Hướng tới việc làm bền vững và thỏa đáng cho tất cả mọi người

(LĐTĐ) Chiều ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) chủ trì, phối hợp với các đối tác ba bên tại Việt Nam và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức Lễ ký Bản ghi nhớ và triển khai thực hiện Khung Chương trình Quốc gia về Việc làm thỏa đáng, giai đoạn 2022 - 2026. Mục tiêu của Khung Chương trình là hướng tới việc làm thỏa đáng và bền vững cho tất cả mọi người.
Chuyển đổi số để tạo việc làm bền vững Việt Nam ưu tiên thúc đẩy việc làm bền vững Nâng cao chất lượng đào tạo nghề và tạo việc làm bền vững cho thanh niên

Phát biểu tại Lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung cho biết, Chương trình nghị sự về Việc làm thỏa đáng được Tổng giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) phát động từ năm 1999 với 4 trụ cột chính là: tạo việc làm, an sinh xã hội, thúc đẩy quyền của người lao động và đối thoại xã hội.

Kể từ khi Chương trình nghị sự về Việc làm thỏa đáng được ILO phát động trên toàn cầu, Việt Nam và ILO đã cùng nhau xây dựng và ký kết thực hiện 3 chu kỳ hợp tác cho giai đoạn 2006 - 2010, 2012 - 2016 và 2017 - 2021. “Trong ba chu kỳ hợp tác vừa qua, ILO đã luôn đồng hành cùng với các đối tác ba bên của Việt Nam triển khai hiệu quả chương trình việc làm thỏa đáng, góp phần thúc đẩy công bằng và tiến bộ xã hội.”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ.

Hướng tới việc làm bền vững và thỏa đáng cho tất cả mọi người
Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung phát biểu tại Lễ ký kết

Bộ trưởng khẳng định, trong chu kỳ hợp tác lần thứ tư này, Chính phủ Việt Nam tiếp tục đặt trọng tâm vào vấn đề việc làm, phát triển nguồn nhân lực và an sinh xã hội gắn với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững, cân bằng giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội, đảm bảo quyền lợi của người lao động, của doanh nghiệp và của xã hội.

Để đạt được mục tiêu này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị ILO và các đối tác xã hội ngay sau Lễ ký sẽ bắt tay vào xây dựng kế hoạch thực hiện khung hợp tác này, mà trước mắt cần tập trung vào một số hoạt động ưu tiên sau:

Một là tiếp tục hỗ trợ việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động, thông qua các hoạt động nghiên cứu, tư vấn hỗ trợ các dự án sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm trong bối cảnh mới.

Hai là hỗ trợ xây dựng và hoàn thiện chính sách xã hội cho giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để quản lý và phát triển xã hội phù hợp với mục tiêu Việt Nam trở thành nước đang phát triển có thu nhâp trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

Hướng tới việc làm bền vững và thỏa đáng cho tất cả mọi người
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu tại Lễ ký kết

Ba là hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại các doanh nghiệp.

Bốn là tăng cường hợp tác, hỗ trợ nghiên cứu phê chuẩn một số công ước của ILO, trong đó có Công ước 87, tăng cường khả năng hội nhập quốc tế về lĩnh vực lao động - xã hội trong thời kỳ mới.

Năm là nâng cao năng lực và khả năng hội nhập quốc tế về lao động và xã hội trong bối cảnh chuyển đổi số, già hóa dân số, biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh chóng và chúng ta đang hướng đến xây dựng một nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đảm bảo chuyển đổi công bằng và bền vững.

Tại lễ ký kết, nhấn mạnh vai trò của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam là cơ quan đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang chia sẻ sự tin tưởng rằng, Khung Chương trình Quốc gia Việt Nam - ILO về Việc làm thỏa đáng giai đoạn 2022 - 2026 phù hợp và đáp ứng nhu cầu của Việt Nam nói chung và Công đoàn Việt Nam nói riêng hướng tới thực hiện mục tiêu về việc làm thỏa đáng cho tất cả mọi người. Công đoàn Việt Nam cam kết sẽ tích cực tham gia trong quá trình thực hiện kế hoạch hoạt động cụ thể để có thể triển khai thành công Chương trình giai đoạn 2022 - 2026.

