Việt Nam ưu tiên thúc đẩy việc làm bền vững

Thúc đẩy công bằng xã hội và việc làm thỏa đáng, bền vững cho người dân là những ưu tiên mà Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực thực hiện.
Đồng bộ các giải pháp hướng tới việc làm bền vững Thủ tướng chỉ thị bảo đảm việc làm bền vững, nâng cao mức sống của công nhân lao động Chuyển đổi số để tạo việc làm bền vững
Việt Nam ưu tiên thúc đẩy việc làm bền vững

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu trực tuyến tại Hội nghị ILC 110.

Ngày 8/6 (giờ Thụy Sĩ), Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã thay mặt đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam có bài phát biểu trực tuyến tại Phiên họp lần thứ 110 của Hội nghị Lao động Quốc tế (ILC 110).

Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ trụ sở Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Thụy Sĩ với sự tham gia của hơn 4.000 đại biểu đại diện cho các cơ quan của Chính phủ, người lao động và người sử dụng lao động đến từ 187 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên của ILO. Đoàn đại biểu ba bên Việt Nam do Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm Trưởng đoàn cùng các tổ chức đại diện cho người lao động và người sử dụng lao động.

Khai mạc từ ngày 27/5 đến hết ngày 11/6, ILC 110 bao gồm Phiên họp toàn thể và các cuộc họp của các Ủy ban chuyên môn của ILO. Phiên họp toàn thể cấp cao từ ngày 6/6 đến ngày 9/6 thu hút các nguyên thủ, bộ trưởng, trưởng đoàn đại biểu các nước tham dự và phát biểu xoay quanh chủ đề ưu tiên về "Việc làm thỏa đáng và nền kinh tế đoàn kết". Đây cũng là tiêu đề của Bản báo cáo do Tổng Giám đốc ILO Guy Ryder trình bày tại Hội nghị.

Tại Phiên thảo luận chung, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bày tỏ nhất trí cao với chủ đề của Hội nghị, đồng thời ủng hộ các sáng kiến, hành động của ILO nhằm thúc đẩy việc làm thỏa đáng và nền kinh tế đoàn kết.

"Các sáng kiến, hành động này góp phần quan trọng để thế giới tiếp tục hướng tới các mục tiêu của Chương trình nghị sự về phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên Hợp Quốc cũng như theo đuổi sứ mệnh của ILO về thúc đẩy công bằng xã hội và việc làm thỏa đáng, bền vững cho mọi người", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đây cũng là những ưu tiên mà Chính phủ Việt Nam đang chủ động và nỗ lực thực hiện. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 năm 2020-2021, cùng với các biện pháp phòng, chống dịch, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội, vận động sự vào cuộc của cả xã hội, phát huy tính "tương thân, tương ái", "là lành đùm lá rách". Nhờ vậy, dịch Covid được kiểm soát, kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh chóng, quý I năm 2022, GDP tăng 5,03%; thị trường lao động phục hồi, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động chỉ 2,46%.

Việt Nam hiện có thành phần kinh tế tập thể với quy mô hơn 27.000 hợp tác xã, 120.000 tổ hợp tác và 100 liên hiệp hợp tác xã, thu hút 33% số hộ gia đình ở khu vực nông thôn tham gia. "Kinh tế tập thể ở Việt Nam đã đóng góp tốt cho tăng trưởng kinh tế; tái cơ cấu nền kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp; thích ứng với biến đổi khí hậu và đang hướng đến phát triển xanh, bền vững", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.

Đóng góp vào nỗ lực chung hướng tới việc làm thỏa đáng cho mọi người, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch thực hiện Công ước 98 và Công ước 105 của ILO về Xóa bỏ lao động cưỡng bức với các nhóm công việc cụ thể nhằm thúc đẩy việc thực hiện các Công ước cơ bản này. Việt Nam đang nỗ lực tiến hành nghiên cứu để tiến tới phê chuẩn Công ước 87. Chính phủ và các tổ chức có liên quan cũng đang nghiên cứu, sửa Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật Công đoàn, Luật Hợp tác xã; xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động 2019 cũng như triển khai các hoạt động nhằm tăng cường và áp dụng các tiêu chuẩn lao động quốc tế tại Việt Nam.

