Cuộc đua taxi công nghệ: Không thể “tay không bắt giặc”
Cuộc đua của các hãng xe công nghệ: Chịu chi, nhận lỗ để thống lĩnh thị trường? | |
Grab thâu tóm Uber: Cơ hội cho taxi công nghệ Việt? | |
Kỳ cuối: Khách hàng thước đo chân thực nhất |
Chưa nắm bắt được cơ hội
Khi Uber rút khỏi Việt Nam, đây được coi là thời điểm hấp dẫn để các ứng dụng gọi xe công nghệ trong nước vươn lên giành thị phần, chiếm chỗ đứng. Ở thời điểm đó, khá nhiều ứng dụng được các doanh nghiệp Việt quảng bá rầm rộ như: VATO, Aber, Mai Linh Bike... thậm chí, để thu hút các tài xế tham gia, nhiều doanh nghiệp còn thực hiện chiến lược không thu chiết khấu khi thu nhập dưới 500 nghìn đồng/1 ngày...Thậm chí, đối với khách hàng, nhiều hàng còn tung ra chương trình khuyến mãi không tăng cước vào giờ cao điểm…Tuy nhiên, tất cả cũng chỉ dừng lại ở đó.
Vốn chính là yếu tố quan trọng trong cuộc đua giành thị phần taxi công nghệ ở Việt Nam. |
Thực tế có thể thấy, mặc dù có rất nhiều cam kết về ứng dụng, ưu đãi nhưng các doanh nghiệp Việt vẫn chưa thể chinh phục được khách hàng Việt, mặc dù họ nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ khách hàng trong nước. Anh Cao Ngọc Hà ở Mai Dịch (Cầu Giấy) chia sẻ, mặc dù rất ủng hộ các doanh nghiệp Việt trong việc triển khai ứng dụng gọi xe công nghệ, thậm chí, là người đã sử dụng ứng dụng VATO không dưới 3 lần. Thế nhưng, về giá thành thì cũng chỉ rẻ hơn hãng Grab được vài nghìn, nhưng thời gian chờ đợi rất lâu bởi thiếu tài xế. Trong khi đó, nhu cầu đi lại thì cần phải nhanh chóng và tiện lợi.
Cũng giống như anh Hà, anh Lê Văn Mạnh ở Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) cũng cho biết, anh thường xuyên đi công tác miền Nam, vì thế việc sử dụng taxi công nghệ di chuyển ra sân bay Nội Bài là thường xuyên. Tuy nhiên, có 1 – 2 lần thử sử dụng hãng taxi VATO nhưng theo anh chia sẻ, việc gọi mất nhiều thời gian chờ đợi và giá thành nếu so với các hãng xe taxi đặt trước còn đắt hơn rất nhiều.
Vậy chúng ta có thể hiểu vấn đề lớn nhất trong “cuộc chiến” giành giật thị phần thị trường taxi công nghệ chính là vốn, không phải vấn đề về chiến lược. Thậm chí không ít chuyên gia kinh tế cho rằng, đây chính là cuộc đua đốt tiền. Cuộc đua giành cho những kẻ lắm tiền, không phải cuộc chơi của những anh nhà nghèo, sợ rủi ro. Nếu doanh nghiệp không mạnh nguồn lực lại ngại rủi ro, thì trong cuộc đua taxi công nghệ các doanh nghiệp này sẽ không có chỗ đứng. |
“Mình ra sau thì việc đầu tiên là phải hoàn thành công nghệ, tiếp đến là phải có được đội ngũ lái xe đủ lớn, giá thành cạnh tranh hơn thì mới mong thu hút được khách hàng. Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp trong nước lại chỉ nghĩ đến lợi nhuận trước mà quyên đi việc phục vụ nhu cầu khách hàng. Do đó, dễ thất bại”, anh Mạnh nói.
