Những dấu ấn 65 năm mùa Thu cách mạng

(LĐTĐ) 65 năm về trước, những ngày tháng Mười lịch sử, mùa thu Hà Nội đẹp lắm, với hồ Gươm sáng sớm trong xanh, Ba Đình se se nắng, những nụ cười phơi phới giữa phố phường đông vui. Hàng vạn người dân Hà Nội vỡ òa trong niềm vui đón đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô.
nhung dau an 65 nam mua thu cach mang 65 năm vang vọng Lời kêu gọi của Bác Hồ kính yêu
nhung dau an 65 nam mua thu cach mang Giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
nhung dau an 65 nam mua thu cach mang Mãn nhãn liên hoan múa Rồng Hà Nội 2019

Nhìn lại quá trình phát triển của Thành phố từ mốc son rực rỡ này, càng thấy rõ điểm tựa để Hà Nội phát triển như hôm nay chính là tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường không bao giờ lùi bước trước khó khăn của các thế hệ cán bộ, nhân dân Thủ đô, để Hà Nội mãi là niềm tin yêu của cả nước, là niềm xúc động, bồi hồi trong tình cảm bạn bè và du khách.

nhung dau an 65 nam mua thu cach mang
Đoàn quân tiến vào giải phóng Thủ đô (ảnh tư liệu)

Từ đoàn quân tiến về giải phóng Thủ đô…

Chưa đầy 1 tháng sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, thực dân Pháp với dã tâm cướp nước ta một lần nữa đã gây hấn và phát động chiến tranh ra cả nước. Đáp lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, Hà Nội đã “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”.

Và sau cuộc trường chinh 9 năm cả nước kháng chiến gian khổ, nhưng vô cùng vinh quang, Hà Nội đã góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”; buộc thực dân Pháp ký Hiệp định Geneve ngày 20/7/1954, công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

16h ngày 9/10/1954, những tên lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên. Sáng 10/10/1954, thời khắc lịch sử đã đến, Ủy ban Quân chính Thành phố và các đơn vị quân đội chia làm nhiều cánh quân lớn ca khúc khải hoàn tiến vào trung tâm Hà Nội. Hàng vạn người dân Hà Nội trong niềm vui sướng vỡ òa, đổ ra đường chào đón đoàn quân chiến thắng. Thăng Long - Hà Nội có thêm một mốc son rạng rỡ trong lịch sử ngàn năm đầy tự hào.

Đúng 15 giờ ngày 10/10/1954, còi trên nóc Nhà hát Thành phố nổi lên một hồi dài. Hàng trăm nghìn người dân Thủ đô Hà Nội trang nghiêm dự lễ chào cờ long trọng do Ủy ban Quân chính Thành phố tổ chức tại sân vận động Cột Cờ, với sự tham gia của các đơn vị quân đội nhân dân tham gia tiếp quản Thành phố. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên đỉnh Cột cờ cổ kính. Cả Hà Nội tưng bừng hân hoan trong niềm vui giải phóng, tự hào về sức mạnh hùng hậu kháng chiến, biết ơn Đảng và Bác Hồ kính yêu.

Ngay trong những ngày đầu tiên trở về Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở Đảng bộ và nhân dân Thủ đô: “Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới nhìn vào Thủ đô ta. Tất cả chúng ta phải ra sức giữ gìn trật tự an ninh, làm cho Thủ đô ta bình yên, tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”. Ngày 10/10/1954 đã trở thành một dấu ấn lịch sử không thể phai mờ.

Tinh thần ngày Giải phóng Thủ đô cùng với tình yêu Hà Nội luôn thấm đẫm trong mỗi người dân, là ngọn lửa vĩnh cửu, giúp Đảng bộ và nhân dân Hà Nội vượt qua khó khăn, cùng đoàn kết, góp sức xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng với niềm tin yêu của cả nước.

nhung dau an 65 nam mua thu cach mang
Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (ảnh tư liệu)

Những khoảnh khắc hào hùng ấy mãi khắc ghi trong mỗi người dân Thủ đô với niềm tự hào to lớn. 65 năm, trải qua nhiều thăng trầm, nhưng tinh thần của ngày Giải phóng Thủ đô và tình yêu Hà Nội đã giúp cho Hà Nội vươn lên mạnh mẽ tiêu biểu cho sức sống của dân tộc.

Vào thời điểm giải phóng Thủ đô, Hà Nội có 43 vạn dân cư trú tại 34 khu phố và 45 xã của 4 quận nội thành và 4 huyện ngoại thành; bộ máy chính quyền hầu như chưa có kinh nghiệm; chỉ có 9,6 triệu đồng vốn sản xuất kinh doanh và gần 5.500 lao động tại các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; 231km đường nhựa và 65km đường rải đá đã hư hỏng; gần 1.100ha đất canh tác bị bỏ hoang; hàng vạn trâu bò bị giết hại; hệ thống đê điều, kênh mương bị bom đạn cày phá; 77.000 vạn lao động thất nghiệp; 1.200 người ăn xin; hàng chục nghìn người mù chữ; tệ nạn xã hội nặng nề.

