Xây mới trường công, có khó?
Xét trên góc độ lý luận, một số người đặt vấn đề, khi nói kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa thì ít nhất tất cả các cháu học sinh phải được học ở hệ thống trường công với mức học phí phải chăng! Đây cũng chính là mục tiêu mà chúng ta đang hướng đến. Nhưng do một số nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan mà hiện tại các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh không đủ trường công cho các cháu học, dẫn đến nghịch cảnh tỷ lệ chọi quá cao, các cháu học ngày, học đêm để hy vọng đỗ vào trường công.
![]() |
Học trường công là nhu cầu bức thiết của học sinh. (Ảnh minh họa. Nguồn: KTDT) |
Có người nói, trường tư nhiều, chất lượng tốt sao cứ chen vào trường công làm gì? Cách đặt vấn đề chẳng sai, nhưng mấu chốt đầu tiên vẫn là tiền đâu? Trong số hàng triệu gia đình, có phải ai cũng có thu nhập cao để cho con vào trường tư. Đa số công chức, viên chức, người lao động “oằn lưng” với chuyện mưu sinh khi lương mới đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu thì lấy đâu ra tiền cho con học trường tư? Trong khi hệ thống trường tư học phí thường khá cao!
Cũng liên quan cuộc đua vào trường công, nhiều ý kiến nói rằng, việc Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh tăng dân số cơ học đến chóng mặt, trường công mọc lên sao kịp để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh? Cách đặt vấn đề này cũng không sai, nhưng chưa đủ. Đơn cử, khi lập quy hoạch các khu đô thị, các cơ quan hoạch định chính sách bao giờ cũng tính đến các yếu tố trường học, bệnh viện đi kèm. Ngay việc di dời các nhà máy trong nội đô ra ngoại thành cũng có đề cập đến việc lấy đất để phục vụ các công trình dân sinh (vườn hoa, trường học, thiết chế văn hóa…). Song cuối cùng “tấc đất, tấc vàng”, một số nơi việc xây dựng không tuân thủ theo quy hoạch. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thiếu trường công.
Chuyện đã rồi, sửa có khó không? Một số người cho rằng, vẫn biết tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, những quận nội thành rất khan hiếm về quỹ đất, tuy nhiên hiếm chưa hẳn là hết. Do đó, để các cháu được quyền học ở trường công, để phụ huynh không bị áp lực vì chuyện thi của con, nên chăng căn cứ vào các quy định hiện hành, Thành phố sớm chỉ đạo mỗi quận tìm ra qũy đất trống, hoặc di dời công sở, cơ quan, doanh nghiệp theo đúng quy hoạch, hoặc thu hồi dự án chậm triển khai để tiến hành xây trường.
Với đơn giá hiện hành, chỉ cần 150 tỷ trở lên đã có ngôi trường khang trang cho các cháu học tập. Kinh phí này đối với hai siêu đô thị Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh không có gì quá sức! Có lẽ đây cũng là một trong những hiến kế mà các cơ quan chức năng cần tham khảo.
Nên xem

Nâng cao kiến thức pháp luật cho người lao động ngành GTVT Hà Nội

Triển khai tiêm chủng mở rộng 10 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em, phụ nữ

Tổ chức thành công Đại hội Công đoàn huyện Mê Linh lần thứ XI

Nhiều hoạt động đặc sắc trong Lễ hội kỷ niệm 595 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang

Vải - nhãn: Sản phẩm chủ lực tạo nên thương hiệu nông sản Việt

Bắc Ninh: Thu giữ hơn 3.000 điện thoại, máy tính bảng không rõ xuất xứ

Đại hội Đại biểu Công đoàn cơ sở HDBank lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028
Tin khác

Điểm cao… mà lo!
Bình luận 25/05/2023 10:29

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi soi sáng con đường đi tới tương lai của dân tộc
Bình luận 19/05/2023 18:26

Khi đàn ông ở quê... ế vợ!
Bình luận 16/05/2023 08:05

Để không còn bạo lực học đường
Bình luận 11/05/2023 11:15

Đừng để đường từ dạ dày đến “điểm cuối” ngắn lại!
Bình luận 09/05/2023 09:44

Nhân lên khát vọng sáng tạo
Bình luận 04/05/2023 10:00

Tiên phong xây dựng Thủ đô giàu đẹp
Thời sự 30/04/2023 08:01

Để Quốc hội thực sự là cơ quan lập pháp tối cao
Bình luận 28/04/2023 15:55

Cần nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của “đại bàng”
Bình luận 28/03/2023 10:13

Rất cần chính sách y tế riêng với các khu công nghiệp
Bình luận 23/03/2023 09:02