Xây dựng Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thông minh và hiện đại

(LĐTĐ) Việc xây dựng Thành phố thông minh ở Thủ đô Hà Nội là một trong những phương thức “thông minh” để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, tạo một môi trường đô thị đáng sống cho toàn bộ cư dân Thủ đô mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII đã đặt ra. Đến năm 2030, Hà Nội phấn đấu tiến lên nhóm dẫn đầu ASEAN về Thành phố thông minh.
Nâng chất lượng cuộc sống theo hướng đô thị xanh Hà Nội đã hình thành các thành phần cốt lõi của thành phố thông minh Xu hướng tất yếu của kinh tế nông nghiệp thông minh, hiện đại

Theo “Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” đã được phê duyệt, Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị, hành chính đô thị loại đặc biệt, cũng là trung tâm văn hóa, giáo dục đào tạo và khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước; một trong những trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Thủ đô Hà Nội phát triển theo mô hình chùm đô thị.

Xây dựng Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thông minh và hiện đại

Đến năm 2030, Hà Nội trở thành thành phố “xanh - thông minh - hiện đại”. (Ảnh minh họa: Minh Phương)

Vị trí trung tâm của Thủ đô cũng như các thành tựu trong phát triển kinh tế, góp phần nâng cao mức sống của người dân Thủ đô nhưng cũng tạo ra áp lực đô thị hóa, quá tải hạ tầng. Những vấn đề như ách tắc giao thông, chất lượng nước sạch, ô nhiễm môi trường đều ở mức báo động. Các vấn đề liên quan đến hạ tầng xã hội như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao cũng quá tải nghiêm trọng.

Chính vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền Thành phố và cung cấp dịch vụ công đã được Hà Nội quan tâm từ lâu. Ngay từ năm 2014, Thành phố đã đi những bước đi đầu tiên tìm hiểu về xây dựng Thành phố thông minh. Đến năm 2016, Thành phố bắt đầu triển khai một số ứng dụng Thành phố thông minh theo phương thức vừa làm vừa rút kinh nghiệm và bước đầu đạt được hiệu quả nhất định. Thành phố đã ban hành nhiều kế hoạch để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, bao gồm cả các ứng dụng thí điểm liên quan đến Thành phố thông minh.

Năm 2019, Thành phố đề ra yêu cầu xây dựng đề án “Xây dựng Thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến 2030” với mục đích xác định một lộ trình tổng thể, đồng bộ để xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành một Thành phố thông minh, có vị trí xứng đáng trong mạng lưới các Thành phố thông minh của ASEAN và thế giới.

Để hướng tới mục tiêu “Xây dựng Thành phố thông minh”, hiện tại, Hà Nội đã bắt đầu với việc thiết lập một hệ thống công nghệ thông tin theo hướng tổng thể, đồng bộ, thống nhất sử dụng chung trên toàn Thành phố. Chuyển đổi từ hình thức triển khai nhỏ lẻ sang triển khai tập trung; tập trung ưu tiên triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở sở dữ liệu cốt lõi và chuyên ngành tích hợp thành hệ thống dữ liệu lớn đảm bảo kết nối chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định.

Thành phố tiếp tục duy trì hoạt động và đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật đối với Trung tâm dữ liệu nhà nước Hà Nội tại số 185 Giảng Võ (đã đưa vào hoạt động từ năm 2012) để cài đặt, duy trì các hệ thống thông tin chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố. Đồng thời, thời gian tới, Thành phố tiếp tục đề xuất các giải pháp triển khai các cấu phần cơ bản phục vụ xây dựng Thành phố thông minh như: Trung tâm dữ liệu chính, Trung tâm dữ liệu dự phòng; Trung tâm điều hành thông minh.