Với tinh thần tự lực, tự cường, cần cù, sáng tạo, cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô đã đồng lòng, quyết tâm vượt qua khó khăn, khắc phục tàn tích từ chế độ cũ, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu kiến thiết Thành phố trở thành trung tâm công nghiệp lớn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

…Đến kỳ tích làm nên “Điện Biên Phủ” trên không

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hàng chục vạn người con Thủ đô lên đường tòng quân chiến đấu khắp các chiến trường. Nơi hậu phương, Hà Nội trở thành một trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, sẵn sàng chi viện cho tiền tuyến với phương châm “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.

Không chỉ vậy, Hà Nội đã cùng với các quân, binh chủng và các địa phương, đặc biệt dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Trung ương Đảng, làm nên một “Điện Biên Phủ trên không” mùa Đông năm 1972. Đó là Chiến dịch phòng không trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 (từ ngày 18/12/1972 đến ngày 20/12/1972) đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng đường không, chủ yếu bằng máy bay B.52 của đế quốc Mỹ dội vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương miền Bắc.

Đây là chiến thắng lịch sử, có ý nghĩa vô cùng to lớn cả về chính trị, ngoại giao và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Chiến thắng đã đánh sập hoàn toàn ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người” đã buộc Chính phủ Mỹ phải quay lại bàn đàm phán và ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đây là tiền đề quan trọng để cả nước làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, thu non sông về một mối.

Vươn lên mạnh mẽ trong thời kỳ đổi mới

nhung dau an 65 nam mua thu cach mang
65 năm qua, Hà Nội đã không ngừng vươn lên, khẳng định vai trò là trái tim của cả nước

Vượt qua những khó khăn, gian khổ thời kỳ bao cấp, Hà Nội đã đi đầu nắm bắt và triển khai quyết sách mới của Đảng, cùng cả nước tạo nên những thành tựu có ý nghĩa lịch sử trong hơn 30 năm đổi mới. Hà Nội đã vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng vào thực tế địa phương, quyết tâm đổi mới tư duy, từng bước xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, khơi dậy sức mạnh các thành phần kinh tế, các nguồn lực trong nhân dân, đưa kinh tế Thủ đô phát triển, tăng trưởng bình quân hàng năm cao hơn mức bình quân của cả nước.

Kinh tế Hà Nội, từ lúc mức thu nhập đầu người hàng năm chưa đến 100USD, 60% ở diện nghèo đói, đã vươn lên trở thành thành phố phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, thay đổi lớn lao từ tầm vóc, quy mô đến nhịp độ cuộc sống và sự sôi động trong sản xuất kinh doanh. Đến nay, Thành phố có thu nhập bình quân đầu người đạt 3.600USD và chỉ còn 1,16% hộ nghèo.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng rõ nét và phát triển không ngừng; công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức và kinh tế xanh được đẩy mạnh. Chính trị ổn định; văn hóa xã hội phát triển; quản lý đô thị có nhiều tiến bộ; quốc phòng, an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Trong suốt chiều dài lịch sử, hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới là giai đoạn Hà Nội đạt tốc độ phát triển nhanh nhất, toàn diện nhất.

Phát huy hào khí Đông A, Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội trên chặng đường 65 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã đoàn kết một lòng, không ngừng đổi mới, sáng tạo để viết tiếp lịch sử hào hùng của Tiên Tổ trên bình diện bảo vệ và xây dựng Thủ đô đẹp giàu.

Đặc biệt, ngày 1/8/2008 đánh dấu mốc son lịch sử mới, mở ra thời kỳ phát triển giàu tiềm năng của Hà Nội. Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII, Thành phố chính thức hợp nhất với tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình).

Trong hơn 10 năm qua, Thủ đô Hà Nội tiếp tục gương mẫu đi đầu trên mọi lĩnh vực, đạt được những thành tựu nổi bật, góp phần to lớn vào sự phát triển chung của cả nước. Kinh tế Thủ đô xứng đáng giữ vị trí đầu tàu và là động lực phát triển của Vùng Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hà Nội hôm nay tiếp tục thể hiện rõ sức vươn ngày càng mạnh mẽ, mang tầm vóc của một đô thị lớn với diện tích 3.328,9km2, lớn hơn 3,6 lần trước khi mở rộng; dân số hơn 7 triệu người với 30 đơn vị hành chính quận, huyện, thị xã; mặc dù chỉ chiếm 1% diện tích và 8% dân số cả nước, nhưng Hà Nội đóng góp 16,46% về GRDP; 19,05% về thu ngân sách.

