6 xét nghiệm xác định sớm mầm ung thư
Việt Nam: 22% số bệnh nhân ung thư phải bán tài sản | |
Thực phẩm bẩn - Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư đại trực tràng | |
Ung thư vú: Cơ hội chữa khỏi là 90% |
Hiện nay, ở nước ta ước tính có 150000 trường hợp mới mắc ung thư và 75.000 người bị tử vong mỗi năm vì căn bệnh này. Đây quả là con số đáng báo động. Qua mỗi năm, bệnh nhân ung thư ngày càng nhiều, không phân biệt tuổi tác và luôn phát hiện vào giai đoạn đã muộn. Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm luôn cần được mọi người đề cao tự giác.
PGS TS Nguyễn Nghiêm Luật, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, cho biết: "Một số loại ung thư có thể biểu hiện các dấu hiệu và triệu chứng ung thư như ung thư da, cổ tử cung, vú, trực tràng và miệng, nên có thể chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, nhiều loại ung thư hầu như không biểu hiện dấu hiệu và triệu chứng trong quá trình tiến triển."
Cũng theo PGS TS Nguyễn Nghiêm Luật, thì việc chẩn đoán ung thư cho kết quả chuẩn xác nhất cần phải dựa vào: Xét nghiệm máu, nước tiểu; Chẩn đoán hình ảnh (chụp X quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ hoặc PET-CT); Tế bào học & nhiều phương pháp khác nữa..
Căn cứ vào các triệu chứng, bác sĩ sẽ cho làm các xét nghiệm cụ thể, rồi căn cứ vào giải phẫu để xác định cụ thể có khả năng mắc bệnh ung thư nào.
Dưới đây là các phương pháp xác định mầm ung thư sớm cho các loại ung thư phổ biến
1. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu (ảnh minh họa) |
Đây là phương pháp tìm dấu ấn ung thư hay chính xác hơn là định lượng dấu ấn ung thư trong máu cũng có giá trị nhất định nếu biết cách sử dụng. Xét nghiệm này thật sự hữu ích trong đánh giá tình trạng nặng, nhẹ cũng như dự đoán diễn tiến của bệnh trong quá trình điều trị. Xét nghiệm máu để ra mầm bệnh ung thư cần thực hiện qua nhiều bước/nhiều xét nghiệm. Bác sĩ sẽ lấy một lượng máu nhỏ từ cơ thể bệnh nhân đem đi xét nghiệm nhằm xác định số lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu đồng thời tiến hành phân loại tế bào bạch cầu. Đối với những người bình thường, tế bào máu ngoại vi không tồn tại các tế bào máu non (tế bào máu chưa trưởng thành – Juvenile cell).
Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm nguy cơ ung thư máu, ung thư buồng trứng, ung thư vú, dạ dày...
Xét nghiệm máu có thể xác định kháng nguyên CA125 - một dạng kháng nguyên ung thư 125 trong máu, và cũng có thể phát hiện sớm ung thư buồng trứng, xác định kháng nguyên CA153 để phát hiện ung thư vú, CA 199 phát hiện ung thư tụy, dạ dày...
Tuy nhiên, theo BS Lương Quốc Chính, BV Bạch Mai, thì xét nghiệm máu không khẳng định chắc chắn tìm ra tế bào ung thư bởi kết quả xét nghiệm có lúc cho âm tính, có lúc cho dương tính.
Cùng quan điểm này, theo GS Nguyễn Sào Trung - trưởng khoa y Đại học Y dược TP.HCM, Phó Chủ tịch Hội Giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học Việt Nam cho rằng, việc xét nghiệm máu hay nước tiểu để tìm sớm bệnh ung thư là không chắc chắn bởi hầu hết những dấu ấn ung thư đó không chỉ do tế bào ung thư mà còn có thể được sản xuất bởi những tế bào bình thường hoặc tế bào của các bệnh lành tính. Ví dụ PSA là dấu ấn của ung thư tuyến tiền liệt, cũng có thể tăng cao ở người bị viêm tuyến tiền liệt hoặc tăng sinh lành tính của tuyến tiền liệt. Hoặc AFP cũng có ở những người bị viêm gan chứ chưa bị ung thư...
2. Phương pháp chụp PET/CT có thể phát hiện được khoảng 80% các loại ung thư
Chụp PET/CT phát hiện được khoảng 80% các loại ung thư và hỗ trợ việc đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị |
PET/CT là thiết bị y khoa hạt nhân áp dụng công nghệ kết hợp giữa máy PET và máy CT, có thể phát hiện được khoảng 80% các loại ung thư. Đối với việc chẩn đoán và điều trị ung thư, việc ghi hình bằng PET/CT có thể giúp phát hiện ung thư giai đoạn sớm ngay sau khi cơ thể chỉ mới có sự thay đổi bệnh lý về chuyển hóa mà chưa hình thành tổn thương về mặt cấu trúc. Đặc biệt thiết bị còn giúp tìm kiếm ở các bệnh nhân vị trí ung thư di căn, vị trí ung thư nguyên phát, giúp các bác sĩ tiên lượng và có nững phương pháp điều trị hiệu quả.
