Bác sĩ 15 năm giành lại trái tim cho người bệnh
Bệnh viện Bạch Mai họp báo vụ bác sĩ phát ngôn tại chùa Ba Vàng | |
Những bác sĩ thầm lặng |
Luôn giữ một cái đầu lạnh và trái tim nóng
Ngay từ những ngày đầu gắn bó với ngành y, bác sĩ Đinh Xuân Huy, Phó trưởng Khoa Phẫu thuật tim trẻ em của Bệnh viện Tim Hà Nội, đã yêu thích học y đa khoa vì mục đích chữa bệnh cho mọi người. Trong quá trình học, thực tập tại Bệnh viện Việt Đức, cảm nhận được ngoại khoa đòi hỏi sự quyết đoán và khéo léo phù hợp với mình, bác sĩ Huy đã gắn bó với ngoại khoa từ đó.
Cánh cửa y khoa đã mở ra mang đến cho bác sĩ Huy niềm vui của sự khởi đầu cùng với trách nhiệm cao cả trên vai người bác sĩ. Bác sĩ Huy tiếp tục cố gắng nhiều hơn nữa, học thêm cả trong và ngoài nước về chuyên khoa phẫu thuật tim.
Từ năm 2004, bác sĩ Huy là bác sĩ chuyên biệt về phẫu thuật tim, trở thành một trong những bác sĩ tim đầu tiên khi Bệnh viện Tim Hà Nội mới thành lập. Trải qua suốt 15 năm gắn bó, bác sĩ Huy luôn hết lòng với người bệnh. Cũng trong 15 năm ấy, rất nhiều bệnh nhân đã vượt qua bệnh hiểm nghèo nhờ bàn tay vàng của bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Xuân Huy, Phó trưởng Khoa Phẫu thuật tim trẻ em của Bệnh viện Tim Hà Nội đã gắn bó 15 năm với nghề y. |
Nhớ lại những ngày đầu khoác áo blouse trắng, bác sĩ Đinh Xuân Huy kể lại bản lĩnh trong suốt quá trình học tập và rèn luyện. Ngay từ những ca phẫu thuật đơn giản đầu tiên đã được bác sĩ thực hiện rất tự tin và thành thục.
“Cảm giác những ca mổ đầu tiên không đột ngột, bởi trước đó tôi đã được nghiên cứu, rèn luyện rất nhiều. Bắt đầu từ khi các thầy giao cho đặt các ống, khâu các mũi chỉ trên tim, từ những cái nhỏ cộng dồn với tất cả quá trình thành một ca mổ thành công”, bác sĩ Đinh Xuân Huy cho hay.
Với chuyên môn làm nghề, bác sĩ Huy cho biết, phẫu thuật tim khác nhiều so với các loại phẫu thuật khác vì đòi hỏi sự chính xác hơn rất nhiều lần. Bất kì sai sót nào sẽ đồng nghĩa với việc trả giá bằng tính mạng nạn nhân ngay tức khắc, hoặc nếu không có thể ca mổ phải thực hiện lại vô cùng tốn kém.
“Ngoài ra, những quyết định đưa ra trong lúc phẫu thuật phải quyết đoán, nếu như quyết định chậm cũng có thể phải trả giá đắt. Chúng tôi gọi đó là cuộc hành trình chạy đua với thời gian mà bác sĩ phẫu thuật phải rèn luyện rất lâu. Có những thầy đã nói với tôi rằng, phẫu thuật viên tim giống như một người có cái đầu lạnh và trái tim nóng là vì như vậy”, bác sĩ Huy chia sẻ.
Hết lòng vì những “chiến binh nhí”
Công tác tại Bệnh viện Tim Hà Nội, bác sĩ Đinh Xuân Huy gắn bó với những ca phẫu thuật phức tạp, khó khăn của trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh. Theo bác sĩ, đối với bệnh tim bẩm sinh, mặt bệnh vô cùng đa dạng và phong phú, gây khó khăn lớn cho phẫu thuật viên.