Thành phố tiếp tục triển khai hạ tầng công nghệ thông tin, duy trì và triển khai mở rộng hạ tầng mạng diện rộng của Thành phố (mạng WAN) đến 579/579 xã, phường, thị trấn, kết nối cơ quan chính quyền các cấp của Thành phố. Kết nối hoạt động mạng tin học Ủy ban nhân dân Thành phố với Mạng thông tin điện tử hành chính Chính phủ, thực hiện liên thông các hệ thống thông tin, ứng dụng phục vụ chỉ đạo, điều hành Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xuyên suốt đến Thành phố.

Hệ thống họp trực tuyến của Thành phố tiếp tục được duy trì hiệu quả. Trong đợt phòng, chống dịch Covid-19 năm 2021, Thành phố đã khai thác, sử dụng hiệu quả hệ thống để triển khai các cuộc họp giao ban Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội từ Thành phố đến cấp xã. Đồng thời, Thành phố đã triển khai kết nối liên thông hệ thống họp trực tuyến của Thành phố với hệ thống họp trực tuyến của văn phòng Chính phủ, đảm bảo kết nối thông suốt từ điểm cầu trung ương đến điểm cầu 3 cấp Thành phố. Hiện nay, các hệ thống nền tảng cho phát triển chính quyền số đang được Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đẩy mạnh triển khai.

Đến nay, việc xây dựng cơ sở dữ liệu, tạo nền tảng xây dựng Thành phố thông minh của thành phố Hà Nội bước đầu đã đạt được kết quả như: Thiết lập và duy trì hoạt động của Cổng giao tiếp điện tử của Thành phố; hệ thống điều hành tác nghiệp, theo dõi và rà soát việc thực hiện các nhiệm vụ của tất cả các đơn vị của Thành phố; 100% cán bộ công chức sử dụng email công vụ và thiết lập hệ thống họp trực tuyến trong nội bộ Thành phố; triển khai kết nối trục liên thông trong văn bản điện tử 3 cấp liên thông với Cổng thông tin của Chính phủ.

Về cung cấp dịch vụ công, khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu dân cư phục vụ triển khai các ứng dụng, dịch vụ phục vụ công dân, doanh nghiệp và công tác quản lý điều hành của Thành phố; xây dựng mạng WAN dùng chung toàn Thành phố; đưa vào vận hành hệ thống một cửa liên thông điện tử dùng chung toàn Thành phố, liên thông từ thành phố đến 30 quận, huyện và 579 phường, xã, thị trấn với 1.448/1.828 dịch vụ công mức độ 3 và 4; thí điểm triển khai hệ thống biên lai điện tử trong cung cấp các dịch vụ hành chính công. Các ứng dụng dùng chung gồm: Cổng thông tin điện tử, hệ thống giao ban trực tuyến, hệ thống thư điện tử công vụ, quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp... tiếp tục được duy trì. Các dịch vụ thực hiện qua mạng với tỉ lệ cao: Đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng đạt tỉ lệ 100%; hải quan điện tử 100%; kê khai thuế điện tử và bảo hiểm xã hội trên 98%.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đặt mục tiêu đến năm 2030 đưa Việt Nam vào nhóm nước thu nhập trung bình khá và đến năm 2045 trở thành nước có thu nhập cao. Đây là các mục tiêu rất tham vọng, đòi hỏi không chỉ nỗ lực rất lớn của cả nước mà còn phải có một phương thức phát triển thông minh và phù hợp. Chiến lược kinh tế xã hội 10 năm đến năm 2030 xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là nòng cốt của phương thức phát triển đất nước trong thời gian tới. Trong tầm nhìn chung như vậy, Hà Nội với tư cách là Thủ đô của đất nước, nơi tập trung đội ngũ trí thức, các trường đại học, các viện nghiên cứu đầu ngành của cả nước cần phải và có điều kiện để đi nhanh hơn.

Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội cũng đặt mục tiêu: Đến năm 2025, phát triển nhanh và bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực; cơ bản hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến năm 2030, Hà Nội trở thành thành phố “xanh - thông minh - hiện đại”; phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế; hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô.

Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Xem thêm
Phiên bản di động