Xử lý nghiêm các vi phạm trật tự xây dựng, không đảm bảo phòng cháy

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND về việc tăng cường công tác chỉ đạo khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đã đưa vào hoạt động... Với Chỉ thị này, dư luận kỳ vọng, các cấp chính quyền sẽ vào cuộc quyết liệt nhằm xử lý, khắc phục triệt để các công trình vi phạm trật tự xây dựng, PCCC trên địa bàn thành phố.
Xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại số 84 đường Láng Công trình xây dựng 383+385 phố Vọng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà liền kề Huyện Hoài Đức: Cần xử nghiêm những vi phạm về trật tự xây dựng

Tăng cường chỉ đạo, xử lý các trường hợp vi phạm

Thời gian qua, nhiều vụ cháy, nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của người dân và trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là tại các công trình xây dựng, khu nhà xưởng không đảm bảo công tác PCCC.

Mới đây nhất, vụ cháy tại một nhà xưởng thuộc khu vực chợ 365 (quận Hà Đông, Hà Nội) khiến một người tử vong. Nhà xưởng này nằm trên diện tích đất quy hoạch Khu công viên thể thao, cây xanh quận Hà Đông (dự án bị "treo" từ nhiều năm nay)… Sự việc khiến dư luận đặt câu hỏi, vì sao cơ quan chức năng đã nỗ lực chỉ đạo, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm các quy định về PCCC nhưng tình trạng vi phạm vẫn xảy ra?

Xử lý nghiêm các vi phạm trật tự xây dựng, không đảm bảo phòng cháy
Đất dự án trở thành bãi trông giữ xe trái phép trên địa bàn xã Tân Triều, huyện Thanh Trì

Để tăng cường công tác quản lý, xử lý vấn đề vi phạm trong lĩnh vực này, mới đây Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND về việc tăng cường công tác chỉ đạo khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động và các công trình xây dựng không phép, trái phép trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chỉ thị nêu rõ, nguyên nhân những tồn tại về PCCC còn nhiều vấn đề tồn tại là do ý thức chấp hành quy định về PCCC của chủ đầu tư, người đứng đầu cơ sở chưa cao.

Ngoài ra, công tác quản lý Nhà nước về PCCC còn những hạn chế nhất định. Bên cạnh đó, vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng, trật tự đô thị chưa quyết liệt, thiếu trách nhiệm, có dấu hiệu buông lỏng quản lý. Cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ.

Trước thực trạng nêu trên, UBND thành phố Hà Nội giao Công an Thành phố chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các công trình vi phạm đang tồn tại chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động. Đồng thời, hướng dẫn chủ đầu tư khắc phục các tồn tại, thiếu sót về PCCC trong quá trình triển khai thi công xây dựng công trình.

Đặc biệt, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về PCCC của UBND cấp huyện, cấp xã theo quy định. Sở Xây dựng phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan; UBND quận, huyện, thị xã trong việc xử lý các công trình xây dựng không phép, trái phép và các công trình có vi phạm về trật tự xây dựng chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động trên địa bàn Thành phố.

“UBND thành phố Hà Nội giao UBND các quận, huyện, thị xã yêu cầu chủ đầu tư các công trình vi phạm khẩn trương nghiêm túc thực hiện hoàn thành việc khắc phục ngay đối với từng tồn tại, vi phạm về PCCC. Đồng thời, chỉ đạo Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý nghiêm các công trình sai phạm trong đầu tư xây dựng, ngăn chặn kịp thời không để phát sinh mới công trình vi phạm”, nội dung Chỉ thị 14/CT-UBND nêu rõ.

Vi phạm trật tự xây dựng vẫn “nóng” ở các địa phương

Vấn đề quản lý, xử lý vi phạm trật tự xây dựng thời gian qua đã tốn nhiều giấy mực và là chủ đề nóng được dư luận đặc biệt quan tâm. Người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng đã phản ánh nhiều về tình trạng vi phạm đất đai, xây dựng trên địa bàn một số quận, huyện. Thậm chí, có những vi phạm kéo dài qua các thời kỳ và đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Cũng có trường hợp chính quyền địa phương có dấu hiệu lỏng lẻo quản lý để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất công...

Xử lý nghiêm các vi phạm trật tự xây dựng, không đảm bảo phòng cháy
Dự án "Công viên cây xanh" trên địa bàn quận Hà Đông đã bị "treo" hơn 10 năm được cho các đơn vị thuê lại khai thác làm sân bóng đá, nhà xưởng...

