8 dấu hiệu nhận biết bạn bị tiểu đường
Ra nhiều mồ hôi - Báo hiệu bệnh gì? | |
Tại sao người tiểu đường khó ngủ? |
Ảnh minh họa |
Những triệu chứng trên da
Những dấu hiệu da bị ngứa và khô cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường, đặc biệt da ở những vùng kín như cổ hoặc nách.
Những triệu chứng trên da là do đã có một quá trình kháng insulin xảy ra ngay cả khi lượng đường trong máu không cao.
Khi mắc bệnh tiểu đường bạn phải có chế độ ăn uống khoa học và nghiêm khắc chấp hành cách điều trị để hạn chế sự phát triển của bệnh. |
Tê chân tay, kiến bò, kim châm, lạnh buốt, hoặc bỏng rát
Các cảm giác trên xuất hiện đầu tiên ở các đầu ngón chân, gan bàn chân rồi lan dần sang các ngón tay, bàn tay. Người bệnh thường đau nặng hơn khi về đêm và sẽ bớt đau khi giảm vận động.
Khi bạn để ý kỹ sẽ thấy: da chân bị khô, bong vẩy, các cơ yếu và bị teo dần đi. Thậm chí người bệnh còn bị “hội chứng đường hầm cổ chân”, rối loạn cảm giác ở chân và mắt cá.
Giảm thị lực
Lượng đường cao làm thay đổi hình dạng thấu kính của mắt dẫn đến độ khúc xạ thay đổi, làm giảm tầm nhìn, hình ảnh nhìn được bị méo mó, đôi khi nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy.
Khi lượng đường trong máu trở lại bình thường, triệu chứng này mất đi, nhưng nếu xảy ra trong thời gian dài, mắt sẽ bị tổn thương vĩnh viễn, thậm chí có thể bị mù lòa.
Thường xuyên khát nước
Cơ thể luôn cảm thấy khát nước hơn bình thường, đồng thời cơ thể luôn cần bổ sung nước.
Dẫu uống rất nhiều nước nhưng bạn vẫn luôn cảm thấy thiếu. |
Rối loạn tình dục
Một số trường hợp, đái tháo đường làm cho bệnh nhân nam bị rối loạn cương dương, xuất tinh sớm; bệnh nhân nữ thì giảm ham muốn, khô âm đạo,…
Nhiễm nấm
Người mắc bệnh tiểu đường thường dễ bị nhiễm nấm. Nấm có thể phát triển ở bất cứ vùng da nhiều nếp gấp ấm ấp, ẩm như kẽ ngón tay và chân; dưới vú, trong hoặc xung quanh bộ phận sinh dục.
Vết thương lâu lành
Những người mắc bệnh tiểu đường thì vết thương rất khó lành do nồng độ đường cao trong máu ngăn chặn bạch cầu hoạt động bình thường. Khi bạch cầu hoạt động không bình thường, các vết thương trở nên lâu lành hơn và bị nhiễm trùng thường xuyên hơn.
Luôn có cảm giác buồn nôn và nôn
Chất béo bị phân giải để tạo năng lượng thì cơ thể sẽ tạo ra một chất mới là ketone. Quá trình tích tụ chất này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng là nhiễm toan xeton. Điều này khiến bạn thấy buồn nôn, nôn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38