Xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực: Tạo chuỗi giá trị, phục vụ khách hàng tốt hơn
Ra mắt thương hiệu khách sạn SOJO tại Đà Nẵng Thương hiệu bia riêng của Sun Group có gì đặc biệt? Quận Bắc Từ Liêm lan tỏa thương hiệu đặc sản địa phương |
Xây dựng thương hiệu riêng
Mít là cây trồng truyền thống ở những miền quê Bắc Bộ nói chung, Hà Nội nói riêng. Hiệu quả kinh tế từ các loại mít hiện nay rất ấn tượng, nhưng để khai thác hết tiềm năng thì vẫn còn nhiều việc cần làm.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, tổng diện tích mít trên địa bàn Thành phố hiện nay vào khoảng 1.135ha. Năng suất bình quân đối với những diện tích trồng mít đạt gần 148 tạ/ha; tổng sản lượng trung bình mỗi năm khoảng 14.100 tấn. Giá trị kinh tế mang lại từ cây mít là hơn 280 tỷ đồng.
Bên cạnh những giống mít truyền thống (mít dai, mít na, mít mật), còn có một số giống nhập nội với đặc điểm ra quả sớm, quả sai như: Mít Thái da xanh, mít nghệ siêu sớm, mít ruột đỏ Malaysia/ Indonesia… Dù vậy, chất lượng về độ giòn, độ ngọt, mùi thơm của các giống mít đặc sản truyền thống thì vẫn có sự vượt trội, ổn định và được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn.
Thị xã Sơn Tây có địa hình bán sơn địa, rất thích hợp để phát triển một số loại cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây mít. Hiện, địa phương có hơn 100ha trồng mít, phân bố tại 9/15 xã, phường, trong đó tập trung chủ yếu tại các xã vùng đồi gò như: Sơn Đông, Cổ Đông, Kim Sơn, Xuân Sơn, Thanh Mỹ…
Sản phẩm mít ở Sơn Tây đã từng bước khẳng định được thương hiệu. |
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây Nguyễn Viết Đạt, diện tích trồng mít bản địa trên địa bàn khoảng 100ha, tập trung ở một số xã có nhiều đồi gò như: Sơn Đông, Cổ Đông, Kim Sơn, Xuân Sơn, Thanh Mỹ... Để quảng bá cho sản phẩm nông sản này, năm 2022, Sơn Tây đã tổ chức thành công Hội thi Mít Sơn Tây. Từ đó, mít Sơn Tây đã được nhiều người biết đến và đặt mua từ sớm, số lượng nhiều. Tại các xã, phường có những cây mít ngon, thậm chí nhiều khách đã đặt mua cả cây để hái dần. Mít Sơn Tây đã trở thành thương hiệu, góp phần giúp giá trị của nông sản được được nâng tầm.
Được biết, không chỉ riêng thương hiệu mít, để các mô hình sản xuất nông sản đạt được hiệu quả cao, thời gian qua thị xã Sơn Tây cũng đã thực hiện nhiều giải pháp trọng tâm, trong đó chú trọng tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho lực lượng lao động đang sản xuất, nâng cao tính chuyên nghiệp của nghề nông trong sản xuất nông sản hàng hóa. Nghiên cứu các giải pháp tháo gỡ khó khăn tại cơ sở về con giống, cây giống, vật tư. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu thương hiệu tập thể cho các sản phẩm; phát triển, chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, bao bì, tem nhãn hàng hóa.
Cùng đó, Sơn Tây lựa chọn 3 điểm giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn tại các điểm: Khu vực đền Và - phường Trung Hưng; khu vực chùa Khai Nguyên - xã Sơn Đông và khu vực cổng làng Mông Phụ - xã Đường Lâm. Nhờ sự chủ động này, các sản phẩm nông sản chủ lực như: Mật ong Kim Sơn (chủ thể sản xuất là Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Kim Sơn, xã Kim Sơn); kẹo lạc, kẹo dồi, kẹo vừng trắng, kẹo vừng đen, kẹo gạo lứt (Cơ sở bánh kẹo truyền thống Hiền Bao, xã Đường Lâm); bánh tẻ Phú Nhi (phường Phú Thịnh)... đã được đông đảo người tiêu dùng biết đến.
Ngoài Sơn Tây, hiệu quả từ việc xây dựng thương hiệu riêng để quảng bá, nâng tầm giá trị nông sản còn thấy được ở nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội như: Nhãn chín muộn Đại Thành (huyện Quốc Oai), Gạo thơm Bối Khê (huyện Thanh Oai), Chuối Vân Nam (huyện Phúc Thọ), Vịt Vân Đình (huyện Ứng Hòa)…
Nhìn rộng ra có thể thấy, Hà Nội đã xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu tập thể cho hàng chục sản phẩm nông sản chủ lực; đẩy mạnh phát triển đưa OCOP đi vào chiều sâu. Trong đó, ưu tiên lựa chọn và phát triển những sản phẩm có lợi thế, nhằm phát huy bản sắc, khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo của người dân, gắn với xây dựng nông thôn mới.
