Xây dựng căn cứ đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2024
Theo đó, Bộ LĐTBXH đề nghị các địa phương nắm tình hình thực hiện lương tối thiểu vùng thuộc khu vực quản lý theo quy định của Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Cụ thể, đối với lương tối thiểu theo tháng, đề nghị các địa phương rà soát, đánh giá về tình hình triển khai thực hiện mức lương tối thiểu, trong đó có việc triển khai quy định tiếp tục thực hiện các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc các thỏa thuận khác có lợi hơn cho người lao động.
Đặc biệt là thỏa thuận về trả lương cho người lao động làm công việc đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu; đánh giá những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện mức lương tối thiểu và trả lương cho người lao động.
Đối với lương tối thiểu theo giờ, đề nghị đánh giá rõ việc triển khai, áp dụng của các doanh nghiệp sau khi Chính phủ lần đầu ban hành mức lương tối thiểu theo giờ; khảo sát, thống kê các nhóm vị trí, chức danh công việc, lĩnh vực thực hiện trả lương theo giờ, mức lương giờ phổ biến của các công việc trên; đánh giá thuận lợi, khó khăn và tác động của doanh nghiệp sau khi Chính phủ ban hành mức lương tối thiểu theo giờ.
Bộ LĐTBXH đề nghị các địa phương rà soát việc thực hiện lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp để có căn cứ đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong thời gian tới. Ảnh minh họa. |
Bộ LĐTBXH cũng yêu cầu các địa phương rà soát, đánh giá việc điều chỉnh phân vùng lương tối thiểu hiện hành. Trường hợp có đề xuất điều chỉnh vùng thì Sở LĐTBXH phối hợp với Liên đoàn lao động, chi nhánh Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức trao đổi với Ban Quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp (nếu có), các hiệp hội nghề nghiệp, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp trên địa bàn, từ đó tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và gửi về Bộ.
Cùng với đó, Bộ cũng yêu cầu các địa phương cập nhật tình hình lao động, việc làm, đơn hàng của các doanh nghiệp, cung - cầu lao động trên địa bàn trong quý 1/2023, đặc biệt là sau Tết Âm lịch; dự báo nhu cầu sử dụng lao động và tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn trong thời gian tới đồng thời, đề xuất, kiến nghị về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu áp dụng cho năm 2024 gắn với bối cảnh dự báo. Kết quả rà soát gửi về Bộ trước ngày 1/4/2023.
Theo quy định của Bộ luật Lao động, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Mức lương tối thiểu này được xác lập theo vùng và được Chính phủ công bố dựa trên khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương Quốc gia.
Lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên các yếu tố như: Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động và khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Liên quan đến việc đánh giá, xác định và công bố “mức sống tối thiểu” của người lao động và gia đình người lao động làm căn cứ điều chỉnh lương tối thiểu vùng, trong thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị đánh giá việc thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục nghiên cứu để thu thập đầy đủ hơn thông tin tính toán mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình người lao động, từ đó làm cơ sở Hội đồng Tiền lương quốc gia xác định mức lương tối thiểu vùng hàng năm.
Trong năm 2022, Chính phủ đã ban hành số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 về việc tăng lương tối thiểu vùng ngay từ ngày 1/7/2022 thay vì 1/1 hằng năm như quy định hiện hành. Mức tăng là 6%, kéo dài đến ngày 31/12/2023. Lần đầu tiên, quy định về mức lương tối thiểu theo giờ cũng đã được ban hành. Theo Nghị định số 38, mức lương tối thiểu tháng đang được áp dụng theo 4 vùng gồm: Vùng 1 là 4.680.000 đồng/tháng; vùng 2 là 4.160.000 đồng/tháng; vùng 3 là 3.640.000 đồng/tháng và vùng 4 là 3.250.000 đồng/tháng. Về mức lương tối thiểu giờ, vùng 1 là 22.500 đồng/giờ, vùng 2 là 20.000 đồng/giờ, vùng 3 là 17.500 đồng/giờ, vùng 4 là 15.600 đồng/giờ. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Nhiều kết quả nổi bật trong công tác chăm lo cho đoàn viên và người lao động
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm, chúc mừng các đơn vị nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Bổ sung sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Xử lý vi phạm hành chính
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Tin khác
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07
Xử lý nghiêm sai phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Chính sách 14/11/2024 09:59
Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí
Chính sách 12/11/2024 11:43
Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất
Chính sách 09/11/2024 08:44
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan
Chính sách 09/11/2024 06:32
Chế độ mới về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025
Chính sách 08/11/2024 16:31
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Chính sách 05/11/2024 18:14
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Chính sách 03/11/2024 19:23
Đề xuất hai mức quà tặng người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Chính sách 27/10/2024 12:56