Hà Nội tiếp tục khẳng định là điểm đến hấp dẫn, là thị trường sôi động đối với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp. Đáng chú ý, năm 2018, thu hút dòng vốn FDI của Hà Nội đạt khoảng 7,5 tỷ USD, lần đầu tiên dẫn đầu cả nước.

Trong 9 tháng đầu năm 2019, thu hút đầu tư nước ngoài của Hà Nội đạt 6,23 tỷ USD Mỹ và tiếp tục dẫn đầu cả nước. Hà Nội tiếp tục đi đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới. Đến nay, Thành phố đã có 6 huyện và 325/386 xã về đích xây dựng nông thôn mới. Trong đó có 3 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Với phương châm “Phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt”, Hà Nội còn đi đầu cả nước trong công tác xây dựng Đảng, nổi bật là việc ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 4/7/2017 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố cơ sở Đảng yếu kém; giải quyết các vấn đề phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Hà Nội”; thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; triển khai đánh giá cán bộ hằng tháng trong toàn hệ thống chính trị…

Hà Nội kiên trì theo định hướng phát triển xanh, hài hòa, bền vững. Hà Nội đang đô thị hóa mạnh mẽ, tương lai sẽ trở thành một siêu đô thị. Nhưng dù phát triển to lớn đến đâu, đô thị hóa tới mức nào, Hà Nội vẫn luôn giữ được những nét đẹp văn hóa truyền thống, môi trường bình yên và an toàn.

Từ ngày Giải phóng Thủ đô đến nay, Hà Nội đã phát triển không ngừng; vị thế, uy tín trên trường quốc tế và trong nước ngày càng khẳng định. Hà Nội được tôn vinh là “Thủ đô anh hùng”; 3 lần được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng; được tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”;… là điểm đến tin cậy của các hoạt động đối ngoại, hợp tác, hội nhập quốc tế; quan hệ hợp tác phát triển các mặt kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong cả nước đạt kết quả tốt, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của Thủ đô với đất nước.

Niềm vui nhân lên, khi vào giữa tháng 7 vừa qua, Hà Nội đã kỷ niệm 20 năm đón nhận danh hiệu “Thành phố vì hoà bình”. Sự kiện này tạo nên động lực để Hà Nội phát triển không ngừng. Khách du lịch đến Hà Nội trong 9 tháng đầu năm 2019 là 21,55 triệu lượt khách, trong đó có 4,71 triệu lượt khách quốc tế. Hà Nội đã trở thành điểm đến an toàn thân thiện, được lựa chọn là nơi tổ chức các hội nghị quốc tế mà gần đây nhất là Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai.

Trong quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển Thủ đô, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang Thành phố luôn tự hào về thành quả đạt được, nhưng không giấu hạn chế, yếu kém mà thẳng thắn chỉ rõ, phân tích tỉ mỉ, đề ra giải pháp khắc phục... Dẫu đã đạt nhiều thành quả to lớn, nhưng Thành phố chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh.

Trên mỗi lĩnh vực, xen giữa những thành tựu, vẫn còn đó những đòi hỏi nỗ lực cao hơn. Nhìn lại những mốc son thắng lợi 65 năm qua luôn là điểm tựa tinh thần lớn lao để Đảng bộ và nhân dân Thủ đô chung sức đồng lòng, tiếp tục vươn tới thành tựu mới.

Theo chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, các cấp, các ngành đang khẩn trương rà soát, quyết liệt đẩy nhanh việc thực hiện các nhiệm vụ của “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị” để hoàn thành, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2019.

Toàn Thành phố nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI, tập trung 5 nhiệm vụ chủ yếu, 3 khâu đột phá gắn với 8 chương trình công tác lớn của Thành ủy. Chuẩn bị tốt nhất về mọi mặt để tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp và Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố, tiến tới Đại hội XIII của Đảng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nhân dân Thủ đô ta có truyền thống cách mạng vẻ vang và lòng nồng nàn yêu nước, tôi chắc chắn rằng đồng bào Thủ đô sẽ hăng hái phấn đấu... để làm gương mẫu, để dẫn đầu cho nhân dân cả nước”. Trách nhiệm và sứ mệnh của thế hệ hôm nay trước lịch sử hào hùng của cha ông, trước tương lai tươi sáng của Thăng Long-Hà Nội là phải phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, huy động mọi nguồn lực, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức để xây dựng Thủ đô và đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

(LĐTĐ) Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…
Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Danh sách các đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

Danh sách các đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

(LĐTĐ) Tính đến tháng 4/2024, có 34 cơ sở giáo dục đại học được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động