Nhờ hướng đi bài bản, nhiều sản phẩm nông sản của thành phố Hà Nội có chất lượng cao đã được kết nối tiêu thụ, không chỉ bó hẹp ở thị trường trong nước, mà còn xuất khẩu đi sang thị trường các nước. Chẳng hạn như, sản phẩm nhãn chín muộn Đại Thành (Quốc Oai) được xuất khẩu đi các nước Mỹ, Australia, Malaysia; gạo hữu cơ Đồng Phú xuất khẩu đi Đức; rau Văn Đức xuất khẩu sang Hàn Quốc; chuối tiêu hồng xuất khẩu sang Trung Quốc...
Người tiêu dùng và người sản xuất được lợi
Có nhiều chuyển biến tích cực song thực tế nhiều loại nông sản của Hà Nội dù đã chiếm lĩnh thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu nhưng trong quá trình phát huy hiệu quả các loại nông sản địa phương vẫn còn gặp không ít khó khăn. Nhiều sản phẩm nông sản chủ lực sản xuất ở quy mô nhỏ, manh mún, thiếu tính liên kết. Một số hộ dân chưa chú trọng vào khâu sản xuất, ghi chép sổ sách, nhật ký để truy xuất nguồn gốc, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong thu mua sản phẩm…
Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể nông sản còn khó khăn do một số vùng nông dân vẫn chưa tuân thủ chặt chẽ quy trình sản xuất VietGAP, ghi chép sổ sách nhật ký đồng ruộng để truy xuất nguồn gốc sản phẩm; bảo vệ thương hiệu nông sản. Ngoài ra, thị trường tiêu thụ chưa nhiều, không ổn định; khâu liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ còn hạn chế, gây khó khăn cho sản xuất của nông dân.
Đáng nói, việc sản phẩm thiếu thương hiệu thì ngay bản thân người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng. Ông Lê Đại Thăng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây chia sẻ, khi mít Sơn Tây chưa có thương hiệu, đã từng có những người bày bán sản phẩm ven đường mượn “mác” mít Sơn Tây, người mua cả tin, không tìm hiểu kỹ và mua phải rồi nhận về chất lượng không tốt. Điều này gây ảnh hưởng đầu tiên là người tiêu dùng, sau nữa là người trồng mít.
Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Thế Lâm - Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Khánh Phong (huyện Mê Linh) cho biết, với các sản phẩm hàng hóa trôi nổi, khi mua phải người tiêu dùng sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên, sau đến là người sản xuất. Để khắc phục điều này, để phục vụ người tiêu dùng tốt hơn, Hợp tác xã Nông nghiệp Khánh Phong đã xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực như ổi, bưởi… đặc biệt chú trọng đến việc bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, từ đó người tiêu dùng được tiếp cận tận nơi sản xuất, quyền lợi người tiêu dùng được đảm bảo.
Hiện nay, qua các kênh thương mại điện tử, các sản phẩm nông sản đã đến gần hơn với khách hàng, từ đó xây dựng thương hiệu riêng, hướng đến chuỗi giá trị kinh tế bền vững. |
Thực tế, xét cho cùng việc gây dựng thương hiệu cũng nhằm hướng tới mục tiêu mang chất lượng và sản phẩm tốt nhất tới khách hàng. Ở góc độ vĩ mô có thể thấy vấn đề này cũng được các cơ quan Nhà nước đặc biệt quan tâm. Chẳng hạn, để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, xây dựng chuỗi giá trị bền vững, năm 2024, chương trình “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (15/3)” với thông điệp “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn” tiếp tục được triển khai nhận được sự tham gia, hưởng ứng tích cực của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Mới đây nhất, Bộ Công Thương cũng ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 nhằm kêu gọi, động viên, khuyến khích sự tham gia của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng vào các hoạt động liên quan. Qua đó, từng bước đưa Ngày Quyền của người tiêu dùng thành động lực và điểm nhấn quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh cho đất nước. Chủ đề cho các hoạt động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 được Bộ Công Thương xác định là: “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm”.
Trở lại câu chuyện xây dựng thương hiệu để tiếp cận gần hơn với khách hàng, những lợi ích mang lại của việc làm này là không thể phủ nhận. Đây không chỉ là cơ sở, tiền đề để gìn giữ, bảo tồn sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao mà còn tạo nhiều việc làm cho nông dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Hơn hết, đây cũng là cơ sở để các doanh nghiệp, hợp tác xã bảo vệ, nâng cao thương hiệu nông sản trên thị trường. Khi có thương hiệu, kết hợp cùng với công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, các sản phẩm sẽ có đầu ra ổn định, khắc phục được tình trạng “được mùa, mất giá” vốn là nỗi lo cố hữu bấy lâu nay của ngành nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hôm nay (25/12): Giá dầu thế giới tăng mạnh
Techcombank nâng tầm phong cách sống qua những trải nghiệm xứng tầm dành cho hội viên Private
Mỹ Đức: Nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng trong hoạt động công đoàn năm 2024
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/12: Sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Tin khác
Hôm nay (25/12): Giá dầu thế giới tăng mạnh
Thị trường 25/12/2024 07:43
Xúc tiến đầu tư, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan
Thị trường 24/12/2024 16:42
Giá vàng bất ngờ giảm trong ngày lễ Giáng sinh
Thị trường 24/12/2024 11:38
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Thị trường 24/12/2024 08:47
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22