Quy trình chụp PET/CT?
Nguyên lý cơ bản của kỹ thuật chụp PET/CT là ghi lại hình ảnh chuyển hóa trong tế bào (ở mức độ phân tử, mức độ tế bào). Sau đó hình ảnh ghi lại bằng máy PET/CT sẽ cho chúng ta thông tin về các thay đổi chuyển hóa của tế bào tổ chức (bằng máy PET), vừa xác định được vị trí chính xác của tổn thương (bằng máy CT).
Để chụp PET/CT, bệnh nhân sẽ được tiêm tĩnh mạch một liều thuốc có phóng xạ positron, là một chất dẫn xuất glucose vì các tế bào ung thư sẽ hấp thụ và chuyển hóa nhiều glucose hơn các tế bào khác. Sau khi được tiêm thuốc có phóng xạ, cơ thể sẽ phóng ra các tia gamma và máy PET/CT sẽ tính toán từ các tia gamma này để thu nhập hình ảnh từ các tế bào khác nhau của cơ thể. Nhờ đó, những bất thường về chuyển hóa tại các tế bào sẽ được ghi nhận, ngay trước khi có sự thay đổi về cấu trúc.
Những bệnh nhân có nguy cơ cao đối với ung thư hoặc những bệnh nhân sau khi thử gen, thử máu phát hiện một số chỉ điểm về ung thư thì nên chụp PET/CT để kiểm tra. PET/CT có thể phát hiện được khoảng 80% các loại ung thư vì việc tăng sinh hoạt động với glucose là phổ biến ở các tế bào ung thư, tuy nhiên, cũng có một số tế bào ung thư số tế bào ung thư không tăng sinh hoạt động với glucose, chỉ tăng sinh hoạt động chuyển hóa chất khác như mỡ, đạm, thì có thể khó phát hiện.
TS Mai Trọng Khoa - GĐ Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu - BV Bạch Mai - cũng khẳng định: “PET/CT giúp phát hiện được tế bào ung thư ở giai đoạn sớm mức độ phân tử, mức độ tế bào; phân loại giai đoạn bệnh được chính xác, đánh giá tình trạng các cơ quan trong cơ thể. Kỹ thuật này cũng hỗ trợ việc đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị."
3. Xét nghiệm tủy để phát hiện ung thư máu
Xét nghiệm tủy |
Đây là phương pháp được áp dụng để xác định chính xác hơn khả năng mắc ung thư máu của bệnh nhân. Theo phương pháp này, các chuyên gia sẽ tiến hành chọc tủy và đem đi xét nghiệm để phân loại và xác định các loại tế bào máu trong tủy. Nếu lượng Junvenile cell trong máu tăng cao, vượt quá 5% hoặc thậm chí có thể hơn 30% thì có thể xác định bệnh nhân bị ung thư máu.
Xét nghiệm tủy có nhiều phương pháp để xác định các dạng ung thư máu, bao gồm: Xét nghiệm Immunophenotyping; Xét nghiệm tế bào di truyền; Xét nghiệm dịch não tủy.
+ Xét nghiệm Immunophenotyping: Tiến hành chọc khoảng 2ml tủy sau đó sử dụng “kháng thể đơn dòng” để xác định và phân loại ung thư máu.
+ Xét nghiệm tế bào di truyền: Lấy khoảng 2ml tủy, mục đích của phương pháp này dùng để xem xét bản chất tế bào máu và nhiễm sắc thể có biến đổi bất thường không.
+ Xét nghiệm dịch não tủy: Lấy một lượng dịch não tủy từ cột sống thắt lưng để tiến hành kiểm tra hệ thần kinh trung ương có bị ảnh hưởng không (hệ thần kinh trung ương thông thường là não và tủy sống).
4. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap smear - xét nghiệm pap)
Xét nghiệm Pap dùng để phát hiện tế bào tiền ung thư trước khi chúng có thể chuyển thành ung thư xâm lấn. Nếu tế bào tiền ung thư được tìm thấy, có thể tiến hành điều trị và ngăn chặn trước khi nó bắt đầu ung thư.
Xét nghiệm pap có thể làm theo 2 cách:
- Cách 1: Mẫu tế bào cổ tử cung được lấy trực tiếp từ cổ tử cung và phết lên lam kính, sau đó được gửi tới phòng xét nghiệm để xử lý và đọc kết quả dưới kính hiển vi.
Hạn chế: Các tế bào khi phết lên lam thường bị xếp chồng lên nhau, làm cho khó có thể quan sát các tế bào ở lớp dưới. Do không được lọc nên tế bào cổ tử cung có thể lẫn những tế bào bạch cầu, chất nhầy, nấm hoặc tạp khuẩn do viêm nhiễm, từ đó kết quả cũng khó đảm bảo độ chính xác cao. Hơn nữa, do được phết trực tiếp lên lam kính nên tế bào có thể bị khô, khi bị khô sẽ khó đánh giá được chính xác.
