Vị thế mới tầm vóc mới

(LĐTĐ) Hà Nội có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, nhưng ai cũng biết, mùa thu ở Hà Nội là đẹp nhất. Không chỉ đẹp về cảnh sắc, khí hậu, mà còn đẹp bởi mùa thu Hà Nội có nhiều kỷ niệm hào hùng trong suốt chiều dài lịch sử của mình.
Hà Nội, Thu rồi phải không? Còn mãi “Có phải em mùa Thu Hà Nội”…. Những dấu ấn 65 năm mùa Thu cách mạng

Mùa thu Hà Nội năm 2020 là một mùa thu đặc biệt, khi dịch Covid-19 tạm lắng xuống, thành phố lại vươn mình đứng dậy để tiếp tục ghi vào lịch sử những sự kiện trọng đại. Những người dân Hà Nội lại cùng nhau bước vào một mùa thu mới đầy những khoảnh khắc khó quên. Đó là khoảng khắc 1010 năm Thăng Long – Hà Nội khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long; đó là 66 năm Giải phóng Thủ đô sau những mất mát đau thương trải dài của chiến tranh; đó là một kỳ Đại hội ghi đậm dấu ấn và những bước phát triển vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội

Vị thế mới tầm vóc mới
Ảnh minh họa

Vào những ngày đầu tháng 10, khi không khí của Hà Nội đã dịu đi, những cơn nắng nóng cuối cùng của mùa hè đã lùi xa, trên khắp các nẻo đường, không khí đón chào 1010 năm Thăng Long – Hà Nội hiển hiện trên từng tấm pano, áp phích được thay mới, những vườn hoa tươi sắc thắm nở rộ trên từng con phố, ven hồ… cùng gương mặt hân hoan của những con người Hà Nội trong cái nắng thu dìu dịu, những cơn mưa phùn nhẹ rơi trên hè phố…. Hà Nội thu vốn rất dịu dàng, để cho những nhớ mong chợt ùa về, trải dài từ quá khứ đến hiện tại.

Mùa thu 1010 năm trước, một sự kiện lịch sử đã làm thay đổi vận mệnh của đất nước, đó là việc vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Trước vận hội mới của đất nước, kế thừa và phát huy những giá trị và thành quả của các bậc tiền nhân, với tầm nhìn sáng suốt và trọng trách gây dựng non sông bền vững muôn đời, năm 1010 Thái tổ Lý Công Uẩn đã ban Chiếu dời đô. Tuy ở ngôi cao nhất, một lời nói vạn người nghe, nhưng Lý Thái Tổ vẫn đem việc dời đô ra hỏi ý kiến quần thần. Chiếu dời đô được ban ra, vua tôi trên dưới một lòng đồng thuận di chuyển thiên đô ra thành Đại La. Tháng 7 âm lịch năm Thuận Thiên nguyên niên (1010), Lý Thái Tổ khởi sự dời đô ra thành Đại La.

Khi ấy, là mùa thu năm 1010, Vua Lý Thái Tổ bước chân lên bờ sau một cuộc hành trình dài từ Hoa Lư đến thành Đại La, bắt đầu xây dựng Hoàng Thành Thăng Long, mở ra một thời kỳ mới.
Tương truyền rằng, đoàn dời đô của nhà vua vừa đến đất Đại La, vua trông thấy có hình ảnh rồng vàng bay lên trời, bèn quyết định đặt tên cho vùng đất này là Thăng Long. Bắt đầu từ đây, Hoàng thành Thăng Long chính thức trở thành kinh đô của một nhà nước độc lập, thống nhất. Năm 1010 trở thành mốc thời gian để người Thăng Long – Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung dùng để tính tuổi cho Thủ đô thân yêu của mình.

Không có sử sách nào ghi lại mùa thu năm 1010 ấy cảm xúc của nhà vua và các triều thần như thế nào, nhưng ắt hẳn rằng, đó là những cảm xúc linh thiêng. Để cho đến hôm nay, những người con của Thủ đô lại một lần nữa thấm đượm những cảm xúc ấy qua không gian hoài niệm của kinh thành.

Những dấu tích của kinh thành Thăng Long xưa và tầm vóc phát triển mạnh mẽ của thủ đô Hà Nội ngày nay là niềm tự hào của người dân cả nước. Đã 1010 năm trôi qua, với việc thực hiện quy hoạch Thủ đô, ước mơ về thành phố thơ mộng soi bóng xuống sông Hồng, Thủ đô Hà Nội vẫn giữ được thế đất “rồng cuộn, hồ ngồi”, tiếp nối được những giá trị khoa học và nghệ thuật, lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Việt Nam.

