Ấm áp những tấm lòng thiện nguyện
Có một Quỳnh Giao qua hành trình thiện nguyện | |
Kết nối những mảnh đời yêu thương |
Song cũng vào thời điểm thành phố lên đèn, một số cá nhân, nhóm thiện nguyện lặng lẽ tìm đến những người vô gia cư, trao cho họ nắm xôi, chiếc bánh, suất cơm, chiếc áo…, giúp họ thêm ấm lòng.
Ở Hà Nội, nhiều người trẻ đã khá quen thuộc với những nhóm từ thiện như Ấm, Chung tay cộng đồng, Chia sẻ yêu thương hay Câu lạc bộ (CLB) Nhân Ái, Thiện Tâm… Đặc điểm chung của các nhóm hay CLB từ thiện là các thành viên tham gia thiện nguyện đều còn rất trẻ. Họ hầu hết là những học sinh, sinh viên, người độc thân có sức trẻ, nhiệt huyết, lòng nhân hậu, muốn đóng góp công sức bé nhỏ của mình cho cộng đồng.
Nhiều cá nhân đã coi việc thiện nguyện như trách nhiệm của mình (ảnh trên trang nhóm từ thiện). |
Ví như, nhóm từ thiện Ấm được hình thành từ ý tưởng thiện nguyện của bạn Nguyễn Hoàng Thảo, mong muốn đem tình cảm vật chất “sưởi ấm” cho những người vô gia cư. Hành động đẹp của Thảo đã lan tỏa được tới nhiều bạn trẻ, sau 4 năm, nhóm đã có 25 thành viên chính thức, hoạt động từ thiện “chuyên nghiệp” cùng nhiều cộng tác viên. Mỗi tối, nhóm tổ chức đem xôi, cháo, bánh, quần áo ấm đến cho những trẻ em, người già, người vô gia cư ở các gầm cầu, góc chợ, vỉa hè trên địa bàn Hà Nội. Một số nhóm khác như Chung tay chia sẻ, Nhân Ái, Thiện Tâm…, ngoài việc phát suất ăn, trao áo ấm, họ còn kêu gọi cộng đồng mạng chung tay gây quỹ, phát quà cho trẻ em, người già cô đơn, khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo tại các bệnh viện.
Bên cạnh những nhóm tình nguyện, CLB từ thiện, còn có nhiều cá nhân coi việc thiện nguyện, chia sẻ, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn như trách nhiệm của mình. Cụ Giang (85 tuổi, ở Tương Mai, Hoàng Mai, Hà Nội), mỗi tháng, sau kỳ lĩnh lương, cụ đều trích ra một khoản, lúc thì mua mấy yến đường vài cân chanh, chia thành nhiều suất nhỏ đến Bệnh viện Ung bướu tặng các bệnh nhân; khi thì mua vài tạ gạo, mấy chục thùng mì tôm đi phân phát cho người nghèo. Gần đây, khi trời chuyển lạnh, cụ lại mua áo, khăn tặng cho người nghèo.
Nhiều người trẻ đã bật khóc, khi biết có những người già cô đơn, mấy chục năm không được ăn một bát phở; những em bé sinh ra đã thiếu cha mẹ, lang bạt, sống nhờ vào tình thương của cộng đồng. Những người trẻ đã biết tự soi vào những cuộc sống, những hoàn cảnh thương tâm để thay đổi bản thân. Những việc làm của họ, dù không giúp thay đổi số phận ngay cho những người bất hạnh, nhưng hành động nhân văn đó phần nào đã sưởi ấm cuộc sống tinh thần, là động lực để với những người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Nguyễn Hạnh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21