Sáng tạo nghệ thuật nơi công cộng cũng phải có quy chuẩn

(LĐTĐ) Hơi thở đặc trưng trong nhịp sống đô thị có thể được bắt gặp và cảm nhận rõ nhất tại các không gian công cộng. Là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt và giao tiếp kết nối mọi người, không gian công cộng vì thế cũng góp phần tác động không nhỏ vào chất lượng sống của cư dân và đồng thời là chất xúc tác khiến một đô thị trở nên đáng yêu, đáng sống và đáng gắn bó. Là một thành phố trong mạng lưới sáng tạo của UNESCO, nhưng hiện nay, nghệ thuật không gian công cộng Hà Nội lại đang vô cùng mờ nhạt và thiếu sự gần gũi, thiếu tính lôi cuốn nhân văn thường thấy ở những không gian công cộng mà nhiều quốc gia trên thế giới sở hữu.
sang tao nghe thuat noi cong cong cung phai co quy chuan Tính văn hoá, nghệ thuật của không gian sáng tạo Thủ đô
sang tao nghe thuat noi cong cong cung phai co quy chuan Lần đầu tiên đấu giá tranh không phải do… con người vẽ

Không gian nghệ thuật đa dạng

Hà Nội là nơi mà sự hội nhập kinh tế, du nhập văn hoá nhanh, mạnh, đòi hỏi sự giao tiếp, thông thương lớn nên nhu cầu về không gian nghệ thuật công cộng càng cấp thiết với quy mô, chất lượng, thẩm mỹ cao hơn. Sự sang trọng, văn hóa, tính đại diện, tiêu biểu của không gian, công trình nghệ thuật mới làm nên bản sắc đô thị Hà Nội.

sang tao nghe thuat noi cong cong cung phai co quy chuan
Không gian nghệ thuật công cộng Phố Bích họa Phùng Hưng (Ảnh: Bảo Thoa)

Theo họa sĩ Lê Thiết Cương, nghệ thuật công cộng đã có từ lâu cùng với sự ra đời, phát triển của loài người trong nhu cầu vật chất, tinh thần gắn kết các cộng đồng dân cư. Ở Việt Nam, việc thực hành nghệ thuật công cộng là một phần không tách rời khỏi đời sống, từ ca dao, cổ tích, dân ca, chiếu chèo đến các công trình điêu khắc đình làng, chùa chiền, đền miếu... những lễ hội dân gian, công trình kiến trúc, những bức bích họa đều là những ví dụ tiêu biểu cho loại hình nghệ thuật này.

So với các địa phương khác, người dân Hà Nội xưa nay luôn có điều kiện hơn trong việc tiếp cận cũng như thụ hưởng những giá trị của nghệ thuật công cộng. Đó có thể là những tượng đài, công trình mỹ thuật ở vườn hoa, công viên đã quen thuộc qua nhiều thế hệ, hay những phố bích họa, lễ hội đường phố, các hoạt động âm nhạc ngoài trời ...

Có thể thấy những tín hiệu đáng mừng trong sự chuyển biến của nghệ thuật công cộng ở Hà Nội hiện nay, đó là sự phát triển mạnh, đa dạng về loại hình, quy mô, không gian. Không chỉ dừng lại ở những tượng đài kiến trúc, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực mỹ thuật mà có thể bao gồm âm nhạc, festival với nhiều loại hình nghệ thuật đường phố.

Nhiều tác phẩm nghệ thuật không chỉ làm đẹp thêm không gian công cộng, mà còn góp phần thổi vào đó sức sống mới, được thành phố và người dân ghi nhận. Có thể kể đến: Con đường gốm sứ ven sông Hồng – một công trình phủ màu sắc nghệ thuật lấp lánh; những tác phẩm bích họa, sắp đặt ở Phùng Hưng đã làm thay đổi diện mạo, đời sống của một con phố; Lễ hội âm nhạc quốc tế Gió mùa góp phần đưa một di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận trở thành một di sản sống trong cộng đồng, chạm tới thế hệ trẻ; Phố đi bộ Hồ Gươm, Phố đi bộ Trịnh Công Sơn…là những không gian nghệ thuật công cộng bấy lâu đã trở nên thân quen với người dân Hà Nội; hay có thể kể đến Hoàng Thành Thăng Long, Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace – không gian gặp gỡ, giao lưu văn hóa nghệ thuật của nhiều người dân Thủ đô…