- Cách 2: Mẫu tế bào lấy từ cổ tử cung cũng có thể được đưa vào lọ có chứa chất bảo quản đặc biệt chứ không phết lên lam kinh. Lọ có chứa các tế bào và chất bảo quản được gửi đến phòng xét nghiệm. Sau đó kỹ thuật viên sử dụng các dụng cụ và dung dịch đặc biệt để ly giải các tạp chất (máu, tế bào viêm và dịch nhầy) sau đó tế bào tinh khiết đã qua xử lý được phết lên lam kính, nhuộm và quan sát dưới kính hiển vi. Phương pháp này được gọi là kỹ thuật tế bào nhúng dịch hoặc xét nghiệm Pap nhúng dịch (Liquid-based cytology).
Cách này có ưu điểm hơn ở chỗ, chất nhờn, vi khuẩn, nấm và các tế bào viêm trong mẫu xét nghiệm... đã được loại bỏ nên các tế bào cổ tử cung sạch hơn, được trải đồng đều hơn trên lam kính, không bị nhanh khô nên cho kết quả xét nghiệm chính xác cao hơn. Kỹ thuật này cũng có nhiều khả năng phát hiện sự biến đổi của tế bào không phải do tổn thương tiền ung thư, nên cũng không cần kiểm tra lại như Pap truyền thống.
5. Chụp nhũ ảnh tuyến vú cho phụ nữ trên 35 - 40 tuổi
Nhũ ảnh là kỹ thuật chụp X quang đặc biệt dành cho tuyến vú thường được dùng trong hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý tuyến vú ở phụ nữ. Phương pháp này giúp phát hiện các bất thường ở các ống tuyến vú, nơi xuất phát của 95% các tế bào ung thư vú. Chụp nhũ ảnh kết hợp với siêu âm sẽ giúp nhận ra ngay các nang tuyến vú bất thường.
Hiện nay, chụp nhũ ảnh được coi là một trong những phương pháp quan trọng để tầm soát và chẩn đoán sớm ung thư vú. Phương pháp này thường được chỉ định ở những phụ nữ không có triệu chứng gì ở vú nhằm mục đích phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm, do đó nhũ ảnh tầm soát thường chỉ chỉ định ở những phụ nữ trên 35 – 40 tuổi và định kỳ chụp nhũ ảnh mỗi 1- 2 năm/lần.
Việc ép vú nhằm dàn mỏng tuyến vú để dễ dàng quan sát được mô tuyến vú, ép giữ cho vú cố định sẽ hạn chế nhiễu ảnh và khi ép dẹp vú cũng hạn chế rất nhiều liều tia X. Vì không có một tư thế nào có thể chụp hết được toàn bộ tuyến vú do đó sẽ có nhiều tư thế để chụp nhũ ảnh để lấy được hình ảnh đầy đủ của tuyến vú.
Ở phụ nữ chưa mãn kinh chụp nhũ ảnh nên được thực hiện vào thời điểm 1 tuần sau khi dứt kinh để có thể dễ dàng ghi lại hình ảnh do nồng độ estrogen trong máu giảm xuống, tuyến vú bớt giữ nước và bớt căng hơn.
6. Nội soi đại trực tràng - Cần tiến hành cho tất cả mọi người ở lứa tuổi dưới 50
Theo BS.TS. Vũ Trường Khanh - Phó trưởng khoa Tiêu Hóa bệnh viện Bạch Mai, ung thư đại trực tràng là một trong những ung thư đường tiêu hóa có tiên lượng tốt, tuy nhiên, nếu được phát hiện muộn thì cũng giống như tất cả các loại ung thư khác, khả năng điều trị ít hiệu quả. Để phát hiện sớm từ giai đoạn đầu tiên nên nội soi đại tràng.
Phần lớn ung thư đại trực tràng xuất hiện ở những người trên 50 tuổi. Chính vì vậy cần tiến hành soi đại tràng cho tất cả mọi người ở lứa tuổi dưới 50, kể cả những người không có triệu chứng.
Để phòng tránh được ung thư đại tràng thì phương pháp tốt nhất là phải nội soi đại tràng toàn bộ.
Quy trình nội soi đại trực tràng?
Dùng ống nội soi hình ảnh sẽ dễ dàng nhìn thấy rõ, đồng thời cùng với nội soi còn có thể làm sinh thiết kiểm tra tổ chức, tế bào, xác định được tính chất bệnh, định vị chính xác nơi phát bệnh… mức độ chính xác trong chẩn đoán sẽ càng cao.
Ống nội soi có thể giúp ta quan sát trực tiếp toàn bộ bên trong đại tràng, nếu có polip trong đại tràng cần phải cắt bỏ thì cũng có thể dùng dao điện đi kèm ống nội soi để đốt trực tiếp loại bỏ polip ngay được. Trên bàn mổ, ống nội soi có tác dụng giúp bác sỹ kiểm tra được tình trạng bệnh trong một khoang ruột nên không bị bỏ sót điểm cần mổ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38