Xem xét cơ chế hỗ trợ người trồng đào, quất ở Tây Hồ bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn quận Tây Hồ có 65ha đào bị mất trắng (chiếm 65,4%), thiệt hại khoảng 39 tỷ đồng; 27,5ha quất bị thiệt hại (chiếm trên 90%), mất khoảng 25 tỷ đồng.
Đào tạo lao động tay nghề cao đi tắt để đón đầu Vụ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp: Là hành động bộc phát

Người trồng đào, quất Tây Hồ thiệt hại 64 tỷ đồng

Tại kỳ họp thứ 18, HĐND thành phố Hà Nội, khi thảo luận về Nghị quyết Hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ Đông góp phần khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024, đại biểu Lê Thị Thu Hằng (quận Tây Hồ) chia sẻ: Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên địa bàn quận có 65ha/99ha diện tích cây đào bị mất trắng (chiếm 65,4%); có trên 27,5/tổng số 30ha quất bị thiệt hại (chiếm trên 90%). Riêng cây đào thiệt hại khoảng 39 tỷ đồng, thiệt hại với cây quất là 25 tỷ đồng. Quận đã báo cáo đề xuất và gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) hỗ trợ 60 triệu đồng/ha với hoa đào; hỗ trợ 90 triệu đồng/ha quất.

Căn cứ Nghị quyết số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, tại khoản 6, Điều 5 nêu: Các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản bị thiệt hại chưa đưa trong quy định tại điều 1,2,3,4 thì Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, đặc điểm sản xuất và nhu cầu của địa phương quy định mức hỗ trợ cụ thể cho phù hợp.

Xem xét cơ chế hỗ trợ người trồng đào, quất ở Tây Hồ bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Kỳ họp thứ 18, HĐND thành phố Hà Nội.

Trên cơ sở quy định đó, đại biểu Lê Thị Thu Hằng đề xuất, ở Nghị quyết này quy định giao cho các địa phương và như quận Tây Hồ hoàn toàn có điều kiện về ngân sách để áp dụng mức hỗ trợ phù hợp. Vì vậy, quận mong muốn có cơ chế để thực hiện hỗ trợ trong vụ đông xuân này.

“Áp lực là hỗ trợ người dân trên địa bàn sớm, kịp dịp Tết Nguyên đán, vì thế cần cơ chế của thành phố cho phép sử dụng ngân sách quận để hỗ trợ”, đại biểu Lê Thị Thu Hằng nêu.

Trao đổi về nội dung này, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, Sở đã tham mưu UBND Thành phố triển khai 5 giải pháp đồng bộ, trong đó có những nội dung hỗ trợ trực tiếp, có những nội dung tạo điều kiện để có giải pháp. UBND Thành phố đã có 5 quyết định hỗ trợ các địa phương ngay với số tiền 220 tỷ đồng; bổ sung ngay 1.200 tỷ đồng cho 4 quỹ của Ngân hàng Chính sách xã hội, quỹ Hội Nông dân, Quỹ Khuyến nông, quỹ của Liên minh Hợp tác xã để cho vay...

Với chính sách hỗ trợ phát triển cây vụ Đông thì không phải hỗ trợ thiệt hại do cơn bão mà vì thiếu hụt nhiều lương thực, thực phẩm từ nay đến tết Nguyên đán. Nếu áp dụng chính sách này sẽ đạt khoảng 400 nghìn tấn phục vụ kịp thời nhu cầu dịp Tết.

Xem xét cơ chế hỗ trợ người trồng đào, quất ở Tây Hồ bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Đại biểu Lê Thị Thu Hằng (quận Tây Hồ) đề xuất tại Kỳ họp.

“Hiện mức hỗ trợ theo nghị quyết số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ với cây trồng tối đa là 2 triệu đồng/ha; với vật nuôi là 6 triệu đồng/ha. Mức hỗ trợ này rất thấp, nên vừa qua Bộ NN&PTNT đã trình Bộ Tư pháp sửa Nghị quyết này, theo đó đề xuất mức hỗ trợ tối đa với cây trồng là 60 triệu đồng”, Giám đốc Sở NN&PTN Hà Nội cho biết.

Sở NN&PTN Hà Nội đang căn cứ vào Luật Thủ đô để xây dựng chính sách đồng bộ trong định hướng phát triển nông nghiệp, trong đó lồng nội dung chính sách hỗ trợ này vào. Theo Luật Thủ đô, thời gian tới Hà Nội sẽ áp dụng chính sách hỗ trợ cao hơn của Trung ương, Sở NN&PTNT đang xây dựng, sẽ trình HĐND Thành phố tại kỳ họp cuối năm.