Cần những thiết chế cụ thể

Bên cạnh những không gian văn hóa công cộng điển hình đã trở nên quen thuộc với người dân Thủ đô, với khao khát được thể hiện, được làm đẹp cho thành phố, nhiều nghệ sĩ đã và đang hăm hở đưa tác phẩm hay tìm kiếm con đường hiện thực hóa ý tưởng nghệ thuật của mình ở các không gian công cộng. Tuy nhiên, việc thực hiện lại không hề dễ dàng bởi nhiều lý do.

Phong trào vẽ tranh tường ở Hà Nội đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt đang khiến nhiều người lo ngại về cái gọi là “thảm họa về thị giác” cho cộng đồng. Lo ngại này là có lý khi bên cạnh những bức tranh đẹp, làm sinh động cả một con đường, tuyến phố, mang đến những cảm hứng mới cho vùng quê... thì lại có những bức vẽ kém về nhiều mặt, từ tạo hình đến chất liệu khiến cho những bức tường không đẹp hơn mà còn trở nên nhem nhuốc. Thậm chí, có những bức vẽ có nội dung không phù hợp làm hỏng cả không gian chung, gây ức chế cho cộng đồng. Điều này cho thấy sự dễ dãi, thậm chí thiếu những tiêu chí cần thiết cho các tác phẩm được phép xuất hiện ở những khu vực công cộng.

Theo họa sĩ Lê Thiết Cương, có quy chế từ đầu thì sẽ giải quyết được phần gốc của vấn đề. Quy chế ở đây không chỉ giới hạn ở lĩnh vực kiến trúc xây dựng như bao nhiêu phần trăm diện tích dành cho nghệ thuật công cộng..., mà còn phải chi tiết đến từng tác phẩm: Thể loại gì, kích cỡ, chất liệu ra sao, được lựa chọn trên những tiêu chí nào, quy chế về giám tuyển và những quy định liên quan tới chế độ thù lao cho nghệ sĩ, trách nhiệm bảo quản của chính quyền, cộng đồng...

Bên cạnh đó là không ít những tác phẩm đẹp trở thành không đẹp bởi ý thức của người dân. Nghệ sĩ điêu khắc Mai Thu Vân đã không khỏi buồn khi nhắc tới “số phận” của tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của chị mang tên Tháp được lựa chọn trưng bày ở khu vực Hồ Gươm dịp tháng 10 vừa qua. Chỉ sau khi được giới thiệu đến công chúng ít ngày, tác phẩm tâm huyết của chị đã bị một số người vô ý thức biến thành... nhà vệ sinh. Hành động này không chỉ làm tổn thương người nghệ sĩ mà còn khiến cộng đồng hết sức phẫn nộ.

Nhà điêu khắc Mai Thu Vân cho rằng khi thực hiện một tác phẩm nghệ thuật công cộng, tác giả cần phải được đối xử như những nghệ sĩ và tác phẩm phải được nhìn nhận xứng đáng. “Chúng tôi muốn mọi người nhìn nhận rằng cái chúng tôi thực hiện là tác phẩm nghệ thuật, đừng gọi nó là mô hình rồi bảo tôi phải thống kê làm bằng bao nhiêu cân sắt, bao nhiêu cân đinh... Như thế là không công bằng với người nghệ sĩ”.

Bên cạnh những tác phẩm nghệ thuật “không có chỗ thể hiện” của các nghệ sĩ tâm huyết, nhiều công trình lại trở thành thảm họa khi xuất hiện nơi công cộng. Họa sĩ Lê Thiết Cương rất có lý khi nhận định: “Một công trình, dự án phục vụ cộng đồng không thể tùy tiện tiến hành bởi sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy: Lãng phí tiền của, công sức; làm mất thẩm mỹ cảnh quan chung; độ bền, đẹp của công trình suy giảm theo thời gian... Điều này ảnh hưởng tới nhiều người bởi phạm vi tác động của nghệ thuật công cộng không chỉ thu gọn ở một số ít cá nhân mà là cả cộng đồng dân cư”.

