TAND TP Hà Nội

Xứng đáng với niềm tin của nhân dân Thủ đô

70 năm xây dựng và phát triển, TAND TP Hà Nội luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Vận động sáng tác ca khúc và văn học về Tòa án nhân dân

Ngày 13/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Sắc lệnh số 33C thiết lập các Toà án quân sự, trong đó có Toà án quân sự tại Hà Nội. Ngày 23/11/1945, Chính phủ ra Sắc lệnh số 64 thiết lập Toà án đặc biệt tại Hà Nội. Ngày 24/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 13/SL về tổ chức hệ thống Toà án theo cấp xét xử, trong đó có Tòa án đệ nhị cấp ở thành phố Hà Nội và Toà án sơ cấp ở mỗi quận, huyện. Nhìn lại chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển, TAND TP Hà Nội luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho. TAND thành phố Hà Nội xứng đáng là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và nhân dân, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm; góp phần quan trọng trong giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng và phát triển thủ đô giàu đẹp, văn minh.

Xứng đáng với niềm tin của nhân dân Thủ đô
Một phiên tòa của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

Các hoạt động tranh tụng tại phiên toà được đẩy mạnh theo hướng thực chất, đảm bảo dân chủ, công khai. Tỷ lệ hòa giải thành các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, đối thoại trong các vụ án hành chính được nâng cao; công tác xét xử lưu động đạt kết quả tốt, các đơn vị đều hoàn thành vượt chỉ tiêu công tác đề ra; không để xảy ra trường hợp kết án oan người không có tội; tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy giảm nhiều so với trước. Việc trả hồ sơ điều tra bổ sung đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Nhiều vụ án hình sự lớn, án trọng điểm do TAND TP Hà Nội xét xử nghiêm minh, khách quan, công bằng, được dư luận nhân dân thủ đô và cả nước đồng tình, ghi nhận như: Vụ án xét xử đối với bị cáo Vũ Xuân Trường, bị cáo Cù Huy Hà Vũ, bị cáo Bùi Tiến Dũng và đồng phạm; bị cáo Dương Chí Dũng, Nguyễn Đức Kiên... TAND TP Hà Nội không để xảy ra trường hợp kết án oan sai; tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy giảm dần trong từng năm. Công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm luôn vượt chỉ tiêu đề ra. Công tác hành chính tư pháp được đổi mới về tổ chức, nội dung và quy trình thực hiện; ứng dụng công nghệ thông tin được tăng cường.

Phát huy truyền thống vẻ vang của TAND TP Hà Nội, trong thời kỳ mới, cán bộ công chức toàn hệ thống TAND TP đã và đang nỗ lực phấn đấu tiếp tục tổ chức quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và HĐND thành phố về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Chăm lo công tác xây dựng Đảng, Công đoàn và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước với khẩu hiệu “Cán bộ, công chức tòa án nhân dân phát huy truyền thống, nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức chính trị, đổi mới sáng tạo, giữ gìn kỷ cương, tăng cường dân chủ, ra sức thi đua làm theo lời Bác, bảo vệ công lý, phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân”; Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 03-CT/TW/2011 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, kết hợp với cuộc vận động “Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ thẩm phán, cán bộ, công chức tòa án nhân dân các cấp”, xây dựng TAND TP Hà Nội vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng với niềm tin cậy của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô.

H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo, người dân Nghệ An tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng trái tim của cả nước

Lãnh đạo, người dân Nghệ An tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng trái tim của cả nước

(LĐTĐ) Hà Nội là Thủ đô - trái tim của đất nước, nên Thủ đô mạnh thì đất nước mạnh. Người dân cả nước luôn quan tâm, theo dõi sự phát triển của Thủ đô. Đó là những chia sẻ của lãnh đạo và người dân Nghệ An về tầm nhìn phát triển Hà Nội theo Kết luận số 80-KL/TƯ
Thủ tướng gửi thư khen 4 người cứu nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính

Thủ tướng gửi thư khen 4 người cứu nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa gửi thư khen hành động dũng cảm cứu nạn nhân mắc kẹt trong đám cháy ở phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ thị xã Sơn Tây lần thứ II năm 2024

Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ thị xã Sơn Tây lần thứ II năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 26/5, tại Sân vận động thị xã Sơn Tây, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thị xã phối hợp với Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao Sơn Tây tổ chức Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thị xã Sơn Tây lần thứ II, năm 2024. Sau hàng chục trận thi đấu sôi nổi, chiếc cúp Vàng của giải đã thuộc về đội bóng đến từ Công an thị xã Sơn Tây.
300 thanh niên công nhân được khám sức khỏe miễn phí

300 thanh niên công nhân được khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân do Thành đoàn Hà Nội phối hợp với LĐLĐ Thành phố tổ chức, 300 thanh niên công nhân đã được tư vấn, khám bệnh với các gói khám chữa bệnh chuyên sâu: Khám tổng quát, xét nghiệm máu, chụp X-quang... Tại chương trình, thanh niên công nhân đã được các bác sĩ tư vấn cụ thể, hướng dẫn các phương pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Đây là giải pháp nhằm tăng nguồn thu ngân sách, tạo nguồn lực để phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Thi đua là động lực quan trọng khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

Thi đua là động lực quan trọng khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