Việc chẩn đoán trước mổ luôn có những phần trăm ẩn số và chỉ được nhìn ra khi mở quả tim. Người phẫu thuật tim luôn phải đối diện với việc phải tìm ra phương án phù hợp với từng bệnh nhân, bởi mỗi em là một trường hợp khác nhau, muôn hình vạn trạng. Cùng một bệnh nhưng có khi phương pháp làm trái ngược hẳn nhau.
Với tâm huyết và cái tâm của người làm nghề, mới đây nhất, trong năm 2018, bác sỹ Đinh Xuân Huy cùng kíp phẫu thuật đã thực hiện ca phẫu thuật hy hữu cho bé Trần Gia Lộc, vừa mới sinh được một giờ đồng hồ nhưng bé đã mắc bệnh tim bẩm sinh hiểm nghèo.
Bác sỹ Đinh Xuân Huy luôn hết lòng vì bệnh nhân. |
Trước đó, khi đang trong thai kì, bệnh đã nhi được chẩn đoán mắc bệnh tim bẩm sinh phức tạp - chuyển vị đại động mạch. Ngay sau khi sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh nhi có biểu hiện tím tái và được chuyển ngay sang Bệnh viện Tim Hà Nội cấp cứu.
Trong vài tiếng đầu tiên, các bác sĩ đã tiến hành nong ống động mạch và truyền thuốc để duy trì ống động mạch. Tuy nhiên, hiệu quả của nong ống động mạch không đạt như mong muốn, dẫn tới trẻ suy tim nặng hơn.
Trước lựa chọn sinh tử, tính mạng của bệnh nhân, Ban giám đốc bệnh viện chỉ đạo phẫu thuật đặt lại vị trí hai đại động mạch cho bệnh nhi. Ca phẫu thuật có thể nói là hy hữu từ trước tới nay ở Việt Nam khi bệnh nhi chỉ có 2,9kg, mọi thứ còn rất non.
“Bé Gia Lộc được chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh nặng, chuyển vị đại động mạch từ trước khi sinh. Thông thường sẽ phải chờ khi bé được 1-2 tuần tuổi để mọi chức năng của bé cứng cáp mới thực hiện đại phẫu.
Trường hợp bé Gia Lộc, chúng tôi phải quyết định mổ bởi nếu để muộn bé sẽ không thể sống được. Trong vòng 24h đồng hồ kể từ khi sinh ra bé đã phải đối mặt với ca phẫu thuật kéo dài trong nhiều tiếng, từ 5 giờ chiều đến 1, 2 giờ sáng hôm sau. Sau khi lên các phương án, chuẩn bị rất công phu, chúng tôi đã cắt khâu ống động mạch, đưa quả tim cháu bé trở về bình thường”, bác sĩ Đinh Xuân Huy bồi hồi nhớ lại.
Theo chia sẻ của bác sĩ Đinh Xuân Huy, khó khăn nhất khi thực hiện ca phẫu thuật này là việc gây mê hồi sức, chứ kỹ thuật mổ thì các bác sĩ hoàn toàn tự tin. Lúc đó, do cháu bé có cân nặng thấp, nên các trang bị, dụng cụ mổ yêu cầu rất đặc biệt.
Nhắc lại thành công của ca phẫu thuật phức tạp, bác sĩ Huy tự hào đó là thành công của cả một ê kíp làm việc với tinh thần tất cả vì người bệnh. Sau hơn 1 tháng phẫu thuật bé Trần Gia Lộc đã được xuất viện về trong vòng tay của ông bà, bố mẹ.
Năm 2018, với những thành tích xuất sắc trong công tác chuyên môn, bác sỹ Đinh Xuân Huy đã được Chủ tịch UBND TP Hà Nội tặng Bằng khen. Tuy nhiên theo các bác sĩ, món quà lớn nhất đó là bệnh nhi sẽ trở thành đứa trẻ bình thường, khỏe mạnh, lớn lên không có di chứng của bệnh tim bẩm sinh, nụ cười luôn nở trên môi bệnh nhân.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38