Ung thư vú: Cơ hội chữa khỏi là 90%
Chỉ có 22% phụ nữ thực hiện tự khám
Theo số liệu của viện nghiên cứu phòng chống Ung thư - Bệnh viện K Trung ương, mỗi năm có khoảng 12.000 trường hợp mới mắc ung thư vú. Việc tự kiểm tra vú có vai trò rất lớn để phát hiện sớm ung thư vú. Nếu phát hiện ở giai đoạn 1, cơ hội chữa khỏi lên tới 90%. Tuy nhiên, chỉ có 22% phụ nữ tự thực hiện tự khám vú.
Hội thảo có nhiều chuyên gia nghiên cứu về ung thư trong nước và Thế giới tham dự. (Ảnh Thu Trang) |
Còn theo GS.Antonio Lombart, người chuyên nghiên cứu về điều trị ung thư vú cho biết, qua nghiên cứu khảo sát, hiện mới chỉ có 22% phụ nữ tự khám vú và 65% phụ nữ không tự khám vú. 30% phụ nữ cho biết, không thích tự khám vú, 22% nói là quên.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới ung thư vú như do gen, do các tác động của môi trường, do thức ăn. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, nguyên nhân khiến phụ nữ Việt Nam bị ung thư vú do gen chỉ chiếm chưa tới 1% còn ở các nước khác chiếm tỷ lệ cao hơn, khoảng 30%.
Có nhiều biện pháp điều trị ung thư vú như phẫu thuật, xạ trị, hóa chất và kết hợp với các phương pháp điều trị khác như: liệu pháp nội tiết tố, liệu pháp sinh học và thực tế đã cải thiện đáng kể chất lượng điều trị ung thư vú.
Tuy nhiên, yếu tố then chốt vẫn là việc điều trị tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú. Nếu phát hiện ở giai đoạn 1 thì cơ hội chữa khỏi lên tới 90%, phát hiện ở giai đoạn 2 thì cơ hội chữa khỏi bệnh là 80%; ở giai đoạn 3 là 60%. Còn nếu ở giai đoạn muộn thì chỉ có thể chăm sóc giảm nhẹ.
Nên kiểm tra vú mỗi tháng 1 lần
Theo GS. Nguyễn Bá Đức, mỗi tháng, chị em chỉ cần bỏ ra 5 phút, tự khám vú mỗi tháng 1 lần, sau khi sạch kinh 5 ngày sẽ giúp chị em có tác dụng trong việc phát hiện sớm những biểu hiện của ung thư vú.
Dưới đây là các bước tự kiểm tra vú mỗi ngày do Quỹ ung thư Vì ngày mai Tươi sáng khuyến cáo:
Bước 1: Đầu tiên hãy đứng thẳng người, chống hai tay vào hông và nhìn vào ngực của bạn trong gương. |
Kích thước, hình dạng và màu sắc bầu ngực xem có chỗ sưng nào bất thường: Có nếp nhăn hoặc phồng da trên ngực hay không, cần lưu ý nếu một núm vú tụt ngược vào trong; Da bị đỏ, đau nhức, nổi mẩn hoặc sưng bất thường tại khu vực bầu ngực.
Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào trên đây thì bạn nên đi khám để có những hướng kiểm tra và chuẩn đoán chính xác hơn.
Bước 2: Nâng hai cánh tay của bạn lên cao và nhìn từ nhiều hướng khác nhau để kiểm tra xem ngực có sự thay đổi so với lần trước không. |
Bước 3: Hãy kiểm tra xem có dịch rỉ ra từ núm vú hay không, bao gồm cả nước, sữa, dịch vàng và máu? |
Bước 4: Nằm ngửa trên giường, kê 1 chiếc gói mỏng hay 1 chiếc chăn vào vai trái. Đưa tay trái ra sau gáy. Dùng tay phải kiểm tra vú trái. |
Hãy day tròn tay phải trên ngực để cảm nhận tất cả các mô từ phía trước đến phía sau ngực của bạn. Ấn nhẹ nhàng nhưng dứt khoát để tìm kiếm khối u hay mảng dày hoặc bất cứ khác thường nào.
Dùng ngón tay cái và ngón trỏ bóp nhẹ đầu vú xem có rỉ dịch hay không? Dùng ngón tay để tìm các u hạch dưới nách. Cứ tiếp tục kiểm tra các phần còn lại trên ngực và làm tương tự với phần ngực bên phải.
Bước 5: Cuối cùng, hãy kiểm tra ngực của bạn trong khi tắm. |
Cách dễ nhất để cảm nhận rõ rệt về ngực là khi làn da của mình bị ướt. Do đó, hãy thực hiện bước này trong khi tắm.
Kiểm tra toàn bộ vú của bạn bằng cách sử dụng các động tác tay cùng với mô tả trong bước 4.
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 28/10/2024 10:31
Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng
Y tế 28/10/2024 06:03
Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân
Y tế 27/10/2024 16:42