9 dấu hiệu cơ thể tiết lộ bạn đang có bệnh
Dấu hiệu có thể bạn bị u xơ tử cung | |
Dấu hiệu cơ thể cần được thải độc |
Tiến sĩ Deyo Famuboni, một bác sĩ đa khoa uy tín ở London, Anh, nhấn mạnh: "Điều quan trọng là hãy lắng nghe cơ thể của bạn. Nó có thể đang cố gắng cảnh báo bạn về điều gì đó bất thường trong cơ thể. Có rất nhiều dấu hiệu nhỏ bộc lộ ra ngoài cơ thể và việc nắm bắt chúng là thiết yếu để bạn duy trì sức khỏe và ngăn chặn các vấn đề trong tương lai".
Dưới đây là thống kê của tiến sĩ Famuboni về 9 dấu hiệu cơ thể thường gặp, "tố cáo" chủ nhân đang mắc bệnh tiềm ẩn hoặc có trục trặc về sức khỏe:
1. Tăng kích cỡ vòng 2
Bạn đi mua một chiếc quần mới và phát hiện vòng eo của mình đã tăng thêm một cỡ quần? Bạn đang đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và một căn bệnh gọi là hội chứng chuyển hóa nếu vòng eo lớn hơn 80cm đối với nữ và 94cm đối với nam. Nguy cơ nhìn chung sẽ cao hơn nếu vòng 2 lớn hơn 88cm đối với nữ và 102cm đối với nam.
Bệnh tiểu đường, vốn thường gắn liền với chứng béo phì và vòng eo "khủng", khiến những người mắc phải luôn mệt mỏi, gặp các vấn đề về sự tập trung, thường xuyên tiểu tiện và khát nước về ngắn hạn, cũng như có thể ảnh hưởng đến thị lực, tuần hoàn máu và tuổi thọ của họ về dài hạn.
Phòng chống bệnh là điều then chốt và việc duy trì số đo vòng eo thấp sẽ giúp ích cho nỗ lực này. Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên cùng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể giúp bạn tránh xa bệnh tiểu đường, nhưng nếu cảm thấy lo lắng, bạn có thể thăm khám bác sĩ chuyên khoa để xem có cần làm xét nghiệm bệnh tiểu đường tuýp 2 hay không.
2. Các đốm màu vàng quanh mắt và/hoặc khuỷu tay
Đây là một chứng bệnh có tên gọi là xanthelasma và do sự tích tụ mỡ phía dưới da của bạn gây ra. Nó có thể là dấu hiệu cho thấy mức cholesterol trong cơ thể bạn đã tăng lên. Xét nghiệm máu khi đói có thể xác định liệu bạn có mắc chứng bệnh này hay không.
Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, sự can thiệp về dinh dưỡng và việc tập luyện thể dục, thể thao có thể giúp làm giảm tình trạng bệnh.
Chúng ta cần phải quan tâm đến cholesterol, vì nó có thể là yếu tố nguy cơ dẫ đến các vấn đề về tim hoặc não, chẳng hạn như đau tim hoặc đột quỵ.
3. Các quầng thâm quanh mắt
Mặc dù việc thiếu ngủ có thể dẫn đến tình trạng này, nhưng các quầng thâm quanh mắt có thể bắt nguồn từ các chứng dị ứng và thường là do ngứa mắt hoặc chà xát mũi. Hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân gây dị ứng, chẳng hạn như các con mạt nhà, và hạn chế tiếp xúc với chúng. Nếu tình trạng ngứa ngáy xảy ra thường xuyên, thuốc chống dị ứng có thể hữu ích cho bạn.
4. Ngứa chân
Bạn có thường xuyên đi giày tập thể dục hoặc đi bơi? Môi trường ẩm ướt có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm nấm, khiến chân ngứa ngáy. Bạn có thể nhìn thấy mụn nước hoặc mụn vảy trắng ở kẽ chân, giữa các ngón chân hoặc phía dưới bàn chana. Kem bôi chống nấm sẵn có ngoài các hiệu thuốc có thể giúp điều trị tình trạng này. Song, việc giữ vệ sinh tốt và để chân khô thoáng càng nhiều càng tốt sẽ giúp bạn phục hồi và phòng ngừa chứng nhiễm nấm chân tái phát.
