Những bác sĩ thầm lặng
Bác sĩ 20 năm chuyên ngành sản khoa: “Gia tài” lớn nhất là những lá thư cảm ơn | |
Bác sĩ Việt sáng tạo phương pháp mổ mới khiến thế giới tròn mắt |
Đó là chia sẻ của bác sĩ Lê Văn Phúc - Trưởng Ban Dược và Vật tư y tế về công việc hàng ngày thầm lặng của các y, bác sĩ trẻ hiện đang công tác tại Ban Dược và Vật tư y tế - Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, thời gian qua, đội ngũ y, bác sĩ đang công tác Ban Thực hiện Chính sách BHYT, Ban Dược - Vật tư y tế, Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã luôn nỗ lực cố gắng, đóng góp vào sự nghiệp y tế toàn dân, hướng tới đảm bảo an sinh xã hội của đất nước.
Bác sĩ Lê Văn Phúc cho biết: Thời gian đầu mới thành lập, nhân lực của cơ quan BHYT rất thiếu, lực lượng chủ yếu là các y, bác sĩ trẻ chuyển từ các bệnh viện sang hoặc mới ra trường, kiến thức về công tác giám định hoàn toàn không có. Chính vì thế, công việc gặp rất nhiều khó khăn, từ việc đối chiếu hồ sơ bệnh án, cho đến việc giám định trực tiếp các đối tượng nghi vấn mượn thẻ BHYT, có những trường hợp còn bóc, thay đổi ảnh trên CMND để “qua mắt” giám định viên... Điều đó đòi hỏi cán bộ giám định không chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, công nghệ thông tin mà còn phải mềm dẻo trước các tình huống.
Công việc thầm lặng của các y, bác sĩ công tác Trung tâm Giám định BHYT Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
Tâm sự thêm về nghề, chị Mai Thanh Huyền - Phó Trưởng phòng Giám định BHYT Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh cho biết: Nghề giám định luôn bận rộn với những con số, nhất là phải đảm bảo chính xác đến tuyệt đối. Bởi mỗi số liệu liên quan đến quyền lợi hàng nghìn con người, đến nguồn quỹ BHYT. “Nghề này quan trọng nhất là kiểm tra các chỉ định, sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế của bác sĩ tại các cơ sở y tế nhằm bảo đảm quyền lợi cho người bệnh và tránh trục lợi quỹ. Vì vậy, khối lượng công việc của giám định viên rất lớn, hằng ngày phải giám định hồ sơ, đối chiếu giá dịch vụ, thuốc, làm báo cáo thống kê, tổng hợp... Thậm chí, bắt buộc phải nhớ tên, giá của hàng trăm loại thuốc, hàng nghìn biệt dược và hàng trăm loại dịch vụ y tế để có những quyết định chính xác…”- chị Huyền chia sẻ.
Chị Huyền cũng cho biết, công tác giám định BHYT trong giai đoạn hiện nay vô cùng khó khăn và phức tạp, do quyền lợi của người tham gia BHYT được mở rộng, nhiều danh mục dịch vụ kỹ thuật được phiên tương đương về giá hoặc tương đương về quy trình kỹ thuật... Đặc biệt, các thông tư, nghị định liên quan và phương thức thanh toán theo phần mềm đổi mới liên tục, đòi hỏi mỗi cán bộ giám định phải luôn cập nhập, nâng cao trình độ ngoại ngữ và công nghệ thông tin để bắt kịp…
Nhấn mạnh đây là nhiệm vụ quan trọng của ngành, Thứ trưởng, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Minh khẳng định: “Giám định chi phí khám chữa bệnh BHYT là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan Bảo hiểm xã hội nhằm quản lý quỹ BHYT hiệu quả, bền vững; đồng thời bảo đảm công bằng cho người dân trong tiếp cận và thụ hưởng dịch vu y tế chất lượng, tương xứng với độ mở ngày càng lớn của chính sách BHYT. Những đóng góp đáng tự hào của các y, bác sĩ, dược sĩ đang công tác trong ngành Bảo hiểm xã hội đã góp phần to lớn vào sự phát triển chung của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng như sự nghiệp an sinh xã hội đất nước”.
Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Minh cũng đề nghị, trong năm 2019, cán bộ, công chức, viên chức của ngành cần tiếp tục việc kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT đối với các cơ sở khám chữa bệnh có cảnh báo từ Hệ thống thông tin giám định. Đẩy mạnh thực hiện giám định điện tử tại tất cả các cơ sở khám chữa bệnh BHYT, kiên quyết từ chối thanh toán chi phí bất hợp lý, không đúng quy định.
N.Lan
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chính sách 22/12/2024 06:05
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng
Chính sách 17/12/2024 09:42
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?
Chính sách 12/12/2024 06:57
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Chính sách 12/12/2024 06:49
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?
Chính sách 10/12/2024 10:06
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Chính sách 08/12/2024 22:02
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Chính sách 07/12/2024 06:37