Kết nối những mảnh đời yêu thương

Tuần nào cũng vậy, vào mỗi buổi trưa thứ 2 và thứ 6 hàng tuần, ngôi chùa Phúc Long (xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội) vốn yên tĩnh và thanh bình lại tràn ngập không khí hân hoan, rôm rả của “những mảnh đời vất vả”- Hội Hương Từ Bi.  
ket noi nhung manh doi yeu thuong Thiện nguyện là không vụ lợi
ket noi nhung manh doi yeu thuong Yêu thương để lại nơi này!

Mỗi người đều có những câu chuyện, mảnh đời vất vả không ai giống ai, nhưng họ tựu về đây bởi tình yêu thương, sẻ chia và cùng nhau nấu lên những nồi cơm, bữa ăn chan chứa yêu thương gửi đến những bệnh nhân ung thư.

“Cháy” lên lòng yêu thương...

Ông cha ta từ ngàn xưa vẫn thường có câu “Thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Câu ca ấy càng trở nên đúng và thật sự có ý nghĩa khi chúng tôi được chứng kiến, được gặp gỡ và nghe các cụ, các bác, các mẹ trong Hội Hương Từ Bi (hội thiện nguyện) chia sẻ về niềm vui, niềm hạnh phúc khi họ được góp công sức nhỏ bé của mình, chia sẻ nỗi đau, sự khó khăn với những người bệnh ung thư tại Bệnh viện K (Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội).

Hòa trong cái nắng bỏng rát của những ngày đầu tháng 8, là những gương mặt nhăn nheo, nhễ nhại mồ hôi của các bà, các mẹ, cùng những nụ cười rạng rỡ bên ánh lửa yêu thương. Mỗi người một việc, không ai bảo ai mọi người đều chăm chú vào phần việc của mình, từ những cụ già 82-83 tuổi cho đến những em học sinh lớp 10 lớp 11.

Đưa tay lau vội những giọt mồ hôi đang chảy tràn trên gương mặt nhá nhem, bà Trần Thị Chắt (70 tuổi) một thành viên tích cực và cũng là một trong những người đầu tiên tham gia vào Hội Hương Từ Bi chia sẻ, hội chỉ mới được thành lập từ năm 2014 sau khi sư thầy Thích Đàm Hoài phát tâm nấu cơm từ thiện, lúc đó mọi người đều đồng ý ngay. Bởi lẽ, đây là công việc thiện nguyện mà lại giúp đỡ được những con người thật, với những hoàn cảnh khó khăn thật sự.

“Mỗi bữa cơm chúng tôi chỉ nấu được khoảng từ 220 – 250 suất cơm, trị giá mỗi suất khoảng 15.000 đồng. Một bữa cơm từ thiện giá trị không phải là nhiều, nhưng nó chứa đựng cái Tâm của những người nấu, của người tổ chức, của những người đồng cảnh ngộ khi sẻ chia tình cảm và kết nối với những bệnh nhân khó khăn, bất hạnh. Đó chính là động lực thôi thúc tất cả chúng tôi có mặt ở đây vào mỗi buổi trưa thứ 2 và thứ 6 hàng tuần, để cùng nhau chung tay góp sức, nấu những bữa cơm ngon nhất, tâm huyết nhất giúp đỡ những bệnh nhân bị ung thư” – bà Chắt chia sẻ.

ket noi nhung manh doi yeu thuong
Hội Hương Từ Bi nhóm lên những ngọn lửa yêu thương

Đôi tay thoăn thoắt đẩy lửa cho nồi canh mau chín, bà Chắt vừa cười vừa bảo, ở Hội Hương Từ Bi này, mỗi thành viên tham gia đều có những hoàn cảnh khó khăn khác nhau. Thậm chí nhiều người không có tiền để phát tâm từ thiện, thì họ lại phát tâm bằng cách đóng góp công sức của mình. Ngay đối với bản thân bà Chắt cũng vậy, mặc dù gia đình hiện tại cũng không dư giả, nhưng những lúc rảnh rỗi bà lại trồng rau, rồi mang ra chợ bán. Một mặt để có tiền góp thêm chút ít cho hội, mặt khác là mong muốn cung cấp được nguồn rau sạch, an toàn mỗi bữa ăn cho các bệnh nhân.

“Tôi đã từng phải sống trong cảnh nghèo khó, nghèo đến mức độ đi vay mà người ta không dám cho vay. Vì thế, tôi hiểu được phần nào sự khó khăn, vất vả của những gia đình bệnh nhân nghèo khó. Họ không chỉ phải lo chi phí thuốc thang, bệnh tật mà còn phải lo từng bữa cơm, từng bát cháo để mong có thêm sức khỏe, nghị lực chống chọi với bệnh tật. Tôi còn khỏe ngày nào, tôi sẽ tiếp tục làm công việc này ngày đó” – bà Chắt bộc bạch.

