Việt Nam đang chậm trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0

09:28 | 23/11/2019
(LĐTĐ) Đây là quan điểm của Chuyên gia Tài chính Ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu tại tọa đàm: “Tình hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam hiện nay: thực trạng và thảo luận” do Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách tổ chức.    
viet nam dang cham trong cuoc cach mang cong nghe 40 Thúc đẩy số hóa trong các doanh nghiệp Việt Nam
viet nam dang cham trong cuoc cach mang cong nghe 40 Phải ngăn đường đi của công nghệ cũ
viet nam dang cham trong cuoc cach mang cong nghe 40 Phường Mộ Lao ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản lý trật tự đô thị
viet nam dang cham trong cuoc cach mang cong nghe 40 Cuộc đua taxi công nghệ: Không thể “tay không bắt giặc”

Kinh tế nền tảng là hoạt động kinh tế và xã hội dựa trên các hạ tầng nhất định và mặc định được hiểu là các hạ tầng kỹ thuật số. Theo đại diện Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách, trong hơn một thập kỷ qua, kinh tế nền tảng đã phát triển như vũ bão với những tên tuổi như Google, Facebook, Grab, Fintech (công nghệ tài chính), Airbnb…

Đặc biệt, trong hơn một thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến sự xuất hiện của kinh tế nền tảng trong nhiều lĩnh vực, từ nông nghiệp, mạng xã hội, hàng tiêu dùng, giáo dục, năng lực, tài chính, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ cung ứng lao động, dịch vụ hậu cần và giao hàng, bán lẻ, vận tải và du lịch.

viet nam dang cham trong cuoc cach mang cong nghe 40
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng Việt Nam đang đi quá chậm trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và cần sự nỗ lực nhiều hơn nữa. Ảnh: Đinh Luyện

Các nền tảng được cho là có thể giúp cải thiện năng suất, giảm chi phí kinh doanh, giảm các khâu thiếu hiệu quả của các mô hình kinh doanh hiện tại, tạo ra các nhu cầu mới, thị trường mới, gia tăng sự linh hoạt, cũng như tăng khả năng tiếp cận thị trường cho người lao động và doanh nghiệp.

Tuy vậy, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng Việt Nam đang đi quá chậm trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Lấy ví dụ cho vấn đề, Chuyên gia Tài chính Ngân hàng này cho biết, Việt Nam đi sau rất nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN, chứ chưa nói đến thế giới. Ngay Indonesia cũng đang thay đổi vượt bậc khi áp dụng công nghệ thông tin trong tất cả lĩnh vực,

Ông Hiếu cho rằng, Việt Nam cũng đã tiến dần đến tập trung hóa phát hành căn cước, nhưng cho đến nay vẫn chưa có được dữ liệu quốc gia này thì không thể nói đến vấn đề lớn khác như quản lý giao thông, lũ lụt, an sinh xã hội, học đường, an ninh…”

Trong bối cảnh Công nghệ kỹ thuật số mới nổi và trở thành xu hướng dẫn dắt có khả năng tạo ra tác động lớn nhất đối với nền kinh tế kỹ thuật số tương lai của Việt Nam, mức độ mà chính phủ, ngành công nghiệp và cộng đồng của Việt Nam áp dụng và thích nghi với công nghệ mới trở nên vô cùng quan trọng. Giải quyết các vấn đề này và đảm bảo chuyển đổi kỹ thuật số được củng cố bởi một hệ sinh thái đổi mới mạnh mẽ sẽ giúp Việt Nam nắm bắt thành công các cơ hội do công nghệ kỹ thuật số mang lại và quản lý các thách thức đi kèm.

Đinh Luyện

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này