Quảng Trị: Bà lão chữa vô sinh bằng bài thuốc từ loài cây không rõ tên
Cây thuốc chưa được đặt tên
Gần mười năm nay, bà Hồ Thị Tèn (SN 1950, tên thường gọi là Pỉ Dung, ngụ thôn Xi La, xã Xy, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị) vẫn được những cặp vợ chồng hiếm muộn xã Xy xem là vị cứu tinh giúp họ giải toả nỗi “thèm khát con cái”. Nói vậy bởi người phụ nữ Vân Kiều này đang sở hữu bài thuốc dân gian có thể chữa khỏi bệnh vô sinh cho không ít người.
Pỉ Dung cũng không quên giải thích cụ thể, là bà chỉ có thể chữa khỏi bệnh vô sinh nếu nguyên nhân nằm ở người phụ nữ. “Phụ nữ không có con thường có triệu chứng quặn đau bụng từng cơn; có số ít trường hợp thi thoảng xuất hiện tình trạng ra khí hư ở vùng kín. Nếu không chữa trị kịp thời thì người phụ nữ sẽ hiếm có cơ hội sinh nở”, Pỉ Dung nói.
Bà Pỉ Dung, người cho rằng có thể chữa bệnh vô sinh ở nữ giới |
"Bật mí" về thảo dược chữa bệnh vô sinh ở phụ nữ, Pỉ Dung cho biết đó là một loại cây rừng có kích thước thấp, có củ và chỉ thường tìm thấy ở vùng rừng sâu. Mô tả về hình dáng “thần dược”, Pỉ Dung cho biết loại cây này gần giống với cây gừng rừng và hiện bà vẫn chưa thể biết tên gọi của “thần dược” là gì mà chỉ tạm gọi là cây Me.
Về phương thức sử dụng cây Me để chữa bệnh, Pỉ Dung cho hay: Lấy củ và lá của cây trộn đều đun lấy nước cho phụ nữ mắc bệnh uống hàng ngày như uống nước bình thường, khi nào nước nhạt thì thay xác cây mới. Có thể sử dụng cây Me ở hai dạng tươi hoặc khô, tác dụng không thay đổi. Liều lượng mỗi lần dùng theo lời Pỉ Dung hướng dẫn là 3 chụm tay thuốc (người dân tộc thiểu số dùng tay ước lượng thuốc chứ không cân đong đo đếm cụ thể - PV) cho một ấm nước lớn. Kiên trì uống nước thuốc trong vòng hai tháng, người phụ nữ hiếm muộn sẽ khỏi bệnh và có khả năng thụ thai như người bình thường.
Tuy không thể giải thích nguyên lý tác động của thuốc nhưng Pỉ Dung khẳng định chắc chắn chữa khỏi đối với những người bệnh mới xuất hiện triệu chứng bị bệnh. Trường hợp phụ nữ đã bị bệnh trong thời gian dài thì khả năng lành bệnh ít hơn. Chỉ bằng bài thuốc đơn giản đơn như vậy nhưng gần mười năm nay, Pỉ Dung đã giúp không ít trường hợp hiếm muộn do bẩm sinh, hoặc chịu hậu quả từ sử dụng thuốc tránh thai, có thể sinh đẻ trở lại.
Trường hợp vợ chồng Hồ Văn Bình (30 tuổi) và Hồ Thị Păng (25 tuổi) ở thôn PgiăngXy là một minh chứng điển hình. Hồ Văn Bình kể lại cách đây 5 năm, vợ anh sau lần sinh đẻ đã quyết định dùng thuốc tránh thai. Nhưng có lẽ vì dùng thuốc tránh thai sai cách, 5 năm sau vì muốn có thêm con cho “vui nhà vui cửa” nên hai vợ chồng anh quyết định đẻ tiếp nhưng mãi mà chị vợ vẫn không thể mang thai. Được người quen giới thiệu, vợ chồng Bình tìm đến nhờ Pỉ Dung chữa trị. Kết quả thật mĩ mãn khi hai tháng trước, vợ anh vừa sinh hạ một bé trai kháu khỉnh.
