Xây dựng hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh

(LĐTĐ) Chiều 23/10, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 - 2025", Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm "Xây dựng hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh - Thực trạng và giải pháp".
Phát triển hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới Bài 3: Tính cộng đồng và nét thanh lịch trong gia đình người Hà Nội Bài 4: Thực hiện trên tinh thần tiếp biến văn hoá Đông - Tây Vun đắp, giữ gìn giá trị văn hóa gia đình người Hà Nội

Dự và điều hành Hội nghị tọa đàm có các đồng chí: Đào Xuân Dũng - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy; TS Nguyễn Viết Chức - Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Văn hóa - Xã hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Quốc hội; Đỗ Đình Hồng - Thành ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội.

Xây dựng hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Toàn cảnh Hội nghị tọa đàm.

Phát biểu đề dẫn, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Đỗ Đình Hồng khẳng định, Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, “chốn kinh sư muôn đời”, nơi lắng hồn núi sông ngàn năm, luôn là nơi cả nước hướng về với niềm tin và hy vọng. Điều đó hình thành như một lẽ tự nhiên trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam. “Từ thuở mang gươm đi mở nước/ Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”; để rồi “Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn hướng về Hà Nội”. Sự tin yêu đặc biệt đó mang đến cho người Hà Nội niềm tự hào, đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm lớn lao với người Hà Nội hôm nay.

Nhiều năm qua, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã triển khai chương trình xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa. Những quy định từ việc cưới, việc tang đến bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng văn hóa công sở đã góp phần thiết thực vào việc giữ gìn, phát huy hệ giá trị gia đình và xây dựng chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong điều kiện mới.

Tuy nhiên, sự phát triển với tốc độ cao của Hà Nội, đặc biệt đô thị hóa đang diễn ra theo chiều hướng “văn hóa khó bắt kịp” đã gây ra nhiều hệ lụy, trong đó vấn đề gia đình và con người Hà Nội đang nổi lên nhiều bất cập với những ý kiến khác nhau, thậm chí trái chiều trong lý luận cũng như trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày.

Xây dựng hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Đỗ Đình Hồng phát biểu đề dẫn.

Nhiều người nghi ngờ rằng, thanh lịch liệu có còn phù hợp với lối sống hiện đại ngày nay không? Thậm chí, có người còn bày tỏ sự không đồng tình khi nói “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng nguời Tràng An”. Khi trong cuộc sống còn tồn tại những hành vi phản văn hóa như “giẫm cỏ, bẻ cây, tiểu đường bừa bãi” nhiều người đổ lỗi cho tình trạng nhập cư nhiều, người “Hà Nội gốc” không như thế.

Có ý kiến nói ngược lại, “người Hà Nội gốc” trong phố cổ cũng “phở chửi, bún mắng” đanh đá không kém. Vậy là câu hỏi về xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh còn nhiều điều cần làm sáng tỏ, đặc biệt là làm thế nào để công việc này có hiệu quả? Có nên đặt vấn đề có tính phân biệt “Hà Nội gốc” và “Hà Nội nhập cư” làm mất đi truyền thống hội tụ và tinh thần đoàn kết của người Hà Nội từ ngàn đời nay?!

Vấn đề gia đình cũng đang đứng trước nhiều thách thức trước những thay đổi về cách thức tổ chức đời sống cá nhân và đời sống cộng đồng trong điều kiện mới. Mô hình gia đình truyền thống tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường có còn được đề cao trong xã hội hiện đại không? Thậm chí nó có còn phù hợp không? Ngay cả đối với gia đình hạt nhân hiện đại, khi khó có thể tổ chức thường xuyên bữa ăn gia đình thì sự gắn kết gia đình có bị ảnh hưởng? Tình cảm vợ chồng, cha con, mẹ con thể hiện như thế nào để tổ ấm bền chặt và hạnh phúc. Bố mẹ già ở riêng, thậm chí vào viện dưỡng lão thì chữ hiếu của con cháu thể hiện thế nào? Đô thị hóa mạnh mẽ của Hà Nội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến gia đình và con người Thủ đô. Thậm chí, tình trạng tắc xe tưởng ít liên quan đến văn hóa gia đình nhưng thực tế cũng có những tác động tiêu cực trong việc xây dựng đời sống gia đình hiện đại.

“Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu hệ giá trị gia đình và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch văn minh là yêu cầu hiện thực khách quan có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. Mặt khác, yêu cầu của thời kỳ phát triển mới của Hà Nội, thành phố sáng tạo cũng đặt ra yêu cầu phát triển con người ở một tầm vóc mới. Việc giữ gìn và phát huy hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Thủ đô lại càng là yêu cầu có tính cấp thiết”, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Đỗ Đình Hồng nêu.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, những giá trị nào trong hệ gia đình truyền thống ngàn năm văn hiến của Hà Nội cần gìn giữ và gìn giữ bằng cách nào? Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh đã đủ để thích ứng với yêu cầu của cuộc sống hiện đại hay chưa? Có cần xây dựng những phẩm chất nào mới không? Và nếu cần thì đó là phẩm chất gì? Các giải pháp khả thi, có hiệu quả cho việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh?

Có thể nói, hàng loạt vấn đề cũ có, mới có nhưng đều đặt ra cho văn hóa Hà Nội những nhiệm vụ mới trong điều kiện mới. Để hoàn thành những nhiệm vụ đó, Hà Nội cần triển khai một kế hoạch có tầm chiến lược, đồng bộ và có tính khả thi cao.

Để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành những nhiệm vụ quan trọng này, Thường vụ Thành ủy Hà Nội sẽ ban hành chỉ thị về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng vể xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh. Điều đó khẳng định tính đúng đắn và kịp thời của Hội nghị tọa đàm “Xây dựng hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch văn minh” với sự tham gia đầy đủ của các đồng chí lãnh đạo các Sở, ban ngành, quận, huyện trong toàn thành phố.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã nêu ý kiến về những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng hệ giá trị gia đình, con người Việt Nam sau Hội thảo toàn quốc của Trung ương tổ chức và những vấn đề đặt ra với Hà Nội. Bên cạnh đó là thực trạng, giải pháp xây dựng hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh tại các quận, huyện trên địa bàn Thành phố.

Hội nghị tọa đàm có sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa tại quận, huyện trên địa bàn thành phố không chỉ giải mã những vấn đề đặt ra trong công tác xây dựng hệ giá trị gia đình và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch văn minh mà còn cung cấp những thông tin thiết thực, phong phú, sinh động từ cơ sở, góp ý trực tiếp vào Dự thảo Chỉ thị của Ban Thường vụ Thành ủy “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh”.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khách qua bến xe Hà Nội dịp Tết Nguyên đán dự kiến sẽ tăng cao

Khách qua bến xe Hà Nội dịp Tết Nguyên đán dự kiến sẽ tăng cao

(LĐTĐ) Thông tin về kế hoạch phục vụ Tết, Công ty CP Bến xe Hà Nội cho biết, lượng xe dự phòng tăng cường cho cả đợt phục vụ Tết Nguyên đán là 2.486 xe. Đáng chú ý, trong dịp Tết Nguyên đán dự kiến lượt khách sẽ tăng cao.
Hà Nội: Điều chỉnh nút giao thông Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển

Hà Nội: Điều chỉnh nút giao thông Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa thông tin, đơn vị sẽ cho thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông qua nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển từ ngày 18/1.
Đại biểu Quốc hội tặng quà Tết cho gia đình chính sách, người lao động tại huyện Phú Xuyên

Đại biểu Quốc hội tặng quà Tết cho gia đình chính sách, người lao động tại huyện Phú Xuyên

(LĐTĐ) Ngày 15/1, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội (đơn vị bầu cử số 9 gồm các huyện: Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Thường Tín) đã đến thăm, tặng quà công nhân lao động và các gia đình chính sách trên địa bàn huyện Phú Xuyên nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Dương Văn An

Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Dương Văn An

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, bỏ phiếu kín thông qua và ban hành Nghị quyết số 1364/NQ-UBTVQH15 về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Dương Văn An, thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc.
Phân luồng giao thông phục vụ chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025”

Phân luồng giao thông phục vụ chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025”

(LĐTĐ) Ban Tổ chức chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” vừa có thông báo về phương án phân luồng giao thông để tổ chức chương trình trong hai ngày 17 và 18/1 tại khu vực ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân và các tuyến đường liên quan trên địa bàn quận Tây Hồ.
Ngăn chặn các biểu hiện quá khích của du khách ở phố "cà phê đường tàu"

Ngăn chặn các biểu hiện quá khích của du khách ở phố "cà phê đường tàu"

(LĐTĐ) Các hộ kinh doanh ở khu phố "cà phê đường tàu" đều ký cam kết không vi phạm hành lang an toàn đường sắt, ngăn chặn các biểu hiện quá khích của du khách như: Chụp ảnh, tụ tập hò reo gần đường sắt khi tàu hỏa chạy qua...
Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP Hà Nội Lê Đình Hùng thăm, tặng quà Tết cho người lao động tại huyện Thạch Thất

Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP Hà Nội Lê Đình Hùng thăm, tặng quà Tết cho người lao động tại huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 15/1, đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội đã đến thăm, tặng 50 suất quà Tết (mỗi suất gồm 1 triệu đồng tiền mặt và 1 túi quà trị giá 300 nghìn đồng) cho công nhân lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội).