Theo họa sĩ Lê Thiết Cương, có quy chế từ đầu thì sẽ giải quyết được phần gốc của vấn đề. Quy chế ở đây không chỉ giới hạn ở lĩnh vực kiến trúc xây dựng như bao nhiêu phần trăm diện tích dành cho nghệ thuật công cộng..., mà còn phải chi tiết đến từng tác phẩm: Thể loại gì, kích cỡ, chất liệu ra sao, được lựa chọn trên những tiêu chí nào, quy chế về giám tuyển và những quy định liên quan tới chế độ thù lao cho nghệ sĩ, trách nhiệm bảo quản của chính quyền, cộng đồng...

Bên cạnh đó, vấn đề “không gian công cộng” bị lạm dụng cũng cần được xem xét. Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế Nguyễn Phương Hòa cho rằng, ngay ở Hà Nội có nhiều không gian công cộng Hà Nội chưa được đối xử đúng. Không có nhà vệ sinh, ghế nghỉ, để cỏ dại mọc hoang tàn, không gian công cộng trở thành “đối tượng” tranh giành của nhiều nhóm sử dụng.

Kiến trúc sư Kim Đức cũng đồng quan điểm: Việc giành lại không gian công cộng từ các nhóm lợi ích như trông xe, buôn bán... để sử dụng cho hoạt động vui chơi, sinh hoạt cộng đồng, cho nghệ thuật công cộng, khó thì rất khó nhưng cũng rất dễ nếu có sự đồng lòng của người dân. Đặc biệt, nếu có thêm những sự hỗ trợ về quy định, chính sách thì người nghệ sĩ sẽ tiếp cận dễ dàng hơn và đưa ra được giải pháp phù hợp để cải tạo những không gian “chết”.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác làm lợi cho người lao động

Tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác làm lợi cho người lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh và Bệnh viện Đa khoa Đông Anh tổ chức chương trình ký kết thỏa thuận hợp tác làm lợi cho người lao động.
Thanh Trì: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân năm 2024

Thanh Trì: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (20/4), Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh, lao động (ATVSLĐ); Tháng Công nhân năm 2024; biểu dương “Công nhân giỏi” năm 2024 và tuyên dương phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” trong nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2023.
Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Hôm nay, 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội diễn ra Chương trình khám sức khỏe sinh sản - truyền thông tư vấn - tầm soát phát hiện sớm ung thư, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

(LĐTĐ) Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.

Tin khác

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Mưa đầu mùa

Mưa đầu mùa

(LĐTĐ) Ai đã từng sống ở Phương Nam, mới thấm hết niềm vui và cảm xúc đặc biệt khi gặp cơn mưa đầu mùa. Sáu tháng trời đằng đẵng mùa khô. Nắng khét tóc, khét da. Nắng đốt khô cong cả đất và người. Nắng hút cạn sông hồ kênh rạch. Đến rêu trên mái ngói cũng tưởng như hóa thạch. Nơi phố thị, những hàng cây, lá phổi thành phố trân mình trong nắng. Tán lá oằn mình chịu phết tầng tầng lớp bụi. Bụi phủ lên màu xanh, bụi chui vào từng gân lá. Lá thinh lặng hít thở như hấp hối...Sáu tháng, khát mưa, nhớ mưa...
Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương còn được gọi là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ, là ngày để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Trao tặng kỷ vật kháng chiến gắn với Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

Trao tặng kỷ vật kháng chiến gắn với Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

(LĐTĐ) Ngày 16/4, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Những đêm hè đom đóm

Những đêm hè đom đóm

(LĐTĐ) Bóng hoàng hôn loang dần về phía chân trời, nhuộm những bồng bềnh sóng lúa lấp lánh đến mênh mông. Những chú cò trắng không còn mải miết men sông lượm lặt con tôm, cái tép mà cũng vội cõng ánh hoàng hôn bay về. Những ngọn cây đằm mình đung đưa trên nền trời xâm xấp bóng như vẫy chào tạm biệt một ngày sắp qua. Đêm khe khẽ buông, đôi mi dần khép lại… cho đến khi tôi chỉ bé bằng đứa trẻ tung tăng chân sáo trở về…
Xem thêm
Phiên bản di động