Xúc động câu chuyện của người mẹ có hơn 600 con
Thắp sáng nụ cười cho người khiếm thị | |
Nỗ lực vượt lên của cô gái mắc bệnh tan máu bẩm sinh | |
Chuyện chàng sinh viên làm nhiều việc tốt |
Hơn 30 năm qua, ngôi nhà số 13 phố Ngô Văn Sở (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành mái ấm cho những đứa trẻ cơ nhỡ.
Dù đã ngấp nghé tuổi 80 nhưng đều đặn hằng ngày bà cùng chồng là ông Vũ Tiến đã lo toan từng bữa cơm, chăm sóc đến việc dạy học cho những đứa trẻ lang thang không nơi nương tựa. Bà Vũ Thị Ngọc Oanh nhớ lại: “Hơn 30 năm trước, chúng tôi mở quán cơm để kiếm đồng ra đồng vào nuôi con ăn học. Hằng ngày quán có nhiều người già, trẻ nhỏ đến xin cơm. Nhìn những đứa trẻ ốm yếu, mặt mũi nhem nhuốc, đói khát, tôi không khỏi xót xa. Tôi cho chúng ăn và trẻ truyền tai nhau đến quán ngày một đông".
Thế nhưng, việc quyết định đưa những trẻ lang thang này về nhà nuôi lại là do bà Oanh cảm động trước tấm chân tình của chồng mình. Trước đây, tuổi thơ của ông Tiến gắn liền với Ga Hà Nội. Ông từng là một đứa trẻ hàng ngày mưu sinh ở ga, trải qua những tháng ngày tuổi thơ khốn khó. Khi nhìn thấy những đứa trẻ này, ông không khỏi nhớ lại những năm tháng ấy. Ông muốn nhận những đứa trẻ về nuôi nấng dạy dỗ bởi ông hiểu cuộc sống ấy đối với những đứa trẻ khó khăn biết nhường nào.
Bà Vũ Thị Ngọc Oanh (giữa) - người đã nuôi dạy gần 600 trẻ mồ côi trong suốt hơn 30 năm. (Ảnh: Bảo Thoa) |
Thế nhưng với kinh tế lúc bấy giờ, bà Oanh còn nhiều đắn đo, bởi là một nhà giáo bà hiểu việc nuôi dạy cả trăm đứa trẻ không hề dễ dàng, đó là chưa kể đến kinh tế có đủ hay không. Nhưng cảm động trước câu chuyện của chồng, bà quyết định cùng ông đón những đứa trẻ lang thang về để cho chúng có một mái nhà.
Năm 1989, ông bà gom hết những đứa trẻ lại và thành lập “Tổ bán báo xa mẹ” ra đời và hoạt động rất hiệu quả. Mọi vốn liếng do vợ chồng ông, bà bỏ ra mua báo và giao cho từng em đi đến các con phố của Hà Nội bán. Tất cả tiền bán báo sau mỗi buổi được chuyển trả lại tổ để tái sản xuất và phục vụ sinh hoạt hằng ngày của các em. Sau một thời gian, ông Tiến bà Oanh nhận thấy việc để các cháu phải ra ngoài kiếm sống từ sớm không tốt nên đã quyết định đưa các cháu về ở tại nhà số 13 Ngô Văn Sở để nuôi dạy và “Tổ bán báo xa mẹ” được đổi thành “Gia đình trẻ em mồ côi xa mẹ”.
Để có kinh phí duy trì “Gia đình trẻ em mồ côi xa mẹ”, ông Tiến và bà Oanh mở một công ty kinh doanh du lịch, một quán ăn và quán cà phê. Có kinh phí để duy trì là chuyện không đơn giản nhưng dạy học, dạy kỹ năng sống cho các em còn khó khăn hơn. Phần lớn các em đến đây hầu như không biết chữ hoặc học hành dang dở. Muốn trẻ quay lại trường học, bà Oanh phải dạy kèm để các em theo kịp chương trình.