Tin khác

Rộn ràng không gian Tết truyền thống tại phố cổ Hà Nội

Rộn ràng không gian Tết truyền thống tại phố cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Hòa trong không khí đó, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức chương trình "Tết Việt - Tết Phố 2025" với chuỗi hoạt động đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống.
Rằm tháng Chạp năm Giáp Thìn nên cúng giờ nào để may mắn?

Rằm tháng Chạp năm Giáp Thìn nên cúng giờ nào để may mắn?

(LĐTĐ) Rằm tháng Chạp là một trong những ngày lễ quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của người Việt. Ngày này không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên mà còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong năm.
Hà Nội: Đặc sắc chuỗi chương trình nghệ thuật mừng Xuân Ất Tỵ

Hà Nội: Đặc sắc chuỗi chương trình nghệ thuật mừng Xuân Ất Tỵ

(LĐTĐ) Nhân dịp chào đón năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức chuỗi chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ người dân Thủ đô trong các ngày cuối tháng 1 và đầu tháng 2/2025.
Người đẹp đến từ Cao Bằng đăng quang Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam

Người đẹp đến từ Cao Bằng đăng quang Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam

(LĐTĐ) Tối 11/1, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thị xã Sơn Tây, vòng thi chung kết cuộc thi toàn quốc Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam năm 2024 được tổ chức. Vượt qua 30 thí sinh nổi bật, người đẹp Hoàng Châu Anh đến từ Cao Bằng đã xuất sắc đăng quang, trở thành tân Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam.
Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

(LĐTĐ) Năm 2025 được gọi là năm Rắn hai đầu vì Người xưa quan niệm, “một năm bắt đầu từ tiết Lập xuân”, việc 2 lần đón tiết Lập xuân trong cùng một năm giống như năm Ất Tỵ có 2 mùa xuân, hay năm nay rắn có 2 đầu.
Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài

Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài

(LĐTĐ) Chùa Đông Khê tọa lạc giữa làng Đông Khê, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội không chỉ là điểm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo mà còn là nơi giáo dục tính nhân văn, lòng nhân nghĩa cho người dân. Với lối kiến trúc mang đậm giá trị nghệ thuật cùng nhiều tượng cổ phản ánh dấu ấn lịch sử nhiều niên đại cho thấy chùa đang góp phần làm nên nét văn hoá đa dạng trầm tích vùng văn hoá xứ Đoài.
Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 13/KH-UBND về việc tổ chức thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trên địa bàn thành phố năm 2025. Kế hoạch nhằm tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ của phong trào, góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đã đề ra.
Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất các lễ hội

Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất các lễ hội

(LĐTĐ) Ủy ban nhân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tăng cường các biện pháp trong quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn Thành phố năm 2025, nhằm thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025 và các văn bản liên quan của Chính phủ về quản lý, tổ chức lễ hội.
Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 sẽ diễn ra tại không gian di sản hồ Tây

Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 sẽ diễn ra tại không gian di sản hồ Tây

(LĐTĐ) Chương trình Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 với chủ đề “Shine Your Vibes - Tỏa chất riêng” sẽ được tổ chức vào 20h tối 18/1 tại không gian di sản hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội) quy tụ nhiều nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam hứa hẹn mang đến một bữa tiệc nghệ thuật độc đáo và ý nghĩa.
Lần đầu tiên nghệ thuật ghép gốm kết hợp sơn mài tại triển lãm "Chiêm bao"

Lần đầu tiên nghệ thuật ghép gốm kết hợp sơn mài tại triển lãm "Chiêm bao"

(LĐTĐ) "Chiêm bao" - triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Tô Ngọc Trang (Trang Trọc) diễn ra từ ngày 3-19/1/2025 tại Area 75 - Art & Auction (75 Hàng Bồ, Hà Nội), giới thiệu đến công chúng 26 tác phẩm chân dung ghép gốm độc đáo trên nền sơn mài.
Xem thêm
Phiên bản di động