Đối với nội dung mà quận Tây Hồ đề xuất, Giám đốc Sở NN&PTN Hà Nội cho biết, theo Nghị quyết số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ, địa phương sẽ chủ động bố trí ngân sách; thành lập hội đồng đánh giá thiệt hại để có hỗ trợ.

Sớm xem xét cơ chế hỗ trợ bà con nông dân

Liên quan đến vấn đề này, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND Thành phố Hồ Vân Nga khẳng định, đề xuất của quận Tây Hồ là chính xác và đồng tình với đề xuất của đại biểu quận Tây Hồ, và đề nghị sớm xem xét cơ chế để quận kịp thời hỗ trợ người dân.

Xem xét cơ chế hỗ trợ người trồng đào, quất ở Tây Hồ bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại trao đổi về nội dung đại biểu nêu.

Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Xuân Lưu cho rằng, Nghị quyết số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND của UBND Thành phố về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn thành phố đã có, là cơ chế chung cho các địa phương. Sở Tài chính đã cấp bổ sung kinh phí dự phòng cho các quận, huyện để thực hiện nội dung này cùng với khắc phục hậu quả cơn bão.

Nội dung được trình tại kỳ họp này là trình cơ chế hỗ trợ đặc thù theo Luật Thủ đô với đối tượng hỗ trợ theo đề xuất của Sở NN&PTNT là cây vụ Đông, không có hỗ trợ cây đào, quất. Cây vụ Đông có 2 nhóm là ảnh hưởng của cơn bão và để chuẩn bị sản lượng lương thực bị thiếu hụt khi bão, lũ đi qua. Hỗ trợ này để bà con trồng cây vụ Đông năm 2024.

Với đề xuất của đại biểu Lê Thị Thu Hằng, Sở Tài chính thống nhất với Ban Kinh tế - Ngân sách, sẽ xem xét trình cơ chế đặc thù, tăng thêm so với nghị quyết của Chính phủ và quyết định của UBND thành phố Hà Nội.

Xem xét cơ chế hỗ trợ người trồng đào, quất ở Tây Hồ bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Bà Lê Thị Lụa (57 tuổi, phường Nhật Tân) bị hư hại 300 gốc đào.

Nhấn mạnh thêm về vấn đề này, điều hành kỳ họp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà cho rằng, về căn cứ pháp lý, UBND Thành phố thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách và Nghị định 163-NĐ/CP của Chính phủ. UBND Thành phố đã rà soát, trình HĐND Thành phố quyết định hỗ trợ sản xuất cây vụ Đông, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trên địa bàn Thành phố Hồ sơ trình nội dung trên đúng quy định, đúng thẩm quyền của HĐND Thành phố và Ban Kinh tế - Ngân sách đã thẩm tra cho thấy, hồ sơ trình đúng thẩm quyền.

Qua thảo luận, không chỉ có ý kiến của đại biểu Lê Thị Thu Hằng, còn có nhiều đại biểu ở các quận, huyện, đặc biệt khối huyện - nhất là khu vực sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, không phải ngoài danh mục cây ngô, đậu tương... mà còn hàng loạt cây sản xuất có giá trị hàng hóa cao khác (như cam canh, phật thủ, đào, quất bưởi...) cần cân nhắc xem xét.

Tuy nhiên trong thời gian ngắn, UBND Thành phố mới đề xuất theo Nghị quyết của Chính phủ. Hiện nay, UBND Thành phố đã trình HĐND ở mức hỗ trợ cao nhất trong khung quy định của Chính phủ và nguồn lực của Thành phố được phép thực hiện theo Luật Thủ đô.

Với kiến nghị của đại biểu quận Tây Hồ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố Phùng Thị Hồng Hà đề nghị, UBND Thành phố tiếp tục rà soát và khẩn trương tổng hợp, báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy và gửi đến HĐND Thành phố sau khi có ý kiến thống nhất từ Ban Thường vụ Thành ủy. Trên cơ sở đó tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, trình hỗ trợ cho các cơ sở, người dân bị ảnh hưởng cơn bão số 3, cố gắng hỗ trợ ở mức tối đa, nhanh nhất để hỗ trợ đồng bào, các hộ sản xuất nông nghiệp khắc phục hậu quả.