Kể từ mùa thu năm 1010 ấy, dù phải trải qua bao biến cố lớn lao, những năm tháng chìm ngập trong khói lửa các cuộc chiến tranh giữ nước, nhưng Hà Nội vẫn luôn là trái tim của cả nước.

1010 mùa thu đã trôi đi, có những mùa thu hạnh phúc, tự hào, nhưng cũng không ít những mùa thu đằng đẵng chìm trong khói lửa chiến tranh, trong sự mất mát đau thương và mất tự do. Để rồi mùa thu Tháng 10 năm 1954, lại một bước ngoặt lớn cho nhân dân Hà Nội nói riêng cũng như toàn dân tộc Việt Nam nói chung, đó là mốc son lịch sử chói lọi của ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội.

Giải phóng Thủ đô có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với sự nghiệp kháng chiến của quân và dân ta. Nó không chỉ mang ý nghĩa giải phóng một thành phố thoát khỏi thực dân Pháp mà nó còn là giải phóng một cơ quan đầu não của dân tộc Việt Nam, giải phóng một lực lượng hậu phương hùng mạnh và vững chắc. Giải phóng thành công thủ đô Hà Nội đã tạo động lực mạnh mẽ để tiến tới giải phóng toàn bộ các thành phố khác, quét sạch hoàn toàn giặc Pháp khỏi đất nước Việt Nam.

Dù đã bao nhiêu năm đi qua những những mốc son ấy vẫn luôn rạng ngời trong trái tim mỗi người con Hà Nội để rồi đến ngày 10/10 hàng năm, Hà Nội luôn ngập tràn cờ hoa kỉ niệm lại những ngày tháng hào hùng của dân tộc, viết nên những trang sử vàng cho non sông.

Mùa thu Hà Nội năm nay có gì đặc biệt, chắc hẳn không chỉ là Kỷ niệm 1010 năm Thăng Long – Hà Nội, 66 năm Ngày giải phóng Thủ đô, mà còn là một kỳ Đại hội Đảng mở ra một nhiệm kỳ mới đầy hy vọng.

Có người nói, điều khiến cho mùa thu Hà Nội trở nên đặc biệt nhất chính là vì cái không khí dần trở nên mát mẻ sau một mùa hè oi, là nét lãng mạn cũng tự dưng dâng lên nhiều hơn trong từng ngõ ngách, và quan trọng nhất là Hà Nội vào mùa lá vàng cho người ta rất nhiều cảm xúc cũng như vấn vương. Nhưng thu năm nay lại khác lắm những mùa thu trước.

1010 năm trước, khi Vua Lý Thái Tổ đặt chân lên mảnh đất Thăng Long, chắc hẳn người đã từng ước vọng về một kinh thành thịnh vượng và phát triển mãi về sau. Và tiếp nối những truyền thống vẻ vang của cha ông, trải qua 16 kỳ Đại hội, Đảng bộ Thành phố đã lãnh đạo, chỉ đạo từng bước khắc phục khó khăn, thực hiện công cuộc đổi mới Thủ đô. Mỗi kỳ Đại hội đều ghi đậm dấu ấn và những bước phát triển vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội.

Đúng như kỳ vọng của các bậc tiền nhân, Hà Nội ngày nay là Thủ đô, là trái tim của cả nước, là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Đảng bộ Hà Nội là Đảng bộ lớn nhất với 50 tổ chức đảng trực thuộc và gần 10% đảng viên của cả nước, có truyền thống đoàn kết, trí tuệ và bản lĩnh. Đại hội đại biểu lần thứ XVII là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội được tiến hành vào thời điểm có nhiều sự kiện quan trọng của Thủ đô và đất nước.

Với phương châm “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”, Đại hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, định hướng cho Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và các tầng lớp Nhân dân Thủ đô gương mẫu xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy ý chí, phát huy truyền thống ngàn năm văn hiến, anh hùng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng với cái tên Thăng Long mà 1010 năm trước, vị vua Lý Thái Tổ đã đặt cho kinh thành.

Mùa thu này, trong tâm trí mỗi người Hà Nội, niềm tự hào về những ngày tháng hào hùng được nhân lên khi Thủ đô yêu quý đang tiến dần đến những mốc son lịch sử mới, với vị thế và tầm vóc mới. /.

Bảo Thoa

Bài viết cùng chủ đề

70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.

Tin khác

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động