Trước những ý kiến của khách hàng đối với các doanh nghiệp áp dụng ứng dụng gọi xe công nghệ của Việt Nam, ông Bùi Danh Liên, nguyên Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho rằng, trước hết chúng ta cần nhận thấy vấn đề ở đây là gì? Có thể thấy những ứng dụng như Uber, Grab hay giờ là Go-Viet…trước khi vào Việt Nam họ đã là tên tuổi thành công ở nhiều thị trường trên thế giới và các doanh nghiệp này đều có nguồn lực rất lớn khi gọi được số vốn không nhỏ để kinh doanh.
Vì thế, lúc đầu vào Việt Nam họ đều báo lỗ và chấp nhận chịu lỗ để chiếm lĩnh thị trường. Điều này đối với doanh nghiệp Việt là hoàn toàn không có. Đó là lý do vì sao các doanh nghiệp Việt dù nhận được sự ủng hộ rất lớn từ khách hàng trong nước, nhưng hiện nay vẫn chưa thể vươn lên và dường như, thị trường nội địa ngành gọi xe ứng dụng công nghệ rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài chỉ còn là câu chuyện thời gian.
“Tay không bắt giặc”- không dễ
Có thể thấy, tương tự Uber, Grab trước đây và hiện nay là Go - Viet (thương hiệu Go – Jek của Indonexia), họ vào thị trường Việt Nam vẫn cùng chiêu thức. Khởi đầu, họ nhanh chóng tung tiền làm marketing, xây dựng thương hiệu và đạt được một thị phần tương đối.
Họ hiểu rõ một điều, nếu sau một thời gian nhất định không đạt được một thị phần tương đối thì họ sẽ thất bại.Tại thời điểm này, khi mà 2 đối thủ đến từ Malaysia (Grab) và Indonesia (Go-Jek) đang giành giật thị trường Việt Nam, nhiều người tiêu dùng thắc mắc các ứng dụng gọi xe thuần Việt vừa ra mắt rầm rộ ngày nào, liệu có thể cạnh tranh trong tình trạng thiếu vốn?.
Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, không thể có chuyện “tay không bắt giặc” hay mỏng vốn mà chiến thắng được trong cuộc đua này được. Ở đây chỉ có ít tiền và nhiều tiền. Nhiều tiền thì họ bơm mạnh, làm tới. Ít tiền thì chỉ còn cách đầu tư thật tốt vào khâu marketing, năng lực marketing quản lý thật hiệu quả, để làm sao bỏ ra một đồng thì hiệu quả gấp nhiều lần. Chỉ có cách như vậy thôi.
Vậy chúng ta có thể hiểu vấn đề lớn nhất trong “cuộc chiến” giành giật thị phần thị trường taxi công nghệ chính là vốn, không phải vấn đề về chiến lược. Thậm chí không ít chuyên gia kinh tế cho rằng, đây chính là cuộc đua đốt tiền. Cuộc đua giành cho những kẻ lắm tiền, không phải cuộc chơi của những anh nhà nghèo, sợ rủi ro. Nếu doanh nghiệp không mạnh nguồn lực lại ngại rủi ro, thì trong cuộc đua taxi công nghệ các doanh nghiệp này sẽ không có chỗ đứng.
Trong cuộc đua công nghệ 4.0, có thể nói, không chỉ riêng đối với loại hình ứng dụng gọi xe công nghệ, mà bất kỳ ngành nghề nào cũng vậy, việc áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại là việc làm quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất đối với doanh nghiệp đó chính là vốn, trong cuộc đua chiếm lĩnh thị trường thì nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng.
Do đó, để có thể khẳng định được thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường và cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp Grab, Go – Viet…thì các doanh nghiệp Việt cần phải huy động được nguồn vốn đủ lớn, thậm chí, liên kết nhau lại để có thương hiệu mạnh cạnh tranh công bằng. Có như vậy, doanh nghiệp ứng dụng gọi xe công nghệ mới thực sự có chỗ đứng.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Thị trường 05/11/2024 07:11
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Thị trường 05/11/2024 06:53
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Thị trường 05/11/2024 06:49
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 03/11/2024 07:12
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024
Thị trường 03/11/2024 06:52
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ
Thị trường 03/11/2024 06:13