5. Nứt ở các khóe miệng
Đây thường là dấu hiệu cơ thể muốn khuyến cáo bạn phải tăng hấp thu thực phẩm giàu các vitamin B và sắt, chẳng hạn như các loại rau xanh rậm lá, thịt nạc và trứng. Một khi môi bị khô và nứt, nó rất dễ bị nhiễm trùng. Việc dùng kem bôi chữa trị tại chỗ và dưỡng ẩm thường sẽ giải quyết được vấn đề này.
6. Nổi mụn rất ngứa
Tình trạng này nếu không được cải thiện dù đã dùng các loại kem thoa sẵn có ngoài hiệu thuốc, có thể là dấu hiệu về một bệnh ở khoang bụng. Đây là một chứng nhạy cảm gluten, khi cơ thể phản ứng với protein gluten trong thực phẩm. Bệnh tác động đến thành ruột, khiến nó khó hấp thụ các chất dinh dưỡng. Da sau đó có thể bị ảnh hưởng. Về dài hạn và phụ thuộc vào mức độ trầm trọng, bệnh có thể gây ra các tổn thương mạnh tính đối với đường ruột.
Điều quan trọng là xác định xem liệu bạn có mắc bệnh này hay không, vì việc tránh hấp thu gluten nghiêm ngặt là cách chữa trị chính và giúp bệnh mất dần. Các bác sĩ có thể làm một xét nghiệm đơn giản để xác định bệnh, và nếu kết quả dương tính, bạn có thể mua thực phẩm không chứa gluten theo kê đơn của bác sĩ.
7. Tóc mỏng
Lượng sắt trong máu của bạn có thể thấp hoặc ở phía thấp hơn trong giới hạn bình thường. Đây có thể là vấn đề khó giải quyết với phụ nữ, đặc biệt vì chúng ta có thể chú ý đến sức khỏe và hạn chế ăn các sản phẩm từ động vật giàu sắt. Ngoài ra, chu kỳ kinh nguyệt đều đặn khiến các chị em mất sắt hàng tháng và có thể mắc chứng thiếu máu.
Mắc bệnh về tuyến giáp cũng có thể ảnh hưởng đến tóc, làm tóc mỏng. Một xét nghiệm máu có thể xác định liệu tình trạng tóc mỏng của bạn có bắt nguồn từ các nguyên nhân này hay không. Nếu do thiếu sắt, việc tăng ăn các thực phẩm giàu sắt hoặc uống thuốc bổ sung sắt sẽ hữu ích. Trong khi đó, nếu bệnh do tuyến giáp, các bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn điều trị thích hợp cho bạn.
8. Móng tay giòn, dễ gãy
Tình trạng này thường xảy ra khi chúng ta cho móng tay tiếp xúc quá nhiều với các điều kiện ẩm ướt hoặc thường xuyên sử dụng sơn móng tay. Dưỡng ẩm móng tay thường xuyên, cùng với việc uống bổ sung biotin (vitamin B7), có thể giải quyết vấn đề này.
Tuy nhiên, móng tay giòn đôi khi có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm nấm, bệnh vẩy nến, trục trặc với tuyến giáp hoặc bệnh viêm khớp. Nếu mắc các căn bệnh này, bạn thường cũng sẽ biểu hiện các triệu chứng khác như nổi mẩn, mệt mỏi hay đau khớp. Hãy tham vấn và thăm khám bác sĩ để biết rõ tình trạng bệnh của mình.
9. Táo bón
Đây là dấu hiệu cơ thể muốn cảnh báo bạn nên tăng chất xơ và nước trong chế độ dinh dưỡng. Hầu hết mọi người không đáp ứng được lượng chất xơ khuyến nghị hấp thu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Loại chất xơ hấp thu cũng rất quan trọng trong việc giúp chúng ta ngăn ngừa chứng táo bón, đánh rắm hoặc đầy bụng.
Chúng ta cần cả chất xơ không hòa tan (chẳng hạn như cám lúa mỳ, ngũ cốc nguyên hạt) và chất xơ hòa tan (như cám sồi và các loại đậu) để ngăn ngừa táo bón cũng như hỗ trợ giảm lượng cholesterol trong máu. Các chất xơ hòa tan nhiều khả năng gây đầy bụng và đánh rắm, nhưng việc từ từ tăng hấp thu cả 2 loại chất xơ có thể giúp ngăn tình trạng này gây vấn đề cho bạn. Nếu điều đó vẫn xảy ra, cơ thể bạn sẽ dần dần thích nghi và giải quyết nó theo thời gian.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44