(LĐTĐ) Thi đua là động lực quan trọng để khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo, ý thức trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đặc biệt là tăng năng suất lao động, giảm hàng lỗi hàng hỏng, cải tiến mẫu mã, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh. Qua đó, khẳng định sự sáng tạo, đổi mới về nội dung, hình thức trong hoạt động của tổ chức Công đoàn.
Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Trong kết luận 80-KL/TW về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Bộ Chính trị yêu cầu gắn việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường với không gian đô thị, kết hợp với các ngành, lĩnh vực đang là thế mạnh, có xu hướng phát triển tốt như thương mại điện tử, du lịch, dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao…

Tin khác

Lãnh đạo, người dân Nghệ An tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng trái tim của cả nước

Lãnh đạo, người dân Nghệ An tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng trái tim của cả nước

(LĐTĐ) Hà Nội là Thủ đô - trái tim của đất nước, nên Thủ đô mạnh thì đất nước mạnh. Người dân cả nước luôn quan tâm, theo dõi sự phát triển của Thủ đô. Đó là những chia sẻ của lãnh đạo và người dân Nghệ An về tầm nhìn phát triển Hà Nội theo Kết luận số 80-KL/TƯ của Bộ Chính trị.
Kết luận số 80 của Bộ Chính trị: Tạo động lực hiện thức hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh- Hiện đại

Kết luận số 80 của Bộ Chính trị: Tạo động lực hiện thức hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh- Hiện đại

(LĐTĐ) Việc Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 80-KL/TƯ về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 thực sự "mở" cơ chế, tạo động lực để hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại với những cơ chế đặc thù mang tính đột phá.
Khai thác tiềm năng, lợi thế thúc đẩy Hà Nội phát triển nhanh và bền vững

Khai thác tiềm năng, lợi thế thúc đẩy Hà Nội phát triển nhanh và bền vững

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và giao dịch quốc tế, đóng vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển đất nước, là một trong những động lực chính để thúc đẩy phát triển kinh tế. Do đó, tại Kết luận số 80-KL/TW, Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục rà soát, xác định rõ chức năng, vị trí, vai trò của Thăng Long - Hà Nội trong suốt hơn 1.000 năm lịch sử và các tiềm năng, lợi thế, đặc thù riêng của Hà Nội để khai thác, phát huy tối đa cho phát triển Thủ đô.
Kinh tế đang trên đà tăng tốc

Kinh tế đang trên đà tăng tốc

(LĐTĐ) Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV về tình hình kinh tế - xã hội cho thấy, 4 tháng đầu năm 2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức song nền kinh tế vẫn thu được nhiều thành quả.
Thượng tướng Trần Quốc Tỏ điều hành hoạt động của Bộ Công an

Thượng tướng Trần Quốc Tỏ điều hành hoạt động của Bộ Công an

(LĐTĐ) Ngày 22/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 439/QĐ-TTg về việc giao điều hành hoạt động của Bộ Công an. Theo đó, Thủ tướng giao Thượng tướng Trần Quốc Tỏ - Thứ trưởng Bộ Công an, điều hành hoạt động của Bộ Công an cho đến khi kiện toàn chức danh Bộ trưởng Bộ Công an.
Chủ tịch nước Tô Lâm tuyên thệ, phát biểu nhậm chức

Chủ tịch nước Tô Lâm tuyên thệ, phát biểu nhậm chức

(LĐTĐ) Sáng nay (22/5), sau khi được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tuyên thệ và phát biểu nhậm chức.
Quốc hội thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước với ông Tô Lâm

Quốc hội thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước với ông Tô Lâm

(LĐTĐ) Sáng 22/5, với 472/473 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 96,92%, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Tô Lâm.
Sáng nay (22/5), Quốc hội bầu Chủ tịch nước

Sáng nay (22/5), Quốc hội bầu Chủ tịch nước

(LĐTĐ) Theo Chương trình, sáng nay (22/5), Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín. Sau khi Nghị quyết bầu Chủ tịch nước được thông qua, Chủ tịch nước sẽ tiến hành tuyên thệ và phát biểu nhậm chức.
Cần xem xét lại quy định cấm người trong gia đình tham gia đấu giá cùng một tài sản

Cần xem xét lại quy định cấm người trong gia đình tham gia đấu giá cùng một tài sản

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội cho rằng, hiện nay, dự thảo Luật Đấu giá tài sản chưa làm rõ khái niệm cha, mẹ, anh, em… không được quyền tham gia đấu giá. Quá trình áp dụng có nhiều vướng mắc, nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến phát sinh khiếu nại, tố cáo về người tham gia đấu giá.
Quốc hội: Đặt trước tối thiểu 10% khi đấu giá quyền sử dụng đất

Quốc hội: Đặt trước tối thiểu 10% khi đấu giá quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Đấu giá tài sản quy định rõ tiền đặt trước đối với một số tài sản đặc thù và thường là tài sản có giá trị lớn, có thể tác động đến thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, mức tiền đặt trước tối thiểu là 10% và mức tối đa là 20% giá khởi điểm để góp phần hạn chế tình trạng người trúng đấu giá bỏ cọc, bảo đảm thống nhất với quy định của pháp luật hiện hành về khoáng sản, đất đai, tần số vô tuyến điện.
Xem thêm
Phiên bản di động