Tạo bứt phá về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Xây dựng Thủ đô xứng tầm khu vực

(LĐTĐ) Trong giai đoạn 2020 - 2025, Hà Nội sẽ tập trung khai thác, phát huy hiệu quả mọi tiềm năng, nguồn lực khoa học và công nghệ trên địa bàn Thành phố, tạo sự bứt phá về đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế Thủ đô.
Tăng cường quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội đến bạn bè quốc tế Hàng nghìn sản phẩm OCOP của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên sẽ hội tụ tại Thủ đô Chung tay xây dựng Thủ đô giàu đẹp

Báo cáo chính trị tại Ðại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội nhấn mạnh, Thành phố đã đổi mới cơ chế quản lý các nhiệm vụ khoa học, công nghệ; chuyển mạnh từ phương thức giao nhiệm vụ sang đặt hàng, tuyển chọn. Kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ được ứng dụng hiệu quả hơn vào thực tiễn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

Triển khai 345 nhiệm vụ khoa học, công nghệ, trong đó 85% nhiệm vụ sau khi nghiệm thu đã được ứng dụng vào thực tiễn, nhất là Chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cung cấp luận cứ khoa học xây dựng Văn kiện Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố. Đáng chú ý, Thành phố đã phối hợp với các bộ, ngành Trung ương cơ bản hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Xây dựng Thủ đô xứng tầm khu vực
Công nhân kiểm tra linh kiện tại dây chuyền sản xuất của Công ty Stanley Việt Nam (Ảnh: NC)

Xây dựng, đưa vào hoạt động Vườn ươm Doanh nghiệp công nghệ thông tin đổi mới sáng tạo Hà Nội (HBI-IT), dự án Trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ và giám định công nghệ tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Các sản phẩm khoa học, công nghệ thực sự trở thành hàng hóa, nhu cầu mua bán công nghệ ngày càng tăng. Từ những giải pháp hỗ trợ của Thành phố, phong trào khởi nghiệp sáng tạo bước đầu đã lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội.

Báo cáo cũng cho rằng, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự trở thành động lực quan trọng, đột phá để nâng cao năng suất lao động, khả năng cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

Hệ thống cơ chế, chính sách về khoa học - công nghệ chưa hoàn thiện; chưa đáp ứng yêu cầu khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện đổi mới, chuyển giao, nâng cao trình độ công nghệ; kết nối hoạt động nghiên cứu giữa các nhà khoa học với thị trường và doanh nghiệp nhìn chung còn yếu. Thị trường khoa học - công nghệ ở Thủ đô còn nhiều hạn chế; thiếu thông tin và các sản phẩm có giá trị; vai trò của các tổ chức trung gian, tư vấn chuyển giao công nghệ còn mờ nhạt, nhất là các tổ chức có chức năng xúc tiến, định giá công nghệ…

Với quyết tâm xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước, tiến tới là trung tâm khoa học và công nghệ của khu vực Đông Nam Á trong một số lĩnh vực, Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định: “Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, góp phần phát triển Thủ đô hiện đại, văn minh”, “Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong toàn xã hội”.

Đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, khâu đột phá để phát triển Thủ đô và là động lực quan trọng để Hà Nội bứt phá. Theo Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn, có rất nhiều điểm mới về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội so với Nghị quyết Đại hội XVI.

Trước tiên, vai trò quan trọng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã được nâng tầm, được khẳng định sẽ là động lực phát triển mới để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế Thủ đô. Nghị quyết Đại hội XVII đã đưa khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vào các định hướng lớn và nhiệm vụ trọng tâm: “Đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với thực hiện đồng bộ 3 đột phá chiến lược”.

Lần đầu tiên phạm trù “đổi mới sáng tạo” được bổ sung vào Nghị quyết để thống nhất với chỉ đạo của Trung ương, phù hợp tình hình thực tế của Thủ đô và xu hướng thời đại. Lần đầu tiên đưa ra mức tổng đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo không thấp hơn 1% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Thủ đô. Lần đầu tiên đưa “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước xây dựng thành phố thông minh, phục vụ tốt hơn nhu cầu người dân và doanh nghiệp” là một trong 3 nội dung chính để phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Trong đó, hoàn thiện, vận hành hiệu quả Trung tâm điều hành thông minh, Trung tâm dữ liệu của thành phố; cơ bản hoàn thành xây dựng chính quyền điện tử của thành phố trước năm 2025, hướng tới hình thành chính quyền số thành phố Hà Nội; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 phấn đấu đạt 100%; vận hành, khai thác hiệu quả Trung tâm dữ liệu thành phố, kết nối đồng bộ, liên thông các cơ sở dữ liệu về dân cư, cán bộ, đất đai, hạ tầng kỹ thuật, môi trường, năng lượng…”, ông Nguyễn Hồng Sơn cho biết.

Để triển khai Nghị quyết Đại hội XVII, Hà Nội sẽ xây dựng chương trình trọng điểm phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và phát triển sản phẩm chủ lực: Hỗ trợ doanh nghiệp tạo sản phẩm mới; áp dụng hệ thống quản lý, quản trị tiên tiến, các công cụ nâng cao năng suất, chất lượng, áp dụng các tiêu chuẩn hài hòa với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế...

Thành phố sẽ tăng cường xã hội hóa nguồn lực đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Huy động và khai thác hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, tài chính, đất đai...) để đồng hành với sự phát triển khoa học,công nghệ và đổi mới sáng tạo của Thủ đô. Thành phố cũng tập trung phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đổi mới sáng tạo; xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là trung tâm tổ chức các sự kiện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quy mô quốc gia và quốc tế; kết nối chặt chẽ với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia và quốc tế…

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền khẳng định, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới là giải pháp quan trọng để thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao hàm lượng chất xám trong sản phẩm, phát triển kinh tế số, góp phần xây dựng Thủ đô hiện đại, văn minh.

Tuy nhiên, để khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo thực sự là động lực quan trọng để Thủ đô bứt phá, các chuyên gia cho rằng, Hà Nội phải nỗ lực rất lớn. Hiện tại, hoạt động khoa học, công nghệ của thành phố chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; nhiều tiềm lực khoa học, công nghệ trên địa bàn chưa được khai thác, sử dụng thực sự hiệu quả.

Việc cụ thể hóa các chủ trương, định hướng lớn về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thành các cơ chế, chính sách còn chậm; thiếu các cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển đồng bộ thị trường khoa học, công nghệ; các tổ chức trung gian, tư vấn chuyển giao công nghệ còn hạn chế cả về số lượng và quy mô, nhất là các tổ chức có chức năng xúc tiến, định giá công nghệ... Đặc biệt, đầu tư công cho khoa học, công nghệ chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra.

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hồng Sơn cho biết, để triển khai Nghị quyết Đại hội XVII, bên cạnh những kế hoạch lâu dài, trước mắt Sở sẽ tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm. Đó là đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền cho các cấp, ngành, nhất là người đứng đầu về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, về sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng...

Mục tiêu là làm cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành nhiệm vụ thường xuyên, một nội dung không thể tách rời trong từng ngành, lĩnh vực của Thủ đô. Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Sở Khoa học và Công nghệ cũng sẽ tham mưu Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng, trình Thành ủy xem xét, phê duyệt và ban hành Chương trình số 07-Ctr/TU về “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2020-2025”, nhằm khai thác, phát huy hiệu quả mọi tiềm năng, nguồn lực khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố, tạo sự bứt phá về đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế Thủ đô./.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Xem thêm
Phiên bản di động