Cách hậu tạ lạ thường
Mặc dù nắm giữ bài thuốc quý chữa bệnh vô sinh ở phụ nữ nhưng bà lão người Vân Kiều không bao giờ lấy đó làm cơ hội kiếm tiền, hàng ngày công việc chính vẫn là lặn lội lên rẫy trỉa lúa đều đặn, đến tối mịt mới về. Trở lại với câu chuyện chữa bệnh, bà lão cho biết chi phí cho mỗi ca chữa bệnh là trong một triệu đồng. Nhưng bà chỉ nhận tiền do chính bệnh nhân tự tay đem đến sau khi đã có con.
Bà Pỉ Dung kể chuyện chữa bệnh. |
Nữ “thầy thuốc” miền sơn cước này giải thích tỉ mỉ là khi đến chữa bệnh, lấy thuốc, dù có đến báo nhiêu lần, uống bao nhiêu thuốc thì người bệnh cũng không phải mất đồng tiền nào. “Nếu sau đó họ sinh được con thì mẹ lấy một triệu đồng tiền công đi tìm thuốc, ai cho thêm mẹ cũng không nhận”, Pỉ Dung trải lòng bằng ngôn ngữ bản địa.
Nếu trường hợp khỏi bệnh nhưng người ta không đến đưa tiền thuốc thang thì sao?. Bà lão mỉm cười: “Không sao cả, mẹ vẫn vui thôi. Nhưng mà không có ai xấu bụng như vậy đâu”.
Nói về nguồn gốc của bài thuốc quý, bà lão kể lại cách đây hơn 20 năm, khi đó thiếu nữ Pỉ Dung lấy chồng nhưng nhiều năm sau không thể có con, nỗi thèm khát làm mẹ canh cánh từng ngày trong tâm trí người phụ nữ Vân Kiều. Không chịu đầu hàng số phận, ngày ngày thiếu nữ không quản đường xa khó khăn, lặn lội tìm gặp tất cả các thầy thuốc trong vùng nhờ chữa bệnh.
Kiên trì suốt mấy năm trời, trong một lần qua biên giới nước Lào, cô đã được vị thầy thuốc ở đây xem bệnh. Sau khi xem bệnh, vị thầy thuốc cho biết nếu gặp mặt sớm hơn, Pỉ Dung có thể đã được chữa khỏi, nay vì tuổi tác đã cao nên Pỉ Dung suốt đời phải chấp nhận cảnh không con. Tuy nhiên, trước lúc chia tay vị thầy thuốc người Lào tặng cho cô cây thuốc quý và hướng dẫn cách dùng để giúp đỡ những phụ nữ có cảnh ngộ tương tự.
Pỉ Dung biết “thần dược” từ đó. Bệnh nhân đầu tiên Pỉ Dung áp dụng cây thuốc quý không phải ai khác mà chính là đứa con dâu của mình (chồng Pỉ Dung có hai vợ, con dâu này lấy con trai của “bà bé” - PV).
Bà lão kể lại khi mới về làm dâu, cô gái này không thể có thai và xuất hiện triệu chứng đau buồng trứng. Thế là Pỉ Dung liền lặn lội vào rừng sâu tìm “thần dược” cho con dâu “thử nghiệm”. Chưa đầy 3 tháng sau cô con dâu đã có thai, hiện đã 3 lần làm mẹ, việc sinh nở đều bình thường, sức khoẻ tốt đến mức “nó sinh xong mươi ngày đã lên rẫy trỉa lúa ào ào như trâu”, Pỉ Dung cười ví von theo cách nói dân dã người bản địa. Phần lớn những bệnh nhân tìm đến nhà “thần y sơn cước” này đều qua lời bạn bè, người thân giới thiệu và được biết hiện cũng chưa có cơ quan chức năng nào về thôn Xi La tìm hiểu, nghiên cứu cây thuốc quý mà bà lão Pỉ Dung biết mặt.
Có một thực tế rằng nhiều trường hợp phụ nữ vô sinh tại địa phương đã được Pỉ Dung chữa khỏi bằng cây thuốc nêu trên, nên chăng cơ quan chức năng sớm vào cuộc tìm hiểu và nếu thực sự bài thuốc này hiệu quả; có thể công bố ra công chúng để căn bệnh vô sinh không còn là nỗi ám ảnh của những cặp vợ chồng hiếm muộn.
Nguồn Pháp Luật Việt Nam
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37