“Đề nghị trình HĐND Thành phố muộn nhất tại kỳ họp chuyên đề tháng 11/2024, để kịp thời hỗ trợ người dân ổn định sản xuất”, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố nhấn mạnh.

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số

Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số

(LĐTĐ) Thương mại điện tử được dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành “sân chơi tỷ đô” giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để tận dụng được những cơ hội này, buộc các doanh nghiệp phải bắt tay vào thực hiện chuyển đổi số…
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt.
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt

Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt

(LĐTĐ) Theo phương án được đề xuất, Dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc - Nam có tổng chiều dài chính tuyến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD. Điểm đầu tại Thành phố Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và điểm cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh (ga Thủ Thiêm).
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
10 tháng, hơn 9 nghìn người ra đi vì tai nạn giao thông

10 tháng, hơn 9 nghìn người ra đi vì tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Theo Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia, trong 10 tháng năm 2024, toàn quốc xảy ra 19.711 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 9.061 người, bị thương 14.685 người. So với 10 tháng năm 2023, tăng 1.334 vụ, giảm 844 người chết và tăng 2.137 người bị thương.
Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại

Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại

(LĐTĐ) Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” được Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố thông qua sẽ giải quyết các tồn tại, hạn chế hiện nay; hình thành hệ thống giao thông thông minh của thành phố theo các giai đoạn, thực hiện mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội sẽ cơ bản trở thành Thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.

Tin khác

Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 19 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã thông qua 15 Nghị quyết. HĐND Thành phố đề nghị, ngay sau kỳ họp, UBND Thành phố, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đảm bảo các nghị quyết của HĐND Thành phố đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Việc tiếp tục mở rộng ủy quyền của Chủ tịch UBND cấp xã cho công chức thuộc UBND cấp xã theo quy định tại khoản 4, khoản 6, điều 14, Luật Thủ đô là yêu cầu khách quan, cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở cơ sở; nâng cao trách nhiệm của công chức cấp xã.
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

(LĐTĐ) Nhà nước không cấp kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản công chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Đơn vị sự nghiệp công sử dụng nguồn thu được từ việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo quy định.
Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố

Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố

(LĐTĐ) Sáng 19/11, tại kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã xem xét thông qua Nghị quyết Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố; thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc thành phố Hà Nội.
Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được chuyển sang biên chế hành chính

Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được chuyển sang biên chế hành chính

(LĐTĐ) Tại kỳ thứ 19, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khoá XVI được tổ chức sáng 19/11, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính; việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đảm bảo Luật Thủ đô năm 2024 sớm đi vào cuộc sống

Đảm bảo Luật Thủ đô năm 2024 sớm đi vào cuộc sống

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 19 được tổ chức ngày 19/11, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, ban hành các nội dung triển khai, thi hành Luật Thủ đô năm 2024. Kỳ họp được tổ chức là sự chủ động, kịp thời của HĐND, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố trong triển khai Luật Thủ đô, đảm bảo Luật sớm đi vào cuộc sống.
Sáng nay 19/11, khai mạc kỳ họp thứ 19 HĐND Thành phố khoá XVI

Sáng nay 19/11, khai mạc kỳ họp thứ 19 HĐND Thành phố khoá XVI

(LĐTĐ) Hôm nay (19/11), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tổ chức kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề), xem xét, ban hành các nội dung triển khai, thi hành Luật Thủ đô năm 2024 và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố.
Chung tay cùng Thành phố đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chung tay cùng Thành phố đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong mong muốn, năm 2025, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, kinh nghiệm, vận động, tập hợp nhân dân đoàn kết, chung tay cùng Thành phố thực hiện các dấu mốc phát triển mới, đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Hà Nội: Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

Hà Nội: Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

(LĐTĐ) Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đang tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, chậm tiến độ. Các sở, ngành được chỉ đạo giám sát, tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ. Sở Tài chính và Kế hoạch chủ trì kiểm tra, hướng dẫn, đề xuất phương án xử lý, đảm bảo tuân thủ pháp luật.
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để lắng nghe ý kiến của nhân dân

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để lắng nghe ý kiến của nhân dân

(LĐTĐ) Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài chia sẻ, Ngày hội đại đoàn kết không chỉ là dịp tôn vinh các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mà còn là dịp để các cấp ủy Đảng, chính quyền gặp gỡ, tiếp xúc và lắng nghe ý kiến của nhân dân; góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố niềm tin của nhân dân đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động