Hướng tới việc làm bền vững và thỏa đáng cho tất cả mọi người
Đại diện các bên ký Bản ghi nhớ và triển khai thực Khung Chương trình Quốc gia về Việc làm thỏa đáng, giai đoạn 2022 - 2026

Với vai trò đại diện cho các tổ chức người sử dụng lao động, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: “VCCI kỳ vọng trong giai đoạn 2022 - 2026, Chương trình được thiết kế và triển khai theo hướng đáp ứng nhu cầu thực tiễn và các ưu tiên của cơ quan đối tác về lao động, việc làm”. Những ưu tiên này tập trung vào một số nội dung, bao gồm thúc đẩy cải cách thể chế thị trường lao động; tăng cường các hệ sinh thái thúc đẩy phát triển các ngành theo hướng bao trùm, bền vững; và đẩy mạnh việc trang bị kiến thức và kỹ năng cho nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu cầu của kỷ nguyên số và thế giới việc làm.

Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo phát biểu: “Việc ký kết Khung Chương trình Quốc gia về Việc làm thỏa đáng thể hiện trách nhiệm của Việt Nam với tư cách là quốc gia thành viên của ILO và cam kết của Chính phủ trong việc thúc đẩy các mục tiêu về lao động, việc làm và an sinh xã hội.”

Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc ILO Việt Nam - bà Ingrid Christensen chia sẻ: “Các ưu tiên của Việt Nam về tạo việc làm xanh và năng suất, bảo vệ và an sinh xã hội cho người lao động, và duy trì quản trị thị trường lao động và quan hệ lao động hiệu quả được đánh giá cao.” Bà Christensen cũng đề cập tới những thảo luận ban đầu về việc Việt Nam có thể trở thành quốc gia tiên phong trong sáng kiến của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Chương trình thúc đẩy toàn cầu về việc làm và an sinh xã hội hướng tới chuyển đổi công bằng.

“ILO tiếp tục vui mừng và sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam và các đối tác xã hội. Với sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên, chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt ở cấp quốc gia và địa phương tại Việt Nam. Chúng tôi tin rằng việc ký kết ngày hôm nay và Khung Chương trình Quốc gia Việc làm Thỏa đáng giai đoạn 2022 - 2026 sẽ là bước quan trọng tiếp theo trong hành trình hướng tới mục tiêu chung là thúc đẩy công bằng xã hội và việc làm bền vững cho tất cả mọi người.” Bà Christensen chia sẻ.

Khung Chương trình mới đưa ra khuôn khổ hợp tác giữa Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và các đối tác tại Việt Nam cho tới năm 2026 với mục tiêu hướng tới việc làm thỏa đáng và bền vững cho tất cả mọi người. Đến năm 2026, người dân Việt Nam, đặc biệt là những người có nguy cơ bị bỏ lại phía sau sẽ:

• Đóng góp và thụ hưởng một cách công bằng từ quá trình chuyển đổi kinh tế bền vững, toàn diện và đáp ứng giới dựa trên đổi mới sáng tạo, tinh thần kinh doanh, nâng cao năng suất, khả năng cạnh tranh và việc làm thỏa đáng.

• Được thụ hưởng từ các dịch vụ xã hội và hệ thống an sinh xã hội có tính toàn diện, có trách nhiệm giới, nhạy cảm với người khuyết tật, công bằng, chi phí hợp lý và có chất lượng, với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, toàn diện, bền vững và tăng quyền cho người dân để giúp họ phát huy tối đa tiềm năng của mình.