Tại Hà Nội, tình trạng vi phạm trong công tác quản lý đất đai, xây dựng nổi cộm phải kể đến là trên địa bàn xã Yên Bài (huyện Ba Vì, Hà Nội). Tại đây, hàng chục căn biệt thự đã mọc lên trái phép dù không có bất kỳ dự án nào... sự việc sau đó được Thanh tra thành phố Hà Nội vào cuộc làm rõ và Ủy ban Kiểm tra Trung ương có kết luận về những sai phạm này.

Không chỉ riêng huyện Ba Vì, tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm về công tác PCCC còn diễn ra tại nhiều quận, huyện trên địa bàn Thành phố. Trong đó, quận Hà Đông cũng là một trong những địa phương còn tồn tại nhiều bất cập trong công tác quản lý, nhiều dự án quy hoạch chưa được đưa vào sử dụng, hoặc sử dụng chưa đúng.

Cụ thể là tại dự án “Khu công viên thể thao, cây xanh quận Hà Đông” với tổng diện tích hơn 52,8ha thuộc địa bàn 2 phường là Kiến Hưng và Hà Cầu. Dự án được thành phố Hà Nội ra Quyết định thu hồi đất từ năm 2008, tuy nhiên sau khi đền bù và giải phóng mặt bằng xong đến bây giờ vẫn chưa được khởi công xây dựng.

Được biết, ngày 8/5/2015, UBND quận Hà Đông đã có báo cáo gửi UBND thành phố Hà Nội về việc đề xuất phương án sử dụng tạm thời đối với diện tích đất đã được giải phóng mặt bằng thuộc quy hoạch công viên vui chơi giải trí. Sau khi được Thành phố chấp thuận phương án, khu đất trên đã được cho 12 đơn vị “thầu” lại sau đó được chia nhỏ cho nhiều người làm nhà xưởng, sân bóng đá…

Xử lý nghiêm các vi phạm trật tự xây dựng, không đảm bảo phòng cháy
Công trình siêu mỏng xây dựng kiên cố trên địa bàn thôn Yên Phú, xã Liên Ninh (Thanh Trì) không chỉ khiến người dân bức xúc và còn làm mất mĩ quan đô thị

Do các công trình tại dự án xây dựng không phép, sử dụng đất dự án sai mục đích nên việc thực hiện quy định về PCCC là điều không thể thực hiện được. Và ngày 20/10 vừa qua, một nhà xưởng nằm trên khu đất dự án “Công viên cây xanh” quận Hà Đông đã bất ngờ bốc cháy, sự việc khiến một người tử vong… Sau vụ cháy gây thiệt hại cả về người và của, đến thời điểm này vẫn chưa thấy cơ quan chức năng quận Hà Đông có động thái quyết liệt, đình chỉ các hoạt động tại khu vực này.

Có thể thấy, việc tồn tại các công trình vi phạm liên quan đến đất đai, trật tự xây dựng tại một số quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội không chỉ là những công trình cũ, tồn tại cũ. Ngay tại thời điểm này, nhiều công trình vi phạm xây dựng mới đã và đang tiếp diễn. Cụ thể như công trình vi phạm trật tự xây dựng tại dự án mở rộng Quốc lộ 1A qua địa bàn thôn Yên Phú, xã Liên Ninh (huyện Thanh Trì, Hà Nội), chính quyền địa phương có dấu hiệu buông lỏng quản lý khi để công trình siêu mỏng, siêu nhỏ của gia đình bà Vũ Thanh Thúy ngang nhiên xây dựng kiên cố, dù không nhận được sự cho phép của chính quyền địa phương. Điều này không chỉ làm xấu đi hình ảnh đô thị, mà còn tạo ra tiền lệ xấu cho người dân nếu không xử lý dứt điểm, kịp thời...

Trước những tồn tại, vướng mắc liên quan đến vấn đề đất đai, xây dựng, PCCC, việc Thành phố ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND được dư luận kỳ vọng, các cấp chính quyền sẽ vào cuộc quyết liệt nhằm xử lý, khắc phục triệt để các công trình vi phạm trật tự xây dựng, PCCC trên địa bàn Thành phố. Điều quan trọng hơn nữa là, với sự chỉ đạo quyết liệt của người đứng đầu Thành phố, người dân cũng tin tưởng rằng các công trình vi phạm mới đang manh nha phát sinh sẽ bị triệt tiêu.

