6 lý do khiến bạn tự làm mình cảm lạnh
Paracetamol không có tác dụng trị cảm cúm | |
Đề phòng bệnh cảm cúm khi trời lạnh | |
Tác dụng bất ngờ của nước lọc ngừa 9 loại bệnh |
1. Lười rửa tay
Nếu bạn chỉ rửa tay nhanh bằng cách "lướt qua" dưới vòi nước, bạn sẽ rất dễ bị cảm. Rửa tay đúng cách sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh 16%.
Bạn nên rửa tay dưới vòi nước chảy và dùng xà bông trong ít nhất 20 giây hoặc dùng nước rửa tay nếu không có nước. Những thời điểm quan trọng nhất mà bạn cần rửa tay là: Trước khi chăm sóc cho người bệnh, sau khi rời khỏi phòng người bệnh, trước và sau khi làm bữa, trước khi ăn, sau khi chạm vào tay nắm xe buýt, tay vịn cầu thanh công cộng, menu nhà hàng...
2. Thường xuyên đưa tay chạm mặt
Đây là hành vi đưa vi khuẩn đến đúng nơi chúng muốn tới. Bạn có thể đưa vi sinh vật trên tay chạm vào các màng nhầy ở mắt, mũi, miệng và chúng chuyển thẳng vào máu.
3. Thiếu ngủ
Trong nghiên cứu gần đây, người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bốn lần người ngủ hơn bảy tiếng. Ngủ ít hơn năm tiếng tăng nguy cơ đến 4,5 lần.
4. Có đồng nghiệp, cộng sự bị cảm
Khi bị cảm nặng, mọi người khó mà làm tốt công việc của mình, đồng thời cũng khiến người xung quanh có nguy cơ mắc bệnh theo.
Chỉ sau bốn giờ, vi khuẩn từ một người bị bệnh sẽ lây truyền sang hơn nửa diện tích công cộng ở văn phòng và ¼ tay của tất cả mọi người. Bạn không nên đi làm khi bị cảm và cũng không nên khuyến khích điều đó, vì việc này dễ làm cả văn phòng bị cảm theo.
5. Bắt tay
Chào một người bằng cách bắt tay là "cơ hội" để họ truyền vi khuẩn từ tay họ sang tay bạn. Và nếu bạn có thói quen đưa tay chạm mặt, điều này còn tệ hơn. Chừng 80% người bệnh do vi khuẩn truyền qua tay.
6. Làm việc kiệt sức
Thỉnh thoảng có 1 ngày làm việc "hết mình" cũng không nguy hiểm, nhưng nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng, điều này sẽ bắt đầu tạo tác động lên hệ thống miễn dịch, khiến bạn khó có thể phòng chống các loại vi khuẩn xung quanh.
Theo một nghiên cứu, người bị căng thẳng có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi. Bạn có thể tự tìm cách giải tỏa tâm trạng như nghe nhạc trong giờ nghỉ, nghĩ tới những điều vui vẻ…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38