Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt

(LĐTĐ) Nếu xây dựng được thương hiệu quốc gia cho các nông sản chủ lực của Việt Nam hiện nay, chắc chắn phần thu về của người nông dân nuôi trồng, của doanh nghiệp và của đất nước, sẽ nhiều hơn.
Central Retail ký kết thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp vùng Đông Nam Bộ Đẩy mạnh kết nối giao thương giữa TP.HCM với các địa phương phía Bắc và Bắc Trung Bộ Giúp doanh nghiệp cung ứng hàng hóa nông sản “chuyển mình” trong thời đại số

Đó là ý kiến của ông Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng biên tập Báo Thanh Niên tại tọa đàm: "Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt", do Báo Thanh Niên tổ chức ngày 6/4 tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt
Ông Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng biên tập Báo Thanh Niên phát biểu tại toạ đàm. Ảnh: Độc Lập

Ông Nguyễn Ngọc Toàn nhận định, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, nhiều Hiệp định song phương, đa phương Việt Nam ký kết với các thị trường lớn có hiệu lực, cánh cửa thị trường toàn cầu đã được mở ra, cơ hội để mang lại giá trị cao cho các mặt hàng nông sản, thế mạnh của Việt Nam rất lớn thì vấn đề xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt càng trở nên cấp bách.

Có nhiều định nghĩa về thương hiệu quốc gia nhưng với người tiêu dùng, thương hiệu quốc gia đơn giản là khi nói đến thương hiệu đó, người ta nghĩ ngay đến quốc gia sản sinh ra. Chẳng hạn, trong lĩnh vực nông sản, nói đến cá hồi, chúng ta nghĩ tới Na Uy, bò Kobe của Nhật, táo Mỹ, kiwi New Zealand...

Việt Nam là nước có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu thế giới như gạo, cà phê, tiêu, điều, trái cây, rau quả, thuỷ hải sản... nhưng tính đến thời điểm hiện tại, có đến 80% sản lượng nông sản xuất khẩu Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác riêng và chưa tham gia đầy đủ vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Lấy ví dụ về cà phê, ông Toàn cho biết, dù xét về sản lượng, Việt Nam là cường quốc xuất khẩu cà phê nhưng nếu nói về độ nhận diện hầu như không có. Lý do là vì, cà phê Việt Nam chủ yếu xuất thô ở dạng nguyên liệu. Doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu về chế biến, đóng thương hiệu của họ bán ra thị trường và người tiêu dùng chỉ biết đến người bán ly cà phê mà không ai biết hay cần biết đến xuất xứ, nguồn gốc của ly cà phê đó được trồng từ đâu.

Theo bà Võ Thị Tam Dân, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CP Trà Rồng Vàng, Việt Nam được ưu đãi của "mẹ thiên nhiên", từ khí hậu, thổ nhưỡng cho đến sản vật quý hiếm. Điều đó giúp cho lượng nông sản Việt xuất khẩu khá ấn tượng. Điển hình, Việt Nam có lợi thế sản xuất trà, một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. Hiện, ngành trà không chỉ sản xuất ở trong nước mà còn vươn tầm ra thế giới.

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt
Bà Võ Thị Tam Dân cho biết, 90% sản lượng trà xuất khẩu vẫn ở dạng thô nên giá bán thấp hàng chục lần so với sản phẩm bán ra thị trường của các nước nhập khẩu. Ảnh: Độc Lập

Tuy nhiên, bà Tam Dân cho rằng: "Khoảng 90% sản lượng trà xuất khẩu vẫn ở dạng thô, giá bán thấp và được tiêu thụ dưới thương hiệu của các nhà nhập khẩu, xuất khẩu trà dưới dạng thành phẩm có thương hiệu còn rất hạn chế". Bà Dân thông tin, 1 kg chè ô long hái tay một tôm 2 - 3 lá, chất lượng cao, giá xuất khẩu thô chỉ dao động ở 10 - 12 USD. Tuy nhiên, sau khi các nước nhập khẩu sơ chế, đấu trộn, đóng gói dưới thương hiệu của đơn vị nhập khẩu thì lại được bán ra thị trường với giá cao gấp hàng chục lần.

Bà Tam Dân kiến nghị các cấp chính quyền địa phương, cơ quan quản lý chuyên môn hỗ trợ, tạo điều kiện mang tính đồng bộ. Chẳng hạn, duy trì và thúc đẩy xuất khẩu và sản phẩm trà chế biến sâu vào các thị trường chủ lực; hỗ trợ xúc tiến thương mại và thúc đẩy xuất khẩu và sản phẩm trà chế biến sâu đến thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, EU, Mỹ… Đồng thời đẩy mạnh công tác quản lý diện tích chè nguyên liệu, đảm bảo diện tích trà hiện có, sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt
Ông Boonlap Watcharawanitchaku cho rằng Việt Nam cần tìm ra sản phẩm đặc trưng. Ảnh: Độc Lập

Ông Boonlap Watcharawanitchakul, Phó Tổng giám đốc Công ty Chăn nuôi C.P Việt Nam cho rằng, Việt Nam có rất nhiều sản phẩm, cung cấp rất nhiều nông sản, thủy sản cho thế giới, nhưng đó không phải là sản phẩm đặc trưng mà nhiều quốc gia khác cũng có thể sản xuất được. Vì vậy phải chọn lựa sản phẩm độc đáo để tập trung quảng bá đến khắp thế giới.