Ở Hội Hương Từ Bi, không chỉ có câu chuyện của bà Chắt khiến mọi người cảm phục, mà câu chuyện và nghị lực của cụ bà Nguyễn Thị Trung (83 tuổi) cũng trở thành tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Được biết, nhà cụ cách chùa khoảng 3 cây số, mặc dù đôi chân không còn khỏe mạnh như trước, nhưng mỗi buổi nấu cơm từ thiện cụ đều đi bộ từ nhà đến chùa, vì tuyến đường cụ đi không có xe buýt, mà giờ nấu cơm lại toàn vào giờ các con cụ đi làm nên không ai đưa cụ đến được.

“Lúc nào đi bộ đến chùa nấu cơm thấy mỏi chân, tôi lại vẫy đại một chiếc xe nào đó xin đi nhờ. Cũng may nhiều người thương tình nên họ chở đến tận nơi. Đến đây, được nấu cơm cùng với các chị em ở đây tôi thấy rất vui, đặc biệt là công việc mình làm là vì cái tâm và hướng đến những bệnh nhân khó khăn, bệnh nhân ung thư, nêu sau mỗi buổi nấu cơm tôi thấy tinh thần mình thoải mái và cơ thể khỏe khoắn ra rất nhiều” – cụ Trung nói.

Cùng chung ngọn lửa nhiệt huyết và đam mê với việc làm thiện nguyện như bà Chắt, cụ Trung, nói đến Hội Hương Từ Bi không ai không nhắc đến người phụ nữ xinh xắn, chu đáo Phùng Thị Thanh. 42 tuổi, cái tuổi đang phải lo toan bộn bề cho gia đình, con cái. Đặc biệt với công việc kinh doanh bận rộn của mình, thời gian đối với chị là “vàng”. Thế nhưng, khi sư thầy Thích Đàm Hoài phát tâm nấu cơm từ thiện, chị là người ủng hộ nhiệt tình nhất.

Chị Thanh kể, cái tên Hội Hương Từ Bi cũng là do sư thầy Đàm Hoài lựa chọn, còn nhớ những ngày đầu tiên khi mới thành lập, vì hội còn gặp nhiều khó khăn nên đích thân sư thầy phải tự bỏ tiền túi ra để mua thực phẩm và các vật dụng cần thiết khác. Những ngày đầu, mỗi khi nấu cơm chúng tôi vừa làm vừa lo. Lo vì kinh phí ít, người dân quê lại nghèo mỗi người phát tâm chẳng đáng bao nhiêu. Giai đoạn khó khăn nhất cũng qua đi, nhiều người thấy việc làm của hội thiết thực và ý nghĩa nên cũng chung tay cùng chia sẻ. Người có nhiều góp nhiều, người không có thì góp công, góp sức.

“Mọi người đến đây tất cả là vì cái tâm, vì sự đùm bọc sẻ chia yêu thương, nên ai cũng thấy tinh thần mình thoải mái, hạnh phúc sau khi mỗi suất cơm được đến tay những người bệnh” – chị Thanh tâm sự.

Kết nối để sẻ chia

Cứ thế ngày qua ngày, mỗi người một ít, mỗi người một công đoạn, bếp ăn từ thiện của Hội Hương Từ Bi đều đặn đỏ lửa 2 buổi/tuần. Trời mùa đông còn dễ chịu, nhưng mỗi hôm trời nắng nóng hay mất điện thì không thể kể được sự khó khăn, vất vả của những người nấu bếp.

Bà Chắt bảo: “Những hôm nắng nóng thì thực sự sợ lắm, nhìn thấy ai vào đến bếp là quý hóa lắm, ôm nhau mừng mừng tủi tủi vì ai cũng hiểu rằng, để đến được đây, đến với bếp ăn yêu thương này mọi người đều phải vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, của cuộc sống để cùng nhau lo việc cho hội. Có những hôm nắng to mọi người lo cho các cụ, nhắc các cụ nghỉ ngơi nhưng các cụ vẫn không nghỉ. Ở đây các cụ nhiệt huyết và đam mê với việc làm thiện nguyện này lắm”.

Nắng nóng vất vả là vậy, những hôm mất điện công đoạn nấu nướng còn vất vả bộn phần. Bởi lẽ để nấu được cho hơn 200 suất ăn, phải thường xuyên có từ 3-5 bếp củi. 3 nồi cơm to vật vã, mỗi nồi nấu đến cả yến gạo. Những ngày như thế chỉ khổ những người nấu cơm, canh bếp củi, mồ hồi đầm đìa như tắm. Vất vả là vậy nhưng tuyện nhiên không một lời than vãn, không ai bảo ai, trên gương mặt các bà, các mẹ đều nở nụ cười hạnh phúc.

