Hà Nội phấn đấu 95% thanh niên được tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Đống Đa: 1.200 người có công, đoàn viên và CNVCLĐ được khám sức khỏe miễn phí Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi Địa chỉ “vàng” khám sức khỏe định kỳ của các đơn vị, doanh nghiệp |
Cụ thể, trong giai đoạn 2016 - 2020, Thành phố đã triển khai 46 mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên năm thứ nhất tại 30 quận, huyện; 46 xã, phường, thị trấn; duy trì 36 mô hình năm thứ hai tại 30 quận, huyện; 36 xã, phường, thị trấn với các hoạt động cụ thể như: Tổ chức 82 cuộc giao lưu tìm hiểu kiến thức chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho 8.200 đối tượng là vị thành niên, thanh niên trên địa bàn tham dự.
Thực hiện 328 cuộc truyền thông trực tiếp tại cơ sở về kiến thức chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên cho 16.400 vị thành niên, thanh niên tại các trường học và cộng đồng.
Lấy mẫu máu gót chân của trẻ sơ sinh trong 24 - 72 giờ đầu sau sinh sàng lọc bệnh chuyển hóa tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (Ảnh: Dương Ngọc) |
Tuyên truyền trên hệ thống phát thanh xã/phường 656 lần, viết 164 tin, bài tuyên truyền về sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi thành niên. Tổ chức các cuộc hội thảo triển khai, tổng kết mô hình hàng năm.
Ngoài ra, thành phố Hà Nội còn triển khai 97 mô hình tư vấn và sức khỏe tiền hôn nhân năm thứ nhất tại 30 quận, huyện tại 97 xã, phường, thị trấn và duy trì 94 mô hình năm thứ hai tại 30 quận, huyện tại 94 xã, phường, thị trấn…
Cùng với đó, chương trình sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh trên địa bàn Thành phố đạt nhiều kết quả. Công tác dân số trên địa bàn Thành phố đã nhận được sự đồng thuận và tham gia của hệ thống các đơn vị trong ngành y tế, hệ thống dân số ở 30 quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong quá trình triển khai thực hiện.
Qua 5 năm triển khai thực hiện Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 - 2020, nhận thức của người dân về sàng lọc trước sinh và sơ sinh đã có những chuyển biến rõ rệt. Tỷ lệ sàng lọc trước sinh năm 2015 là 70%, năm 2020 đạt 85%; tỷ lệ sàng lọc sơ sinh 2 bệnh (suy giáp trạng bẩm sinh và thiếu men G6PD) năm 2015 là 80%, năm 2020 đạt 85%. Tỷ lệ sàng lọc trước sinh và sơ sinh dịch vụ đã tăng nhiều so với những năm trước, nhiều bà mẹ còn thực hiện sàng lọc dịch vụ trên 20 bệnh cho trẻ em.
Ngoài ra Thành phố đã bố trí kinh phí triển khai thêm một số nội dung sàng lọc khác như: sàng lọc khiếm thính cho trẻ từ 0 - 60 tháng tuổi tại cộng đồng; sàng lọc Thalassemia; sàng lọc tim bẩm sinh…
Mặc dù đạt một số kết quả nhưng việc triển khai Đề án vẫn còn một số khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện. Đối với chương trình sàng lọc triển khai tại Thành phố, số loại bệnh tật đưa vào sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh còn hạn chế so với nhu cầu thực tế.
Trong giai đoạn 2016 - 2020 sàng lọc trước sinh chỉ dừng lại ở sàng lọc 3 bệnh tật bẩm sinh (hội chứng Edward, hội chứng Dow, hội chứng Patau) sàng lọc sơ sinh chỉ miễn phí 2 bệnh sàng lọc từ giọt máu gót chân của trẻ sơ sinh (bệnh thiếu men G6PD, bệnh suy giáp trạng bẩm sinh).
Trước những thách thức trên, thời gian tới thành phố Hà Nội tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ về sàng lọc trước sinh và sơ sinh để đảm bảo đạt được các mục tiêu đặt ra đồng thời từng bước tiếp tục giảm tỷ lệ dị, tật bẩm sinh của trẻ sơ sinh trên địa bàn nhằm nâng cao chất lượng dân số góp phần thực hiện thành công mục tiêu chung của cả nước.
Trong đó, Hà Nội phấn đấu đến năm 2030, 100% số bà mẹ có thai được tuyên truyền, tư vấn về tầm soát trước sinh ít nhất 4 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến, tầm soát sơ sinh ít nhất 5 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến; ít nhất 95% nam, nữ thanh niên được tuyên truyền, tư vấn về khám sức khỏe trước khi kết hôn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Tin khác
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Du lịch 22/11/2024 08:40
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03