Việt Nam đang chậm trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0
Kinh tế nền tảng là hoạt động kinh tế và xã hội dựa trên các hạ tầng nhất định và mặc định được hiểu là các hạ tầng kỹ thuật số. Theo đại diện Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách, trong hơn một thập kỷ qua, kinh tế nền tảng đã phát triển như vũ bão với những tên tuổi như Google, Facebook, Grab, Fintech (công nghệ tài chính), Airbnb…
Đặc biệt, trong hơn một thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến sự xuất hiện của kinh tế nền tảng trong nhiều lĩnh vực, từ nông nghiệp, mạng xã hội, hàng tiêu dùng, giáo dục, năng lực, tài chính, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ cung ứng lao động, dịch vụ hậu cần và giao hàng, bán lẻ, vận tải và du lịch.
![]() |
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng Việt Nam đang đi quá chậm trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và cần sự nỗ lực nhiều hơn nữa. Ảnh: Đinh Luyện |
Các nền tảng được cho là có thể giúp cải thiện năng suất, giảm chi phí kinh doanh, giảm các khâu thiếu hiệu quả của các mô hình kinh doanh hiện tại, tạo ra các nhu cầu mới, thị trường mới, gia tăng sự linh hoạt, cũng như tăng khả năng tiếp cận thị trường cho người lao động và doanh nghiệp.
Tuy vậy, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng Việt Nam đang đi quá chậm trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Lấy ví dụ cho vấn đề, Chuyên gia Tài chính Ngân hàng này cho biết, Việt Nam đi sau rất nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN, chứ chưa nói đến thế giới. Ngay Indonesia cũng đang thay đổi vượt bậc khi áp dụng công nghệ thông tin trong tất cả lĩnh vực,
Ông Hiếu cho rằng, Việt Nam cũng đã tiến dần đến tập trung hóa phát hành căn cước, nhưng cho đến nay vẫn chưa có được dữ liệu quốc gia này thì không thể nói đến vấn đề lớn khác như quản lý giao thông, lũ lụt, an sinh xã hội, học đường, an ninh…”
Trong bối cảnh Công nghệ kỹ thuật số mới nổi và trở thành xu hướng dẫn dắt có khả năng tạo ra tác động lớn nhất đối với nền kinh tế kỹ thuật số tương lai của Việt Nam, mức độ mà chính phủ, ngành công nghiệp và cộng đồng của Việt Nam áp dụng và thích nghi với công nghệ mới trở nên vô cùng quan trọng. Giải quyết các vấn đề này và đảm bảo chuyển đổi kỹ thuật số được củng cố bởi một hệ sinh thái đổi mới mạnh mẽ sẽ giúp Việt Nam nắm bắt thành công các cơ hội do công nghệ kỹ thuật số mang lại và quản lý các thách thức đi kèm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Để chống ngập khu vực nội đô: Cần “khơi thông” các dự án thoát nước

Đau đáu “giữ hồn” nghề tò he Xuân La

Để trí thức là “binh chủng” đưa đất nước hùng cường

Chú trọng công tác vận động, tuyên truyền giáo dục

Giá vàng trong nước vẫn “chợ riêng”

LĐLĐ huyện Mỹ Đức phối hợp với Bảo hiểm xã hội chăm lo tốt nhất cho người lao động

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Tin khác

Hội nhập quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng
Thị trường 02/10/2023 19:33

Cầu nối cho doanh nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ Hà Nội đẩy mạnh tiêu thụ và xuất khẩu
Thị trường 02/10/2023 17:16

Giá xăng giảm gần 1.000 đồng/lít từ 16h ngày 2/10
Thị trường 02/10/2023 16:51

Sữa chua Vinamilk tính đường tham gia thị trường "tỷ đô" tại Trung Quốc
Thị trường 29/09/2023 14:13

Nhiều vụ vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại bị xử lý
Thị trường 29/09/2023 11:08

Lại bàn về hiệu quả công tác chống buôn lậu cuối năm
Thị trường 26/09/2023 08:47

Bánh trung thu nhiều mẫu mã đẹp vẫn vắng khách mua
Thị trường 23/09/2023 21:20

Dữ liệu số: Nền tảng phát triển tài chính số bền vững
Thị trường 22/09/2023 16:51

Việt Nam nhập khẩu 7,22 triệu tấn xăng, dầu các loại trong 8 tháng năm 2023
Thị trường 21/09/2023 22:16

Tạm giữ hơn 1,2 tấn cánh gà có dấu hiệu nhập lậu tại Xuân La, Tây Hồ
Thị trường 21/09/2023 21:45