• Được thụ hưởng và đóng góp vào một xã hội công bằng, an toàn và toàn diện hơn dựa trên nền tảng quản trị công được cải thiện, các thể chế phản hồi nhanh hơn, tăng cường pháp quyền, tăng cường bảo vệ và tôn trọng quyền con người, bình đẳng giới và loại trừ mọi hình thức bạo lực và phân biệt đối xử, phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Đây là Khung Chương trình Quốc gia về Việc làm thỏa đáng lần thứ tư của Việt Nam kể từ khi Việt Nam gia nhập trở lại ILO vào năm 1992.

Sự hợp tác đầu tiên giữa ILO và Việt Nam là vào năm 1994 nhằm hỗ trợ Việt Nam xây dựng Bộ luật Lao động trong bối cảnh Việt Nam hình thành khuôn khổ pháp lý mới để quản trị thị trường lao động trong quá trình đổi mới.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự kiến lịch tạm ngừng cấp điện tại Hà Nội

Dự kiến lịch tạm ngừng cấp điện tại Hà Nội

(LĐTĐ) Theo EVN HANOI, ngày 6/6 sẽ tạm ngừng cấp điện tại nhiều khu vực ở một số quận, huyện, thị xã ở Thủ đô Hà Nội, trong đó có các quận/huyện: Đống Đa, Gia Lâm, Cầu Giấy, Long Biên, Hà Đông...
Gia Lai: Tai nạn giao thông khiến 3 người trong một gia đình tử vong tại chỗ

Gia Lai: Tai nạn giao thông khiến 3 người trong một gia đình tử vong tại chỗ

(LĐTĐ) Một ô tô tải chở đá đã va chạm với xe bán tải đi cùng chiều và tiếp tục đâm vào xe máy khiến 3 nạn nhân trong một gia đình tử vong tại chỗ.
Đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho 69,7 triệu lượt người

Đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho 69,7 triệu lượt người

(LĐTĐ) 5 tháng đầu năm 2023, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã thực hiện tốt công tác giải quyết, chi trả chế độ, đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm y tế (BHYT) cho 69,7 triệu lượt người khám chữa bệnh BHYT, tương ứng số tiền chi cho khám chữa bệnh BHYT là 47.466 tỷ đồng.
Ấn tượng HDBank, Đạm Phú Mỹ và Hóa dầu Đức Giang

Ấn tượng HDBank, Đạm Phú Mỹ và Hóa dầu Đức Giang

(LĐTĐ) Lần đầu lọt Top 10 công ty đại chúng uy tín và hiệu quả nhất của Việt Nam, HDBank đã chiếm ngay vị trí thứ 7 toàn bảng, và thuộc Top 5 ngân hàng niêm yết uy tín nhất toàn ngành.
LĐLĐ huyện Đông Anh tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ xây nhà tình nghĩa

LĐLĐ huyện Đông Anh tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ xây nhà tình nghĩa

(LĐTĐ) Ngày 5/6, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh đã tổ chức trao hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho gia đình chị Đỗ Thị Hải tại thôn Thái Bình, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh. Trước đó, LĐLĐ huyện đã phối hợp với Hội Cựu chiến binh huyện trao hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho 1 hội viên Hội Cựu chiến binh tại xã Liên Hà.
Huyện đoàn Mê Linh phát động Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2023

Huyện đoàn Mê Linh phát động Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2023

(LĐTĐ) Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè huyện Mê Linh chính thức bắt đầu từ tháng 6 đến hết tháng 8/2023 với phương châm "An toàn, hiệu quả, sáng tạo, tập trung, bền vững".
Các nữ đại biểu có những đóng góp to lớn hơn nữa vào hoạt động của Quốc hội

Các nữ đại biểu có những đóng góp to lớn hơn nữa vào hoạt động của Quốc hội

(LĐTĐ) Chiều 5/6, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt thân mật các nữ đại biểu Quốc hội khóa XV nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam (15/5/2008 - 15/5/2023).