Tuy nhiên, để làm được điều này không chỉ cần các cấp quản lý Nhà nước đồng loạt vào cuộc tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý, mà bản thân người dân cũng cần phải nâng cao ý thức chấp hành các quy định về xây dựng, PCCC. Có như vậy, những tồn tại, vướng mắc trong công tác xây dựng, đất đai, PCCC mới thực sự được xử lý một cách triệt để nhất.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

(LĐTĐ) Vừa qua, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân L.T.Q, (71 tuổi, ở Hưng Yên) nhập viện với chẩn đoán sốt mò, hạ natri máu, suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư tuyến giáp thể nhú, viêm gan theo dõi do thuốc.
Tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở

Tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Trong Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Chủ tịch UBND quận và đại diện tổ chức Công đoàn, công nhân lao động và doanh nghiệp.
Thấm đượm nghĩa tình cán bộ Công đoàn chuyên trách Đường sắt Việt Nam

Thấm đượm nghĩa tình cán bộ Công đoàn chuyên trách Đường sắt Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều ngày 24/4, tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An, Công đoàn Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) tổ chức Hội nghị Gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ Công đoàn chuyên trách ngành Đường sắt đã nghỉ hưu, hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Báo Tiền Phong phối hợp với UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT tổ chức Hội thảo Thúc đẩy Kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với sự tham dự của 200 đại biểu.
Khi nào Việt Nam phóng vệ tinh mới thay thế VINASAT-1

Khi nào Việt Nam phóng vệ tinh mới thay thế VINASAT-1

(LĐTĐ) VINASAT-1 được phóng thành công lên quỹ đạo vào ngày 19/4/2008, khẳng định chủ quyền không gian vệ tinh của Việt Nam. Vệ tinh VINASAT-1 do hãng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất và được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Ariane-5 (Pháp). VINASAT-1 có vị trí quỹ đạo là 1320E (132 độ đông).
VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

(LĐTĐ) Sau chuỗi ngày lao dốc, thị trường chứng khoán hôm nay bất ngờ đảo chiều tăng mạnh, VN-Index quay trở lại ngưỡng hỗ trợ 1.200 điểm.
Phát tán tin giả, đi tù thật

Phát tán tin giả, đi tù thật

(LĐTĐ) Cơ quan quản lý Nhà nước khi phát hiện phát tán tin giả, tin sai sự thật hoặc nhận được tin báo, khiếu nại của cơ quan, tổ chức về hành vi lan truyền thông tin sai sự thật thì người phát tán sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Tin khác

TP.HCM: Tăng cường phương tiện phục vụ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Tăng cường phương tiện phục vụ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tăng cường phương tiện giao thông để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Lễ 30/4 và 1/5.
TP.HCM: Gần 400 vị trí quảng cáo sai quy định chưa được tháo dỡ

TP.HCM: Gần 400 vị trí quảng cáo sai quy định chưa được tháo dỡ

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan làm rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương để xảy ra những công trình quảng cáo ngoài trời không đúng quy định; đề xuất xử lý nhằm chấn chỉnh, không để tiếp tục tái diễn.
TP.HCM: Tình trạng xe dù, bến cóc gia tăng

TP.HCM: Tình trạng xe dù, bến cóc gia tăng

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường quản lý trật tự xây dựng đối với nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở dịch vụ cho thuê trọ, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có dạng “hộp ngủ” để kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế.
Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024 trên tinh thần "từ sớm, từ xa", giải quyết dứt điểm những vấn đề còn ý kiến khác nhau, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán trước khi trình lên cấp thẩm quyền xem xét, cho ý kiến.
Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

(LĐTĐ) Nhiều năm trước, Hà Nội đã sớm “ấp ủ” các kế hoạch thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt, nhưng thời điểm đó, dịch vụ và cả công nghệ thanh toán vẫn còn nghèo nàn, chưa tiện dụng. Nay mọi thứ đã thay đổi khi công nghệ thanh toán không tiền mặt đã phát triển vượt bậc với nhiều tiện ích và đa đạng hơn và đây là thời điểm thích hợp để tái khởi động các dự án thu phí không dùng tiền mặt với những đòi hỏi cao hơn, thiết thực hơn.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm tự giác chấp hành Luật Giao thông cho người tham gia giao thông, nhất là đối với học sinh, huyện Thanh Trì đã tăng cường tuyên truyền pháp luật giao thông đến các trường học trên địa bàn huyện.
Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, giai đoạn 2024-2025, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư xây mới 17 chợ (năm 2024 đầu tư xây dựng hoàn thành 5 chợ; năm 2025 hoàn thành 12 chợ), đồng thời, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 21 chợ.
Xem thêm
Phiên bản di động