“Chúng tôi giờ như một gia đình, lo lắng động viên nhau cùng cố gắng. Nhà nào có công việc lại cùng chung tay vào giúp đỡ như anh em ruột thịt. Còn khi được nấu cơm từ thiện, chúng tôi thấy tâm hồn mình thanh thản, thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn và thấy mình khỏe hơn” – chị Thanh tiếp lời bà Chắt.

ket noi nhung manh doi yeu thuong
Sư thầy Thích Đàm Hoài cùng các cụ, các bà, các mẹ hạnh phúc khi được sẻ chia những yêu thương, tình cảm của mình đến với những mảnh đời bất hạnh

Qua những câu chuyện kể vội của chị Thanh, bà Chắt, cụ Trung…chúng tôi hiểu rằng, thẳm sâu trong mỗi người đều chứa đựng sự sẻ chia yêu thương. Thế nhưng, để có thể kết nối được những tình cảm ấy, sự đoàn kết ấy, cần sự hun đúc thắp lửa từ chính cái tâm của mỗi người.

Sẻ chia để kết nối yêu thương, đó không chỉ là mong muốn của các bà, các mẹ mà còn là “kim chỉ nam” để Hội Hương Từ Bi tồn tại và lan tỏa, như chính sự chia sẻ của sư thầy Thích Đàm Hoài khi nói về Hội Hương Từ Bi, mong muốn lòng từ bi yêu thương của mọi người sẽ là hương lan tỏa đến cộng đồng, nên dù khó khăn, dù có phải ngược gió thì hương của người đức hạnh cũng vẫn phảng phất muôn nơi, để tạo nên một cộng đồng chung tay giúp người khó khăn, người cùng khổ.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.

Tin khác

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

(LĐTĐ) Nhằm giúp trẻ em khiếm thị được tiếp cận với công nghệ, Hội Người mù quận Thanh Xuân đã phối hợp với Tập đoàn Logitem Việt Nam triển khai dự án hướng dẫn sử dụng máy vi tính và điện thoại thông minh cho trẻ em khiếm thị.
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2023), Trung tâm Thông tin Triển lãm, Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội tổ chức triển lãm “Tiến bước dưới quân kỳ”.
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

(LĐTĐ) Nhân Ngày Dân số Việt Nam (26/12), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Thanh Xuân tổ chức Hội nghị gặp mặt biểu dương cán bộ làm công tác Dân số và đánh giá kết quả thực hiện công tác Dân số và Phát triển năm 2024 trên địa bàn quận.
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play

Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), phối hợp cùng Google chính thức ra mắt tính năng “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” nhằm tăng cường bảo vệ người dùng trước các hành vi lừa đảo và đảm bảo an toàn trực tuyến tại Việt Nam.
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số

Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số

(LĐTĐ) Mới đây, Trung tâm Y tế quận Hoàng Mai phối hợp với Chi cục Dân số Hà Nội tổ chức lớp tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, nâng cao chất lượng dân số cho 152 cộng tác viên làm công tác dân số tại cơ sở trên địa bàn.
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025

Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025

(LĐTĐ) Tại Chương trình "Mùa xuân cho em" lần thứ 18 diễn ra tối nay (19/12), Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng của 60 đơn vị, tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong năm 2025.
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số

Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số

(LĐTĐ) Mới đây, Ban Chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển quận Thanh Xuân tổ chức Điểm tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số và Kỷ niệm 63 năm Ngày Dân số Việt Nam (26/12/1961 - 26/12/2024) với chủ đề “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc”.
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ

Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ

(LĐTĐ) Bảy giờ sáng, bầu trời qua ô cửa vẫn đùng đục một màu xám ngoét, tôi co mình trong chiếc chăn bông dày xụ, với tay lấy điện thoại mà tưởng mình lỡ bỏ quên trong tủ lạnh đêm qua. Vừa vào Facebook, lòng tôi se sắt khi thấy dòng trạng thái của một cô bạn học cũ “Mất mẹ, con mất cả mùa xuân” kèm tấm ảnh chụp đoạn tin nhắn hai mẹ con thảo luận mẫu trang trí Tết năm nào. Dòng chữ dưới cùng tấm hình "bạn không thể nhắn tin với tài khoản này" thực sự xuyên thẳng vào tim tôi lạnh ngắt.
Độc đáo nghề làm hoa tre

Độc đáo nghề làm hoa tre

(LĐTĐ) Để tưởng nhớ công ơn của Thánh Gióng, vào mỗi dịp Xuân về, dân làng Vệ Linh (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn) làm ra những bông hoa bằng tre, lấy quả dành dành trên núi nhuộm vào phần tơ bông tạo nên hàng ngàn những giò hoa tre tuyệt đẹp để dâng lên đức Thánh, cầu mong Ngài phù hộ, độ trì cho nhân dân sức khỏe, phúc lộc…
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”

Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”

(LĐTĐ) Ngày 19/12, Hội và Quỹ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp với Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (1400), Nền tảng thiện nguyện MB phát động chiến dịch gây quỹ cộng đồng ủng hộ người bị di chứng chất độc da cam/dioxin với thông điệp “Những mùa xuân nguyên vẹn”.
Xem thêm
Phiên bản di động