7 không ai cũng phải nhớ khi ăn cà chua
Công dụng thần kỳ của cà chua với sức khỏe cánh mày râu | |
Những lý do nên bổ sung cà chua vào bữa ăn hàng ngày |
Không ăn cà chua xanh
Trong cà chua xanh có nhiều chất solanin, một loại độc tố mà khi ăn vào nạn nhân sẽ bị nôn mửa, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi… Nghiêm trọng hơn là có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy nhiên, khi cà chua chín đỏ, các độc tố này sẽ giảm dần và mất hẳn.
Không ăn nhiều hạt cà chua
Hạt cà chua rất khó tiêu hóa, do đó sau khi được ăn vào dạ dày nó sẽ không tiêu hóa được hoàn toàn. Nếu ăn cà chua thường xuyên không bỏ hạt sẽ có nguy cơ cao bị viêm ruột thừa, táo bón, tắc ruột, nhất là ở trẻ em.
Cà chua xanh có chứa nhiều độc tố, nếu ăn phải sẽ bị nôn mửa, hoa mắt, chóng mặt... (Ảnh minh họa) |
Không ăn cà chua khi đói
Trong cà chua có chứa khá nhiều các thành phần như chất keo, apocrustic… những chất này khi đi vào cơ thể lúc đói sẽ phản ứng với acid trong dạ dày tạo nên những chất khó hòa tan, làm tắc đường ra của dạ dày, hậu môn, khiến bạn dễ bị đầy hơi, trướng bụng, đau dạ dày…
Không ăn cà chua với dưa leo
Trong dưa chuột có chứa enzym catabolic, enzym này sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau củ khác. Trong khi đó, cà chua lại rất giàu vitamin C. Nếu bạn ăn cùng lúc dưa leo và cà chua thì vitamin C trong cà chua sẽ mất tác dụng do bị enzym trong dưa leo phá hủy.
Không ăn cà chua khi bị bệnh dạ dày
Người bị bệnh dạ dày, đại tràng cấp tính tuyệt đối không nên ăn cà chua để tránh làm bệnh bị nặng thêm, lý do là trong cà chua có tính acid mạnh, dễ khiến dạ dày sản sinh nhiều dịch vị. Do đó ăn nhiều cà chua sẽ làm nồng độ acid dạ dày tăng cao.
Cà chua khi ăn chung với dưa leo sẽ mất tác dụng do vitamin C trong cà chua bị phân hủy bởi enzym có trong dưa leo. (Ảnh minh họa) |
Không ăn cà chua khi bị bệnh gút
Năm 2015, các nhà nghiên cứu tại đại học Otago (New Zealand) đưa ra nhận định, ăn cà chua thường xuyên có thể gây bùng phát cơn gút cấp ở những người mắc bệnh gút do nồng độ acid uric trong máu tăng.
Tiến sĩ di truyền học Tanya Flynn nhấn mạnh, sau thịt đỏ, hải sản và rượu thì cà chua là một trong bốn yếu tố khởi phát gút được nhắc tới nhiều nhất.
Không ăn cà chua khi bị bệnh thận
Khi thận yếu, chức năng lọc của thận giảm nên có thể làm tăng kali huyết. Trong khi đó, cà chua là một trong những loại thực phẩm tương đối giàu kali. Ăn nhiều cà chua khi bị bệnh thận có thể làm tăng gánh nặng cho thận, tăng nguy cơ suy thận. Những người bị thận, sỏi thận, chạy thận nên hạn chế thực phẩm này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05