Trải qua hơn 30 năm qua, bà Vũ Thị Ngọc Oanh và ông Vũ Tiến đã hỗ trợ cho gần 600 trẻ em, trong đó có 200 trẻ tham gia “Tổ bán báo xa mẹ”, 400 trẻ được nuôi ăn học. Không chỉ nuôi ăn học, ông bà còn định hướng nghề nghiệp khi cho các con theo học các trường nghề và đứng ra dựng vợ, gả chồng.
Từng ấy năm tháng, ông, bà không nhớ hết được số lần vào vai bố, mẹ mang trầu, cau đi hỏi vợ cho các con. Tính ra ông bà cũng có đến cả gần nghìn đứa con dâu, rể, cháu nội, cháu ngoại. Đó là niềm hạnh phúc không gì sánh nổi sau những năm tháng đằng đẵng lo cho hết người con này đến người con khác có cuộc sống ấm no, có hành trang bước vào cuộc sống.
Nhiều con là thế nhưng bà Oanh cho biết, ông bà có thể nhớ hết từng đứa một dù có nhiều cháu đã rời xa mái ấm này hàng chục năm. Nhưng cũng hàng chục năm ấy, những người con không bao giờ quên ơn “mẹ Oanh”, bố “Tiến” dù có đi xa đến đâu.
Tại chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến “Tiếp lửa truyền thống phong trào Ba đảm đang phụ nữ Thủ đô thi đua làm theo lời Bác giai đoạn 2015-2020”, bà Vũ Thị Ngọc Oanh được thành phố Hà Nội tôn vinh phụ nữ Thủ đô điển hình tiêu biểu. Khi đứng trên sân khấu để chia sẻ câu chuyện về những người con, bà đã vô cùng xúc động khi bất ngờ được hội ngộ cùng anh Quách Văn Điệp, một người con của bà. Anh đã thay mặt hàng trăm đứa con trong ngôi nhà xa mẹ để nói lời tri ân và tặng cho người mẹ hiền của mình bó hoa tươi thắm.
Anh Điệp xúc động kể lại: “Tôi quê ở huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên sinh ra trong một gia đình bố mẹ bị bệnh, mất sớm. Năm 2003, tôi được bố mẹ Tiến - Oanh đón về ngôi nhà 13 Ngô Văn Sở, nuôi dạy, cho ăn học. Năm 18 tuổi sau khi học hết trung học phổ thông, tự nhận thấy khả năng của mình không thể học lên cao nữa, tôi tâm sự với mẹ Oanh rằng muốn đi học nghề để kiếm sống.
Bố mẹ Tiến – Oanh đã cho tôi đi học nghề lái xe và chi trả toàn bộ học phí. Sau khi có bằng lái xe, để có thể làm nghề một cách an toàn, bố Tiến đã đích thân kèm tôi lái xe trên tất cả các cung đường từ đường trường đến đường đèo.
Năm 2017, tôi có dự định lâp gia đình, người đầu tiên tôi thưa chuyện là mẹ Oanh, bố Tiến. Bố mẹ đã trực tiếp mang trầu cau đi ăn hỏi và đón vợ chồng tôi về sống tại tầng 4 ngôi nhà xa mẹ 13 Ngô Văn Sở. Sau 6 tháng ở ngôi nhà, tôi cùng vợ về sinh sống bên nhà vợ cho đến nay. Tôi không bao giờ quên những ngày tháng được bố mẹ chăm sóc, cưu mang, rồi lo cho nghề nghiệp, đến lúc tôi lập gia đình”.
Có lẽ không chỉ anh Điệp mà hàng trăm người con khác cũng dành cho “mẹ” Vũ Thị Kim Oanh và “bố” Vũ Tiến những tình cảm thân thương như ruột thịt.
Giờ đây, bà Vũ Thị Ngọc Oanh và ông Vũ Tiến đều đã gần 80 tuổi, sức khỏe không được như xưa, “Tổ bán báo xa mẹ” cũng dần chỉ còn trong hoài niệm, nhưng với những người đã sống trong “Gia đình trẻ em mồ côi xa mẹ” và nhiều người vẫn không khỏi xúc động trước tấm lòng nhân ái của người mẹ, người cha vĩ đại này.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39