Ăn nhiều muối - tác nhân gây nhiều bệnh
Ăn muối gấp đôi khuyến cáo, người Việt có nguy cơ mắc những loại bệnh nào? | |
Lạm dụng muối ăn quá nhiều, nguy cơ gây bệnh cao |
Theo các chuyên gia y tế, ở nước ta, cứ 5 người trưởng thành có 1 người bị tăng huyết áp, cứ 3 người tử vong thì có 1 trường hợp do các bệnh tim mạch. Nguyên nhân chủ yếu là do tai biến mạch máu não. Và hiện nay các bệnh không lây nhiễm đang là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam.
Ăn mặn là nguy cơ gây ra các bệnh không lây nhiễm, trong đó có ung thư đường tiêu hóa, tăng huyết áp. Ảnh minh họa. |
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 5 gam muối/ngày (tương đương với một thìa cà phê), tuy nhiên, đa số người dân ở Việt Nam đều tiêu thụ muối nhiều gấp đôi so với khyến cáo, tức là 10 gam muối/ngày. TS. Trương Đình Bắc cho biết, tại Việt Nam, theo kết quả điều tra toàn quốc gần đây nhất, trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 9,4 gam muối/ngày.
Một nghiên cứu khác cho thấy có tới 90% dân số ăn muối nhiều hơn so với khuyến cáo. “Khác với các quốc gia phát triển, muối ăn hàng ngày chủ yếu là từ thực phẩm chế biến sẵn hoặc do ăn nhà hàng (chiếm 77%), thì ở Việt Nam muối ăn vào hằng ngày là từ muối, gia vị thêm vào trong khi nấu ăn hoặc do chấm/trộn mắm, gia vị ngay trên bàn ăn”- Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết.
Và chính thói quen sử dụng muối ước chừng, vô trách nhiệm đang biến loại gia vị này trở thành mối đe dọa với sức khỏe con người. Chia sẻ về vấn đề này, Ths. BS Hoàng Nam Phong (Khoa Thận – Tiết niệu, Bệnh viện E) cho biết: “Việc sử dụng quá nhiều muối làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, khiến cơ thể có cảm giác khát dẫn đến uống nước nhiều, giữ nước trong cơ thể gây tăng huyết áp.
Đây là yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Từ việc tăng huyết áp khiến các cơ quan trong cơ thể phải tăng cường độ làm việc, từ hệ thống tim mạch, thận và tiết niệu nên sớm dẫn tới suy giảm chức năng hoạt động các cơ quan này. Bên cạnh đó, do ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng lượng Can-xi bị thải hồi, vì thế mà những người ăn mặn rất dễ bị loãng xương, và nguy cơ gãy xương cao hơn những người có chế độ ăn nhạt.
“Ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng và ung thư đường tiêu hóa. Đối với những người đã mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận và suy gan, ăn nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn”- bác sĩ Phong phân tích.
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự Phòng cũng cho biết, hiện nay Việt Nam còn thiếu hụt chính sách, kế hoạch liên quan đến can thiệp giảm muối. Ví dụ như chính sách dán nhãn thực phẩm (công bố hàm lượng muối trong sản phẩm cảnh báo thực phẩm nhiều muối, tác hại với sức khỏe nếu ăn nhiều muối); quy định về hàm lượng muối tối đa có trong 100g thực phẩm đối với một số loại thực phẩm đóng gói sẵn…
Việt Nam cũng chưa có chính sách liên quan đến hạn chế quảng cáo, tiếp thị, kinh doanh các sản phẩm chứa nhiều muối; quy định về tổ chức bữa ăn học đường và cung cấp thực phẩm giảm muối cho học sinh,…
Bởi vậy theo lãnh đạo Cục Y tế Dự phòng, đến năm 2025, Việt Nam đặt ra mục tiêu sẽ có hơn 90% người trưởng thành biết tác hại do ăn nhiều muối; giảm mức tiêu thụ muối ăn trung bình của người trưởng thành xuống còn dưới 7 gam/ người/ ngày; hơn 70% số học sinh thực hiện ít nhất một biện pháp để giảm ăn muối theo khuyến cáo; hơn 90% số người được phát hiện mắc tăng huyết áp, bệnh tim mạch được tư vấn, hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giảm muối.
Để thực hiện được điều này, PGS. Trần Đắc Phu khuyến cáo, mỗi người hãy giảm một nửa lượng muối ăn hàng ngày để phòng chống tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch và các bệnh lây nhiễm khác. Và để giảm ăn muối cần thay đổi thói quen ăn ít muối.
Trong đó, cần giảm lượng muối và gia vị cho vào khi chế biến thức ăn; hạn chế lượng muối, gia vị, nước chấm đặt trên bàn trong khi ăn. Đồng thời, người dân nên hạn chế lựa chọn sử dụng thực phẩm có nhiều muối và thay thế bằng thực phẩm tự nhiên để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như mọi người trong gia đình.
“Đặc biệt, người Việt Nam có thói quen “đói mới ăn, khát mới uống và ốm mới đi chữa bệnh”, nếu ốm mới đi chữa thì chất lượng cuộc sống và thời gian sống đều giảm thấp. Do vậy, mọi người cần thay đổi thói quen, thực hiện phòng bệnh từ cấp độ 0, không cho yếu tố nguy cơ xảy ra, và dự phòng thay đổi hành vi nguy cơ, thay vì để mắc bệnh mới đi chữa”, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu cho biết thêm.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46