Ăn lạc như thế nào để chống ung thư kéo dài tuổi thọ?
Ăn nhiều đường coi chừng bị ung thư | |
Nhiều điều chưa biết về ung thư | |
10 loại rau củ phổ biến có tác dụng ngừa ung thư |
Giá trị dinh dưỡng của lạc cao hơn lương thực, có thể sánh ngang với trứng gà, sữa, các loại thịt, nếu thường xuyên ăn có thể phát huy được tác dụng chống ung thư. Ngoài ra trong 100g lạc còn chứa 8,48 mg kẽm, có thể tăng cường chức năng miễn dịch, trì hoãn lão hóa. Vậy nên ăn lạc như thế nào mới phát huy hoàn hảo lợi ích to lớn đó?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, lạc rất giàu dinh dưỡng, là thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe rất tốt, lạc hàm chứa một số lượng lớn các sterol thực vật, rất có ích đối với sức khỏe, đặc biệt là chất sitosterol-β có tác dụng phòng ngừa ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến sữa và bệnh huyết áp tim mạch.
Các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu sâu hơn phát hiện, trong lạc còn hàm chứa "resveratrol”, chất này có hoạt tính sinh vật rất mạnh, không những có thể ngăn chặn ung thư mà còn có thể ức chế kết dính tiểu cầu, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim và nhồi mãu não.
Ăn lạc không nên bỏ vỏ lụa mới tốt cho sức khỏe |
Công dụng dưỡng sinh của lạc
Giảm thấp cholesterol
Lạc vị ngọt tính bằng, giúp khỏe tỳ và dạ dày, nhuận phổi hóa đờm, ích khí chặn máu, dùng hợp với những người có tỳ hư giảm béo, ăn ít thiếu sức, ho khô có đờm, phụ nữ không đủ sữa sau khi sinh. Chất béo trong lạc có thể làm cho cholesterol trong gan phân giải thành acid dịch mật, thúc đẩy bài tiết đào thải phân ra ngoài, từ đó giảm thấp hàm lượng cholesterol để phòng ngừa xơ vữa động mạch.
Lạc giữ ấm dạ dày
Lạc có tác dụng dưỡng dạ dày, ấm dạ dày, đặc biệt có thể chống đau dạ dày sau khi tiết trời sương giá, vì vậy vào những lúc thời tiết như thế này nên lựa chọn một số thực phẩm giữ ấm dạ dày như lạc, bí đỏ, khoai lang, cà rốt, bắp cải vv.
Trì hoãn lão hóa
Hàm lượng acid amin và protein cao trong lạc còn giúp nâng cao trí nhớ, trì hoãn lão hóa. Chất VE hàm chứa trong lạc có thể làm chậm tế bào lão hóa và tăng cường chức năng gan giải độc.
Chức năng tạo máu mạnh
Lạc có chức năng chặn máu và nâng cao tiểu cầu, ngoài ra vỏ lụa đỏ của lạc còn mạnh gấp 50 lần so với nhân lạc, vì vậy khi ăn lạc tốt nhất không nên bỏ vỏ lụa bên ngoài.
Lạc không nên ăn sống
Lạc chứa nhiều chất béo, cơ thể hấp thụ các chất béo đó rất chậm, ăn quá nhiều có thể làm cho tiêu hóa không tốt. Mặt khác, lạc sinh trưởng trong đất nên dễ nhiễm ký sinh trùng, ăn sống dễ dẫn đến các bệnh do ký sinh trùng gây ra.
Ngoài ra, lạc là nguồn thức ăn hấp dẫn của chuột do đó dễ lây nhiễm mầm bệnh từ chuột, dễ truyền nhiễm ổ bệnh tự nhiên, đặc biệt là dịch xuất huyết. Vì vậy không nên ăn sống lạc, tốt nhất là luộc chín xong mới ăn.
Lạc luộc dinh dưỡng cao
Một số người có thói quen ăn lạc rang hoặc rán qua dầu mỡ, như vậy sẽ gây thiệt hại cho thành phần glycerides trong vỏ lụa, vì vậy, nên ăn lạc cùng với vỏ lụa mới có dinh dưỡng cao nhất. Ngoài ra, lạc dễ bị độc tố nấm flavus lây nhiễm, sau khi luộc các độc tố nấm này cơ bản đã được dùng hòa vào trong nước, như vậy ăn vào mới không gây hại cho sức khỏe.
Lạc ngâm giấm
Lạc có chứa các acid béo không bão hòa cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên hàm lượng lipid lại cao, nhiệt lượng lớn, có cảm giác ngậy. Các loại acid hữu cơ trong giấm lại có thể phân giải độ béo ngậy và tạo ra mùi thơm, vì vậy ngâm lạc trong giấm trong 7-10 ngày, mỗi ngày ăn 7-10 hạt, ăn liên tục trong 1 tuần là một liệu trình, cách ăn như vậy sẽ giảm thấp huyết áp, làm mềm mạch máu, giảm tích tụ cholesterol.
Cách ăn tốt nhất
Lạc tươi tốt nhất nên để cả vỏ luộc lên ăn, lạc sau khi nấu chín không những dễ tiêu hóa hấp thụ mà còn có thể lợi dụng được các tác dụng bảo vệ sức khỏe của vỏ lụa và vỏ ngoài của lạc. Vỏ lụa có thể ức chế protit xơ tan chảy, thúc đẩy tạo ra tiểu cầu, tăng cường chức năng thu co của huyết quản mao mạch, giúp chữa trị bệnh về giảm tiểu cầu và ngăn ngừa xuất huyết.
Vỏ ngoài của lạc có tác dụng giảm huyết áp, điều chỉnh cholesterol. Các sách y học thời cổ cho rằng lạc bổ trung ích khí, luộc với nước muối lên ăn sẽ giúp dưỡng phổi.
Cách phối hợp tốt nhất
Cách phối hợp tốt nhất của lạc là với táo đỏ khô. Khi kết hợp lạc với táo đỏ có thể bổ tỳ ích máu, giúp cầm máu nhanh chóng. Đồng thời có hiệu quả chữa trị nhất định đối với người tỳ hư thiếu máu, nôn ra máu, đặc biệt có ích cho phụ nữ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 28/10/2024 10:31
Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng
Y tế 28/10/2024 06:03
Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân
Y tế 27/10/2024 16:42