kinh tế gia đình ổn định, con cái không bị thua thiệt với bạn bè mà quên mất, tâm hồn trẻ cũng cần trau chuốt. Khi cha mẹ thờ ơ, trẻ không tìm được niềm vui trong gia đình, chúng phải vin vào những trò tiêu khiển, những cạm bẫy mà xã hội chờ sẵn. Từ đó, trẻ dễ bị bạn bè xấu rủ rê và sinh ra những suy nghĩ tiêu cực.

Nhiều gia đình có chú trọng việc dạy con nhưng dùng cách “phản khoa học” cũng ảnh hưởng rất nhiều tới hành vi của trẻ. Họ sử dụng bạo lực, mắng nhiếc, miệt thị khi con phạm lỗi, hoặc cổ súy cho những hành động xấu của con. Một số người, lấy tâm lý không chịu thiệt áp đặt lên trẻ nhỏ, dạy trẻ phải phản kháng, lấy bạo lực để giải quyết vấn đề. Họ có suy nghĩ, khi có tranh chấp, nhường nhịn tức là ngu. Từ đó, tâm lý trẻ sẽ tiếp nhận các hành động bạo lực và coi đó là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề.

Nhiều gia đình có chú trọng việc dạy con nhưng dùng cách “phản khoa học” cũng ảnh hưởng rất nhiều tới hành vi của trẻ. Họ sử dụng bạo lực, mắng nhiếc, miệt thị khi con phạm lỗi, hoặc cổ súy cho những hành động xấu của con. Một số người, lấy tâm lý không chịu thiệt áp đặt lên trẻ nhỏ, dạy trẻ phải phản kháng, lấy bạo lực để giải quyết vấn đề. Họ có suy nghĩ, khi có tranh chấp, nhường nhịn tức là ngu. Từ đó, tâm lý trẻ sẽ tiếp nhận các hành động bạo lực và coi đó là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề.

Ngoài ra, nhiều gia đình, thành viên sử dụng bạo lực với nhau, ly thân, ly hôn… dễ khiến trẻ bị khiếm khuyết về tinh thần. Nhiều trẻ chán nản, bế tắc trong mâu thuẫn của cha mẹ. Khi ““trong chưa ấm” ắt “ngoài không yên”, trẻ thiếu tình yêu thương, gần gũi của gia đình thường tìm đến bạn bè và những trò tiêu khiển. Điều này làm trẻ dễ sa ngã, nghe theo bạn xấu, có thái độ cư xử không đúng mực, cộng với việc học hành không tốt rất dễ dàng để trẻ tham gia vào bạo lực học đường hoặc cổ vũ cho bạo lực học đường.

“Qua theo dõi các vụ án, những đứa con trong các gia đình có bạo hành cũng chịu nhiều cực khổ và chỉ được giải thoát khi mà cha mẹ các cháu tìm được cách ứng xử đúng với nhau”, chia sẻ của ông Trương Việt Toàn – Phó Chánh Tòa Hình sự (Tòa án Nhân dân tối cao).

Như trong câu chuyện của học sinh G.T.T (trường THPT N.B.K – Cầu Giấy) là ví dụ điển hình, T. thuộc dạng “đàn anh” của lớp, rất quậy phá. Nhưng phía sau em là một gia đình có hoàn cảnh phức tạp, cha mẹ li dị nhau, T. ở với bố và em trai. Người bố của T. là người rất “dữ đòn”, luôn dạy con bằng cách đánh chửi. Những cái đánh, cái chửi của bố chỉ làm T. đau về thể xác, sợ sệt không dám tâm sự những nỗi niềm bản thân. Phải chịu những áp lực dồn nén, T. chán nản, sinh ra hút thuốc và rất ngỗ ngược.

Gia đình được xem là cái nôi đầu tiên, nơi gần gũi nhất về giáo dục nhân cách, hành vi cho mỗi cá nhân từ thuở ấu thơ cho đến hết cuộc đời. Bởi vậy, sự ảnh hưởng của gia đình đối với mỗi cá nhân là vô cùng lớn: Từ tình cảm, tính cách, thói quen, hành vi và những giá trị sống.

Những quan niệm, hành vi của cha mẹ sẽ phản chiếu trực tiếp lên trẻ nhỏ. Đó là lời lí giải cho tâm lý bạo lực của nhiều học sinh hay đánh, bắt nạt bạn. “Phụ huynh chính là người ảnh hưởng rất lớn đến đứa trẻ, nói cách khác cha mẹ là số phận của con cái. Nhiều phụ huynh thường không nhìn thấy việc này nhưng người mà ảnh hưởng nhất đến con cái chính là cha mẹ.

