Xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm sáng tạo của cả nước
Sáng tạo nghệ thuật nơi công cộng cũng phải có quy chuẩn | |
Tính văn hoá, nghệ thuật của không gian sáng tạo Thủ đô | |
Sức sống của những không gian văn hóa và sáng tạo |
Những ngày qua, Hà Nội nhận được tin vui khi chính thức trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố sáng tạo được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc công nhận ở lĩnh vực thiết kế.
Theo khảo sát của Văn phòng Hội đồng Anh tại Hà Nội, Thủ đô đang dẫn đầu cả nước với 115 không gian văn hóa sáng tạo, trong đó có nhiều đại diện tiêu biểu, như các không gian sáng tạo: Tổ chim xanh, Ơ kìa Hà Nội, Heritage space, Hanoi Grapevine…
Cà phê thứ Bảy là ví dụ sinh động về không gian sáng tạo của Thủ đô. |
Hình ảnh người dân Hà Nội cuối tuần tham gia hoạt động văn hoá tại phố đi bộ Hồ Gươm, vui chơi tại phố bích hoạ Phùng Hưng hay tham dự các buổi trình diễn nghệ thuật tại Ơ Kìa Hà Nội, VICAS Art Studio, Heritage Space, Cà phê thứ Bảy, Manzi… là những ví dụ sinh động về các không gian sáng tạo của Thủ đô.
Hà Nội với những mô hình sáng tạo vừa kết hợp kinh doanh cà phê, vừa biểu diễn âm nhạc, nghệ thuật, các buổi hội thảo, toạ đàm đã trở nên quen thuộc từ lâu. Do nhạc sĩ gạo cội Dương Thụ thành lập vào năm 2009, Cà phê thứ Bảy là sự hợp tác đặc biệt giữa ông và chuỗi quán cà phê Trung Nguyên. Vào cuối tuần, quán cà phê trở thành nơi tổ chức tọa đàm, chiếu phim và biểu diễn âm nhạc. Khán giả được đề nghị mua đồ uống thay phí vào cửa.
Doanh thu kiếm được từ đồ uống giúp duy trì hoạt động kinh doanh và trang trải chi phí tổ chức sự kiện, trong đó có thù lao của diễn giả khách mời hay các nghệ sĩ biểu diễn. Sự sắp đặt hợp lý của việc kinh doanh cà phê bên cạnh các sự kiện của những người làm sáng tạo đã khiến Cà phê thứ Bảy trở thành một địa điểm hấp dẫn và thân thiện với công chúng.
Không chỉ lớn mạnh về số lượng, các không gian văn hóa sáng tạo ở Hà Nội còn đa dạng các loại hình hoạt động, từ: Mỹ thuật, tạo hình, thời trang, kiến trúc đến phim ảnh…
Không gian văn hoá và sáng tạo có tiềm năng trong việc tham gia và hỗ trợ các biểu đạt nghệ thuật cũng như các cơ hội tiếp cận với đời sống văn hoá. Một không gian sáng tạo là một địa điểm, có thật hay trực tuyến, có sứ mệnh giúp những nghệ sĩ và người thực hành cùng hợp tác làm việc và tổ chức những chương trình, hoạt động về văn hoá, nghệ thuật và sáng tạo đến với công chúng.
Dù có nhiều khởi sắc song hiện lĩnh vực phát triển không gian văn hóa sáng tạo ở Hà Nội chủ yếu vẫn là những mô hình hoạt động tự phát, thiếu sự định hướng, hỗ trợ cũng như cơ chế đặc thù để phát triển bền vững.
Nhiều không gian sáng tạo ra đời nhằm mục đích phục vụ cộng đồng nhưng lại được coi là một doanh nghiệp đơn thuần, khiến việc tổ chức hoạt động có nhiều bất cập, hạn chế hoạt động sáng tạo. Do đó, các không gian sáng tạo văn hoá thường "chết yểu".
Theo ông Tô Văn Động – Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, với việc Hà Nội trở thành thành viên Mạng lưới Các thành phố Sáng tạo của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hiệp quốc sẽ tạo thuận lợi cho Thủ đô trong việc định vị thương hiệu, quảng bá hình ảnh trên mọi lĩnh vực sang tạo văn hoá, gia nhập nhóm các thành phố toàn cầu đang phát triển theo hướng đổi mới, phù hợp với Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về Phát triển bền vững.
"Với những đóng góp tích cực của các không gian sáng tạo văn hoá nghệ thuật ở Thủ đô trong thời gian qua, chúng tôi hy vọng rằng trong thời gian tới đây sẽ có những kết nối để hình thành các kế hoạch, dự án khả thi cũng như phối hợp tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao… để cùng nhau xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm sang tạo của đất nước" – ông Động khẳng định.
Bên cạnh đó, nhiều cuộc hội thảo, nhiều cuộc thi thiết kế không gian đô thị… đã mang tới cơ hội hiện thực hóa những ý tưởng cải tạo không gian sáng tạo, đưa văn hóa – nghệ thuật đến với không gian sống của cộng đồng bằng nhiều cách thức, mang lại cho không gian công cộng Hà Nội một diện mạo mới.
Sự tham gia của người dân, cộng đồng trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố sẽ đảm bảo được tính bền vững, sáng tạo và hòa nhập xã hội cao. Tất cả đều vì mục tiêu ngoài việc góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống đồng thời khơi dậy tiềm năng sáng tạo của người dân. Điều này hoàn toàn trùng khớp với mục tiêu sáng tạo với những sáng kiến đề xuất cấp địa phương và quốc tế mà Hà Nội sẽ tập trung thực hiện thời gian tới.
Đó là, thành lập Trung tâm Thiết kế sáng tạo Hà Nội; xây dựng, củng cố các không gian sáng tạo tại Hà Nội; dự án chuỗi chương trình truyền hình Tài năng sáng tạo Hà Nội; Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội; Tuần lễ Thiết kế sáng tạo Hà Nội…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21