Quan điểm nhất quán của Chính phủ Việt Nam là phát triển toàn diện, bao trùm và bền vững vì con người, lấy con người là trung tâm, không phân biệt giới tính, độ tuổi, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội.

"Chúng tôi cam kết chung tay với các quốc gia thành viên ILO cùng giải quyết các thách thức của tương lai việc làm, đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ và ủng hộ của ILO cũng như các quốc gia thành viên", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu bày tỏ.

Kết quả của Hội nghị ILC 110 được kỳ vọng sẽ gợi mở nhiều định hướng quan trọng cho công tác hoạch định và thực thi chính sách lao động, việc làm và an sinh xã hội của Việt Nam và các quốc gia trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động sau đại dịch Covid-19.

Theo Thu Cúc/chinhphu.vn

https://baochinhphu.vn/viet-nam-uu-tien-thuc-day-viec-lam-ben-vung-102220609082622153.htm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

(LĐTĐ) Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phục vụ nhu cầu đời sống, Agribank dành khoảng 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Tin khác

Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận tại Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô, ngày 28/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, qua 40 năm đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo trong thực hiện đường lối đổi mới, mang lại những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng.
Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) gửi Công văn số 454/ CATTT-ATHTTT đến các công ty chứng khoán yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin.
Phát huy thành tựu 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Phát huy thành tựu 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu chính tại trụ sở Thành ủy tới 503 điểm cầu với hơn 11.000 đại biểu tham dự.
Thành ủy Hà Nội thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030

Thành ủy Hà Nội thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030

(LĐTĐ) Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội thống nhất thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, để các cơ quan khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung công việc tiếp theo.
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại

(LĐTĐ) Ngày 27/3, tại Hà Nội, Học viện Chính trị phối hợp với Báo Quân đội nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
5 kinh nghiệm trong chỉ đạo, tổ chức Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025

5 kinh nghiệm trong chỉ đạo, tổ chức Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025

(LĐTĐ) Tại Hội nghị chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII, ngày 27/3, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo đã nêu rõ 5 kinh nghiệm từ công tác chỉ đạo, triển khai tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.
5 vùng đô thị trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030

5 vùng đô thị trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030

(LĐTĐ) Tại Hội nghị chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII, ngày 27/3, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã báo cáo nội dung Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội: Họp chuyên đề bàn về quy hoạch, đầu tư công, công tác cán bộ

Hà Nội: Họp chuyên đề bàn về quy hoạch, đầu tư công, công tác cán bộ

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII tổ chức Hội nghị chuyên đề để xem xét, cho ý kiến về 4 nội dung quan trọng; trong đó có nội dung về quy hoạch, điều chỉnh đầu tư công, công tác cán bộ.
Hà Nội họp trực tuyến toàn Thành phố bàn 3 nội dung quan trọng

Hà Nội họp trực tuyến toàn Thành phố bàn 3 nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Ngày 26/3, lãnh đạo thành phố Hà Nội chủ trì giao ban quý I/2024 với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu chính tại trụ sở Thành ủy với tổng số 523 điểm cầu và hơn 8.000 đại biểu từ Thành phố xuống các phường, xã, thị trấn.
Xây dựng thanh niên Thủ đô thanh lịch, văn minh

Xây dựng thanh niên Thủ đô thanh lịch, văn minh

(LĐTĐ) Chia sẻ với báo Lao động Thủ đô, đồng chí Chu Hồng Minh, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Thành ủy viên, Bí thư Thành đoàn Hà Nội cho biết, Đoàn thanh niên Thành phố đã và đang triển khai 3 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để xây dựng nên thế hệ thanh niên Thủ đô thanh lịch, văn minh.
Xem thêm
Phiên bản di động