Việt Nam có trên 67.000 doanh nghiệp công nghệ số
Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam đặt ra mục tiêu đến năm 2025, phát triển 80.000 doanh nghiệp công nghệ số; sản phẩm, dịch vụ công nghệ số đáp ứng trên 50% nhu cầu trong nước; phát triển 1.500.000 nhân lực; thu hút đầu tư nước ngoài đạt 25 tỷ USD; tỷ lệ đóng góp của công nghiệp công nghệ số vào GDP Việt Nam đạt từ 6 - 6,5%; giá trị Make in Viet Nam trong tổng doanh thu công nghiệp ICT đạt 60 triệu USD tương đương tỷ lệ Make in Viet Nam là 32,50%.
Ảnh minh họa |
Mục tiêu đến năm 2030 là phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số; sản phẩm, dịch vụ công nghệ số đáp ứng trên 70% nhu cầu trong nước; phát triển 1.800.000 nhân lực; thu hút đầu tư nước ngoài đạt 30 tỷ USD; tỷ lệ đóng góp của công nghiệp công nghệ số vào GDP Việt Nam đạt từ 6 - 6,5%.
Để đạt những mục tiêu trên, các bộ, ngành, doanh nghiệp đã triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam. Tính đến tháng 6/2022, doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin ước đạt 72,5 tỷ USD tăng trưởng 17,8% so với cùng kỳ.
Số doanh nghiệp công nghệ số ước đạt 67.300 tăng 3.422 doanh nghiệp so với tháng 12/2021. Tỷ lệ giá trị Make in Viet Nam trong cơ cấu doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin đạt 26,72% với giá trị ước đạt khoảng 19,4 tỷ USD.
Kết quả nghiên cứu phát triển thiết bị 5G đã đạt được một số kết quả khả quan về chất lượng dịch vụ mạng và các chỉ tiêu chất lượng thiết bị, cơ bản đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã được ban hành.
Hiện đã tiến hành đặt hàng các nhà cung cấp nguyên liệu, vật tư linh kiện để sản xuất lô lớn 300 trạm Marco 8T8R. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, tối ưu tính năng kỹ thuật các thiết bị đã sản xuất.
Mặc dù có sự tăng trưởng mạnh nhưng việc phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tại các địa phương không được đồng đều. Số lượng doanh nghiệp công nghệ số tập trung chủ yếu vào 4 địa phương với tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số/1.000 rất cao như: thành phố Hồ Chí Minh (3,19), Hà Nội (2,29), Đà Nẵng (2,24) và Bắc Ninh (1,02), tổng số doanh nghiệp công nghệ số của 4 tỉnh này chiếm hơn 72% tổng số doanh nghiệp công nghệ số của cả nước).
Nhiều tỉnh, thành tỷ lệ này còn ở mức rất thấp (tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số/1.000 dân chỉ ở mức 0,07) so với tỷ lệ trung bình chung (0,677) nên chưa đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi số, phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Tin khác
Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
Xã hội 21/11/2024 15:46
Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia
Xã hội 21/11/2024 13:52
Cơ hội thúc đẩy ứng dụng AI và hợp tác số toàn cầu
Xã hội 20/11/2024 07:58
FPT và Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số, nâng tầm trải nghiệm khách hàng
Chuyển đổi số 15/11/2024 14:42
Quy định mới quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
Chuyển đổi số 12/11/2024 07:41
iHaNoi giúp thu hẹp khoảng cách chính quyền với người dân
Chuyển đổi số 11/11/2024 14:27
Hiệu quả từ số hóa lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Chuyển đổi số 07/11/2024 06:05
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
Chuyển đổi số 05/11/2024 14:41
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Chuyển đổi số 05/11/2024 09:15
Hà Nội: Chuyển đổi số hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp
Infographic 23/10/2024 20:35