28 tuổi mới biết mình là ... phụ nữ
Cứ ngỡ là đàn ông
BS Lê Anh Dũng, Phó trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Nhi TW cho biết, những biểu hiện bất thường của bé Thu được gọi là Hội chứng sinh dục thượng thận, một hậu quả của bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh.
Bệnh xuất hiện khi chức năng sản xuất hoóc môn của tuyến thượng thận bị rối loạn. Khi đó, cơ thể sẽ thiếu hydrocortisol (giúp tăng chuyển hóa đường, chống stress) và aldosterrol (giúp chuyển hóa muối, giữ nước cho cơ thể) nhưng lại thừa testosteron. Lượng testosteron quá cao sẽ khiến bé trai dậy thì sớm. Với bé gái, hậu quả nghiêm trọng hơn vì hoóc môn gây nam hóa: âm vật phát triển như dương vật, lớn lên sẽ có vẻ ngoài giống con trai như cơ bắp vạm vỡ, nhiều lông, ria mép...
“Thậm chí có những trẻ được nuôi dạy như con trai và không nhận ra giới tính thật của mình cho đến khi có nhu cầu lấy vợ và sinh con. Một số bé gái mắc hội chứng sinh dục thượng thận nhưng bộ phận sinh dục ngoài bình thường lúc sinh ra; các triệu chứng chỉ bộc lộ từ từ và xuất hiện rõ trước tuổi dậy thì” – BS Dũng nhấn mạnh.
Một trường hợp khác cũng oái oăm không kém. Nguyễn Đình Tr. ( sinh năm 1974) nhưng mãi đến năm 2001, "anh" mới choáng váng nhận ra mình thực ra là một cô gái với bộ nhiễm sắc thể 46XX, trong cơ thể có cả tử cung và buồng trứng. Tr. có dáng vẻ của một chàng trai thực sự với cơ bắp vạm vỡ, giọng ồm ồm, trứng cá đầy mặt và hệ lông phát triển. Tuy không có tinh hoàn nhưng Tr. lại có dương vật (thực chất là âm vật phì đại).
Học hết lớp 12, "anh" phải nghỉ học vì không chịu nổi sự chế giễu của chúng bạn về tật đái ngồi của mình. Đến 28 tuổi, khi muốn lấy vợ, Tr. mới lấy hết can đảm đi khám và phát hiện ra sự thật. Các bác sĩ nhận định, lúc này đã quá muộn để trả bệnh nhân về với giới tính sinh học của mình, và bệnh nhân sẽ rất đau khổ nếu không trở thành đàn ông. Vì vậy, họ đã quyết định phẫu thuật chuyển giới cho Tr.: cắt tử cung buồng trứng, tạo hình niệu đạo và dương vật, đặt tinh hoàn giả vào bìu.
Trả lại giới tính thật
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tăng sản thượng thận bẩm sinh là bệnh di truyền lặn nhiễm sắc thể thường, nghĩa là cả bố và mẹ đều mang gene bệnh. Căn bệnh này không hiếm như người ta tưởng. Mỗi năm, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận khoảng 30-40 ca mới. Những bé gái bị nam hóa thường 2 điểm bất thường về giải phẫu: âm vật to và dài, âm đạo đổ chung vào lỗ tiểu hoặc riêng nhưng có lỗ mở ra ngoài nhỏ. Sau 1-2 lần phẫu thuật, các bác sĩ sẽ giải quyết 2 dị tật này: làm cho âm vật có kích thước gần như bình thường bằng cách cắt bỏ một phần nhưng giữ nguyên khả năng tiếp nhận cảm giác; tách rời âm đạo khỏi niệu đạo và làm cho nó có kích thích bình thường, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tình dục.
Theo PGS. TS Nguyễn Thanh Liêm, nguyên GĐ Bệnh viện Nhi TW thì nên mổ trước khi trẻ nhận thức được về bộ phận sinh dục của mình (2-3 tuổi, thậm chí 1 tuổi). Phẫu thuật chỉ giải quyết các bất thường về hình dáng bên ngoài chứ không chữa được bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh vì đây là bệnh lý về nội tiết. Bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc điều trị suốt đời.
“ Các ca mổ cũng chỉ nhằm mục đích trả bệnh nhân về đúng với giới tính của mình chứ không phải để chuyển giới, trừ trường hợp bệnh được phát hiện quá muộn khi trẻ đã trưởng thành. Lúc này, hoóc môn nam đã ảnh hưởng quá sâu đến thể chất và trí não. Người bệnh được nuôi dạy như con trai, có ngoại hình và tính cách như con trai và cuộc sống của họ sẽ đầy bi kịch nếu không được trở thành một chàng trai thực sự. Bệnh viện Nhi Trung ương cũng từng giải quyết một ca như vậy” – PGS Nguyễn Thanh Liêm nhấn mạnh.
Để tránh những bi kịch trên, các chuyên gia cho rằng, trẻ cần được sàng lọc các bệnh di truyền bẩm sinh sau khi sinh ra. Những cặp vợ chồng đã có một con mắc bệnh này cần đặc biệt cẩn trọng khi muốn có thêm con cái. Ở nước phát triển, các bà mẹ này được làm xét nghiệm di truyền khi mang bầu để biết thai có bệnh không và quyết định giữ hay bỏ. Nếu thai nhi bị bệnh là nữ và người mẹ muốn bé được ra đời, bệnh viện sẽ điều trị hoóc môn cho mẹ để trẻ sinh ra có bộ phận sinh dục bình thường.
N. Huyền
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38