Có sản phẩm khác biệt rồi thì phải có tiêu chuẩn chất lượng và phải luôn nâng tầm tiêu chuẩn chất lượng hơn nữa để thế giới chấp nhận. Có sản phẩm khác biệt rồi thì phải có chiến lược marketing mang tầm quốc gia... Điển hình nhất là thịt bò Kobe của Nhật. "Tôi đã từng ăn thử và thấy rằng nó không khác biệt nhiều lắm so với thịt bò Việt Nam. Tuy nhiên, thịt bò Việt Nam chưa có thương hiệu nào đáng kể trong khi bò Kobe đã là đặc sản mà ai cũng biết. Đó là câu chuyện chiến lược truyền thông mang tầm quốc tế", ông Boonlap Watcharawanitchakul cho biết.

Chia sẻ về câu chuyện xây dựng thương hiệu, ông Trần Bảo Minh, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Nutifood cho biết, thương hiệu nông sản Việt muốn có vị thế, muốn cạnh tranh được trên trường quốc tế phải bắt đầu từ phân tích lợi thế.

Bên cạnh đó, làm thương hiệu không chỉ có vùng sản xuất rồi dán tên vào sản phẩm và mang đi xuất khẩu. Phải xây dựng một hệ sinh thái nông nghiệp, mang lại giá trị lớn cho tất cả mọi đối tượng tham gia vào chuỗi giá trị, vào hệ sinh thái đó.

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt
Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, để xây dựng được thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam chúng ta cần có đội ngũ doanh nhân và doanh nghiệp có tâm huyết với quốc gia, dân tộc.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, để xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế nên bắt đầu bằng bước đi đầu tiên và trên cơ sở thị trường 100 triệu dân nội địa. Chúng ta sẽ không thể đi xa và đi được lâu nếu không có nền tảng vững chắc từ trong nước.

Ông Cường cho biết, để xây dựng được thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam cần có đội ngũ doanh nhân và doanh nghiệp có tâm huyết với quốc gia, dân tộc. Song song đó cần phải có vùng sản xuất lớn, quản lý chất lượng và xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm.

"Sau hội thảo này Ban tổ chức sẽ tập hợp các ý kiến để báo cáo Bộ trưởng, đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và giữa các Bộ với nhau cũng như giữa các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp...", ông Cường nhấn mạnh..

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

(LĐTĐ) Đem rượu qua nhà rủ nhậu nhưng bị từ chối, Vũ Văn Xuyên dùng gậy gỗ đánh tử vong ông N.V.N.
Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…

Tin khác

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Đề xuất lắp camera phạt nguội trên đường Vành đai 3

Đề xuất lắp camera phạt nguội trên đường Vành đai 3

(LĐTĐ) Chiều 28/3, tại cuộc họp báo của UBND thành phố Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng - Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, đã thông tin về việc đề xuất, báo cáo Bộ Công an lắp đặt hệ thống camera phạt nguội trên tuyến đường Vành đai 3.
Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận tại Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô, ngày 28/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, qua 40 năm đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo trong thực hiện đường lối đổi mới, mang lại những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng.
Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) gửi Công văn số 454/ CATTT-ATHTTT đến các công ty chứng khoán yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin.
Phát huy thành tựu 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Phát huy thành tựu 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu chính tại trụ sở Thành ủy tới 503 điểm cầu với hơn 11.000 đại biểu tham dự.
Gấp rút đào tạo nhân lực công nghệ bán dẫn

Gấp rút đào tạo nhân lực công nghệ bán dẫn

(LĐTĐ) Hiện nay các trường đại học, học viện, cao đẳng được thành lập nhiều, các trường cũng được mở thêm nhiều khoa, ngành học mới để đáp ứng nhu cầu của xã hội, đồng thời cải thiện nguồn thu. Tuy nhiên, những trường chuyên về đào đạo (kỹ sư, lao động chất lượng cao….) thiên về công nghệ, trí tuệ nhân tạo, công nghiệp chất bán dẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đây chính là một trong những “điểm nghẽn” cần phải “khai thông” sớm, nếu chúng ta muốn đi tắt, đón đầu trong cuộc đua tăng tốc kinh tế thời 4.0.
Thành ủy Hà Nội thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030

Thành ủy Hà Nội thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030

(LĐTĐ) Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội thống nhất thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, để các cơ quan khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung công việc tiếp theo.
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại

(LĐTĐ) Ngày 27/3, tại Hà Nội, Học viện Chính trị phối hợp với Báo Quân đội nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Hai phương án về hưởng BHXH một lần: Đại biểu cho rằng chưa thỏa đáng

Hai phương án về hưởng BHXH một lần: Đại biểu cho rằng chưa thỏa đáng

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, chiều 27/3, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần tiếp tục được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng một lần

Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng một lần

(LĐTĐ) Theo quyết định mới vừa được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký ban hành, từ 15/5, giá điện được xét điều chỉnh 3 tháng một lần khi chi phí đầu vào tăng từ 3% trở lên.
Xem thêm
Phiên bản di động