Nhiều người cho rằng, tính cách của trẻ phụ thuộc gen di truyền, nhưng đó chỉ là một phần. Thực tế, chính những cảm nhận của trẻ qua hành động, cử chỉ của cha mẹ mới là điều quan trọng nhất”, TS Vũ Thu Hương – Giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học sư phạm nhận định.

Hồng Hải

Kỳ 3: Cảm hóa bằng tình thương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".
Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an huyện Hoài Đức phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức; đồng thời đề nghị lái xe điều khiển xe ô tô BKS 88H-288.49 đến cơ quan Công an trình diện để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.
Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

(LĐTĐ) Chiều 16/7, Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế và Hiệp Hội Điều dưỡng Việt Nam tổ chức chương trình Tôn vinh Điều dưỡng viên tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch giai đoạn 2020 - 2023; phát động cuộc thi sáng tác và biểu diễn ca khúc về ngành Y tế; trao giải chạy Vì sức khỏe Việt Nam lần thứ hai, chặng 2.
Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.

Tin khác

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an huyện Hoài Đức phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức; đồng thời đề nghị lái xe điều khiển xe ô tô BKS 88H-288.49 đến cơ quan Công an trình diện để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.
Thời tiết ngày 16/7/2024: Hà Nội mưa to và dông, trời mát

Thời tiết ngày 16/7/2024: Hà Nội mưa to và dông, trời mát

(LĐTĐ) Dự báo ngày 16/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông, gió đông nam cấp 2-3.
Tăng cường công tác tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy cho người dân Thủ đô

Tăng cường công tác tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy cho người dân Thủ đô

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao nhận thức cho người dân Thủ đô về công tác đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC), ngày 12/7 vừa qua, tại quận Cầu Giấy (Hà Nội), Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã tổ chức tuyên truyền kỹ năng PCCC đến người dân trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội: Đăng ký mới trên 64.000 phương tiện giao thông trong 6 tháng

Hà Nội: Đăng ký mới trên 64.000 phương tiện giao thông trong 6 tháng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội), trong 6 tháng đầu năm, lực lượng cảnh sát giao thông đăng ký mới trên 64.000 phương tiện; nâng tổng số đang quản lý lên 8,1 triệu phương tiện, trong đó có 1,14 triệu ôtô; 6,95 triệu môtô,...
Hà Nội: Hướng dẫn người dân 3 phương án đổi giấy phép lái xe

Hà Nội: Hướng dẫn người dân 3 phương án đổi giấy phép lái xe

(LĐTĐ) Để thuận tiện nhất cho người dân, phục vụ tốt nhu cầu đổi giấy phép lái xe, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội thông tin, người dân có thể thực hiện 3 phương án, đặc biệt, có phương án người dân chỉ cần ra khỏi nhà 1 lần để khám sức khỏe, các nội dung còn lại có thể xử lý qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Cháy tại quán kinh doanh chân gà nướng trên phố Đê La Thành

Cháy tại quán kinh doanh chân gà nướng trên phố Đê La Thành

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra vào 9h30 ngày 15/7 tại cơ sở kinh doanh chân gà nướng số 683 Đê La Thành (phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội). Lực lượng chức năng đã khẩn trương đến hiện trường thực hiện các biện pháp chữa cháy...
Thời tiết ngày 15/7: Khu vực Hà Nội có mưa dông

Thời tiết ngày 15/7: Khu vực Hà Nội có mưa dông

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 15/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to, gió đông nam cấp 2-3.
Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt gia súc, gia cầm an toàn cho người dân Thủ đô, việc giám sát chặt chẽ hoạt động giết mổ theo đúng quy định, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và sát sao. Tuy nhiên, do tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, mạnh mún còn khá phổ biến, khiến cho việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Thời tiết ngày 14/7: Khu vực Hà Nội ngày nắng, chiều tối có nơi mưa rào

Thời tiết ngày 14/7: Khu vực Hà Nội ngày nắng, chiều tối có nơi mưa rào

(LĐTĐ) Dự báo ngày 14/7, khu vực Hà Nội nhiều mây, ngày nắng, chiều tối có lúc có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Xe khách bị đất vùi lấp ở Hà Giang, nhiều người thương vong

Xe khách bị đất vùi lấp ở Hà Giang, nhiều người thương vong

(LĐTĐ) Trong lúc di chuyển qua đoạn đường bị sạt lở ở Hà Giang, chiếc xe khách 15 chỗ bất ngờ bị đất đá vùi lấp. Đã có thi thể 7 nạn nhân được xác định tử vong trong vụ tai nạn.
Xem thêm
Phiên bản di động