4 bệnh nhi viêm não Nhật Bản nguy kịch
Con ung thư, nguy kịch vì bố mẹ chữa bằng đông y | |
Hai người lớn nguy kịch vì mắc viêm não Nhật Bản |
Từ đầu mùa nóng, BV Nhi Trung ương, khoa Nhi (BV Bạch Mai) đã tiếp nhận hàng chục ca viêm màng não do vi rút. Tuy nhiên là bệnh lý do vi rút gây ra, được phát hiện sớm nên hầu hết trẻ đều bình phục.
Riêng với viêm não Nhật Bản, trong 4 ca (trên tổng số 40 ca viêm màng não, viêm não tại BV Nhi Trung ương từ đầu mùa đến nay) thì cả 4 ca đều rất nặng nề.
Bệnh nhân viêm não Nhật Bản biến chứng nặng, hôn mê vì tổn thương não, việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn. |
Theo bác sỹ Đỗ Thiện Hải, Phó Khoa Truyền nhiễm, BV Nhi trung ương, cả 4 bệnh nhân này các bác sĩ đã cố gắng hết sức, nhưng đều phải chờ đợi vào sự hồi phục của các bé. Do mắc viêm não Nhật Bản nên bệnh nhi sốt cao, rối loạn nhận thức. Chưa kể do được đưa đến viện muộn, có 2 bệnh nhân là NT.T. (9 tuổi ở Nghệ An) và H.V.V. (12 tuổi ở Sơn La) còn hôn mê từ khi nhập viện.
Đến hôm nay (17/6) bé N.T T. đã nằm điều trị tại khoa Truyền nhiễm được 14 ngày nhưng chưa có dầu hiệu gì khả quan. Trước đó, do không biết con bị viêm não nên gia đình chị Nguyễn Thị Hà chỉ đưa con đến thầy thuốc đông y ở gần nhà. Thầy thuốc đông y chẩn đoán bé bị cảm biến chứng và cắt thuốc. Nhưng càng uống thuốc bé càng lịm đi, lên cơn co giật thì bố mẹ mới vội xin cho con ra BV Nhi Trung ương... Đến viện bé Trang đã ở trạng thái hôn mê, đến giờ vẫn chưa một lần tỉnh vì luôn ở trạng thái rối loạn nhận thức, sốt cao, co giật.
Theo BS Hải, với số ca mắc viêm não nói chung, viêm não Nhật Bản nói riêng đang tăng lên so với đầu hè. Trong đó, tháng 7 có thể rơi vào tháng đỉnh điểm của dịch bệnh.
Đặc biệt, do diễn tiến của bệnh viêm não nói chung và viêm não Nhật Bản nói riêng thường phức tạp và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác nên việc bệnh nhân đến viện khi đã có biến chứng vẫn thường xảy ra.
Viêm não Nhật Bản thường thời gian ủ bệnh từ 5-15 ngày. Khoảng thời gian từ 1-6 ngày sau khi bị vi rút xâm nhập, bệnh nhân có sốt kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn khan.
Ở giai đoạn đầu này người bệnh thường dễ bị bỏ qua do người nhà chủ quan, nghĩ con bị sốt, viêm đường hô hấp thông thường. Trong khi đó, khi được phát hiện sớm, não chưa bị tổn thương tỉ lệ điều trị thành công sẽ cao hơn, ít di chứng thần kinh hơn.
Tiếp đến bệnh nhi có các biểu hiện sốt cao liên tục 38-40 độ C, đau đầu, cứng gáy, có dấu hiệu thần kinh trung ương bị thương tổn như co giật, run giật tự nhiên ở ngón tay, mi mắt. Sau điều trị, bệnh nhân có thể hồi phục nhưng tỷ lệ có di chứng rất cao. Với các ca mắc viêm não thông thường, nếu không được điều trị kịp thời cũng có thể gây tổn thương não.
Khi đã bị tổn thương não, bệnh nhân bị rối loạn tinh thần ở các mức độ khác nhau: vật vã mê sảng hoặc ly bì, lú lẫn, hôn mê kèm theo co giật, cử động bất thường hoặc bị liệt... việc điều trị vô cùng khó khăn. Tỷ lệ tử vong cao có thể lên đến 10 - 20%. Trong khi đó, căn bệnh nguy hiểm này không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ hồi sức, duy trì đợi bệnh nhân tự hồi phục nên tỉ lệ tử vong cao, nếu khỏi tỉ lệ di chứng cũng cao hơn nếu phát hiện bệnh muộn.
BS Hải khuyến cáo, ở thời điểm này đã bắt đầu vào “mùa” bệnh viêm não, viêm màng não do vi rút, vi khuẩn nói chung, vì thế bất cứ trường hợp nào sốt, đau đầu nhiều, nôn, buồn nôn mà việc dùng thuốc hạ sốt không mang nhiều hiệu quả giảm sốt, giảm đau; triệu chứng buồn nôn, nôn không liên quan đến bữa ăn thì cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện sớm nhất để được theo dõi, chẩn đoán và điều trị sớm, giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho bé. Bác sĩ cần theo dõi bệnh nhi, khám thực thể xem trẻ có bị cứng cổ, cứng gáy, cứng cơ toàn thân không… để quyết định chọc dịch não tủy chẩn đoán xác định kịp thời điều trị.
Tuy nguy hiểm nhưng viêm não Nhật Bản lại có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin. Vắc xin VNNB đã được đưa vào tiêm chủng mở rộng miễn phí, các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi tiêm chủng cần đến xã phường gần nhất để biết được lịch tiêm chủng và tiêm cho trẻ theo đúng hướng dẫn để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm, chết người này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40