Tin khác

Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội năm 2023: Cơ hội để công nhân lao động nâng cao tay nghề

Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội năm 2023: Cơ hội để công nhân lao động nâng cao tay nghề

(LĐTĐ) Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội năm 2023 được tổ chức nhằm tạo cơ hội để công nhân lao động (CNLĐ) trong các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thủ đô.
5 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động

5 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động

Trong 5 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động do sụt giảm đơn hàng, khó khăn trong tìm kiếm đơn hàng mới, phát triển thị trường nước ngoài.
Giá leo thang, công nhân muốn làm thêm giờ

Giá leo thang, công nhân muốn làm thêm giờ

(LĐTĐ) Trong bối cảnh giá cả các mặt hàng tăng cao, tiền lương không đủ đảm bảo chi trả cuộc sống nên không ít công nhân (CN) mong muốn làm thêm giờ để cải thiện thu nhập…
Nâng chất lượng lao động làm việc ở nước ngoài

Nâng chất lượng lao động làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Việt Nam hiện đang tích cực triển khai thực hiện nhiều chương trình, đề án nhằm đẩy mạnh đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, nhưng chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn nhiều hạn chế, khi phần lớn nhóm đi làm việc ở nước ngoài là lao động phổ thông. Do đó, mục tiêu của xuất khẩu lao động trong thời gian tới, thay vì số lượng cần chú trọng tới chất lượng…
Mang đến hàng nghìn cơ hội việc làm cho người dân

Mang đến hàng nghìn cơ hội việc làm cho người dân

(LĐTĐ) Sáng 27/5, tại khu vực Sân khấu ngoài trời Công viên Văn hóa, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa phối hợp tổ chức khai mạc Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Đống Đa năm 2023. Chương trình đã thu hút 35 doanh nghiệp tham gia, tuyển dụng, tuyển sinh 2.670 chỉ tiêu.
Kiểm tra thi tiếng Hàn theo chương trình xuất khẩu lao động tại điểm thi TP.HCM

Kiểm tra thi tiếng Hàn theo chương trình xuất khẩu lao động tại điểm thi TP.HCM

(LĐTĐ) Ngày 19/5, tại buổi kiểm tra kỳ thi tiếng Hàn theo chương trình xuất khẩu lao động EPS-TOPIK 2023 ở thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Nguyễn Bá Hoan yêu cầu mọi quy trình trong việc tổ chức thi, công bố điểm phải thực hiện công khai, minh bạch.
Gần 6.000 công nhân Pouyuen bị cắt giảm, trên 50% là lao động trên 40 tuổi

Gần 6.000 công nhân Pouyuen bị cắt giảm, trên 50% là lao động trên 40 tuổi

(LĐTĐ) Trong gần 6.000 công nhân của Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam (Công ty Pouyuen) sắp bị cắt giảm trong tháng 6 và tháng 7 tới, có hơn 50% lao động độ tuổi trên 40.
Kết nối hơn 9.200 việc làm tới người lao động 8 tỉnh, thành phố

Kết nối hơn 9.200 việc làm tới người lao động 8 tỉnh, thành phố

(LĐTĐ) Ngày 16/5, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh: Phú Thọ, Ninh Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lạng Sơn và Vĩnh Phúc tổ chức “Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 8 tỉnh, thành phố”.
Gắn kết đào tạo với doanh nghiệp: “Cái bắt tay” nhiều lợi ích

Gắn kết đào tạo với doanh nghiệp: “Cái bắt tay” nhiều lợi ích

(LĐTĐ) Việc gắn kết chặt chẽ giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) với doanh nghiệp (DN) trong thời gian qua đã giúp cho chất lượng GDNN, chất lượng lao động của Thủ đô ngày càng được khẳng định và nâng cao.
Công nhân TP.HCM thấp thỏm lo mất việc

Công nhân TP.HCM thấp thỏm lo mất việc

(LĐTĐ) Làn sóng cắt giảm công nhân ở thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) kéo dài từ năm 2022 đến nay vẫn chưa chấm dứt, nhiều lao động trong ngành may mặc đang thấp thỏm lo lắng vì nguy cơ một ngày nào đó họ sẽ nằm trong diện bị sa thải.
Xem thêm
Phiên bản di động