Vì sao phải đổi mới thi tốt nghiệp THPT?

LĐTĐ - Ngày 11/3, tại buổi quán triệt Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo ở Đảng bộ cơ quan Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã giải thích vì sao phải đổi mới thi tốt nghiệp THPT hiện nay.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đi sâu phân tích việc phải đổi mới tư duy trong giáo dục hiện nay. Điều này không chỉ riêng ngành giáo dục mà các chủ thể khác của xã hội cũng phải tham gia vào quá trình đổi mới. Lý giải thế nào là đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết: “Nghị quyết khẳng định phải chuyển mạnh quá trình giáo dục từ “nặng” về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục “trọng” về hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất của người học. Sẽ căn cứ vào lợi ích của học sinh để quyết định đưa kiến thức nào vào nhà trường”.

Để học sinh chọn môn thi yêu thích

Để học sinh chọn môn thi yêu thích

Về vấn đề thi tốt nghiệp đang “nóng” hiện nay, Bộ trưởng lý giải: Bám sát Nghị quyết TW là giảm căng thẳng, tốn kém và áp lực cho kỳ thi nên Bộ quyết định giảm số môn thi. Cùng với đó, Nghị quyết cũng chỉ rõ cần có sự tích hợp, phân hoá mạnh ở những cấp học sau nên Bộ đã quyết định cho học sinh tự chọn 2 môn thi còn lại ngoài 2 môn thi bắt buộc là Văn và Toán trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Về cơ bản, dư luận xã hội đã đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, hiện vẫn còn ý kiến băn khoăn, thắc mắc.

Về việc không đưa môn Lịch sử làm môn thi bắt buộc từ thực tế có ít học sinh chọn môn này là môn thi tốt nghiệp của mình và phương án đổi mới thi lần này của Bộ đang làm cho học sinh học lệch. Lý giải vấn đề, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, thực tế cách dạy, cách học, cách thi của chúng ta đã làm cho học sinh học lệch. Học sinh học lệch theo khối thi đại học, học lệch theo môn thi tốt nghiệp THPT. Nếu năm nay, Bộ quyết định chọn môn Lịch sử làm môn thi tốt nghiệp thì sang năm học sinh sẽ có tâm lý không học môn này vì suy đoán năm nay thi rồi, năm sau sẽ không thi nữa. Điều này sẽ làm cho cả một thế hệ học sinh học lệch. Còn nếu sang năm Bộ vẫn tiếp tục chọn môn Lịch sử thi tốt nghiệp thì lại là một sự ứng phó của học sinh đối với môn học này.

“Chính vì điều đó, Bộ quyết định sẽ không chọn mà để cho học sinh tự chọn. Học sinh nào yêu thích môn Lịch sử sẽ thi môn Lịch sử, học sinh nào yêu thích môn Địa lý sẽ thi môn Địa lý... Trên tinh thần học sinh đang lệch về đúng sở trường của các em. Môn học nào cũng được coi trọng, còn số lượng các học sinh coi trọng sẽ khác nhau. Giáo dục không thể ra mệnh lệnh và càng không nên áp đặt. Việc chúng ta cho học sinh chọn môn thi cũng là một cách để chúng ta nhìn vào thực trạng của nền giáo dục để chúng ta thay đổi” - Bộ trưởng Luận nhấn mạnh.

 

Thí sinh ĐBSCL hoàn thành môn Địa lý

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2013.

Nâng cao chất lượng giáo dục phải có thời gian

Hiện một số ý kiến cho rằng, đổi mới thi cử không quan trọng mà phải là nâng cao chất lượng. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết: “Việc nâng cao chất lượng cần phải có thời gian. Công việc hiện tại chúng ta đang làm hãy đổi mới thi cử trước. Chúng ta cần đổi mới theo lộ trình. Nếu không có đội ngũ giáo viên chúng ta không thể đổi mới theo chương trình mới. Đây là giai đoạn cái cũ đã lỗi thời, nhưng cái mới thì còn non yếu vì thế chúng ta cần nâng niu, cân nhắc và điều chỉnh”.

Theo Bộ trưởng Luận cũng, lợi thế của lần đổi mới giáo dục này so với các thời kỳ trước đó là sự phát triển mạnh mẽ và hỗ trợ của khoa học công nghệ trong giáo dục. Nếu như trước đây, việc tập huấn cho giáo viên mới chỉ tổ chức được đối với số lượng rất ít, sau đó các giáo viên về tự tập huấn lại cho nhau thì bây giờ ngay từ những thầy cô giáo ở những vùng sâu, vùng xa cũng có thể trực tiếp nghe bài giảng của những chuyên gia giỏi nhất về lĩnh vực của mình. Cùng với đó, chúng ta có thể có những diễn đàn để các giáo viên có thể hỏi đáp, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy. Học sinh, sinh viên cũng có rất nhiều nguồn tài liệu phong phú để học tập và tham khảo.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Luận mong muốn, thời gian tới, Viettel sẽ tiếp tục hỗ trợ và tư vấn cho ngành giáo dục tiếp cận nhiều hơn nữa với những thiết bị công nghệ có thể hỗ trợ việc dạy và học các chương trình giáo dục, khắc phục khoảng cách địa lý và chênh lệch về kinh phí giữa các vùng miền trên cả nước.

Về phía tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng - Tổng Giám đốc Tập đoàn khẳng định: “Thời gian tới, tập đoàn Viettel sẽ tiếp tục hỗ trợ và tư vấn cho ngành giáo dục. Viettel sẽ dành một chiến lược cho ngành giáo dục cả về kinh doanh và chính sách xã hội".

Nguồn Dân trí

 

Nên xem

Đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Thông tin từ Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cho biết, ngay sau Tết Nguyên đán, Công ty Điện lực Điện Biên đã chủ động lên phương án đảm bảo điện cho các chuỗi các sự kiện nhân Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Từ ngày 2/5 đến hết 7/5/2024, Công ty Điện lực Điện Biên đã và đang ứng trực 24/24 với khoảng gần 300 ca trực tại các địa điểm diễn ra chuỗi sự kiện.
10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

(LĐTĐ) Bộ GD&ĐT vừa ban hành công văn hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024. Trong đó, Bộ GD&ĐT đưa ra 10 nội dung thí sinh cần lưu ý khi tham gia xét tuyển đại học năm 2024.
Đoàn đại biểu ngành GTVT Hà Nội thăm chiến trường Điện Biên Phủ

Đoàn đại biểu ngành GTVT Hà Nội thăm chiến trường Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hướng về kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3 - 5/5, Đoàn đại biểu do Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội làm Trưởng đoàn đã có chuyến hành trình về nguồn, đến với mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng.
Nhiều vườn nho ở Ninh Thuận chết héo vì khô hạn

Nhiều vườn nho ở Ninh Thuận chết héo vì khô hạn

(LĐTĐ) “Nắng, thiếu nước, vườn nho sắp héo khô hết rồi”. Đó là những câu nói thường xuyên được nhắc đến của nhiều hộ dân trồng nho tại thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận vào thời điểm này.
Hưng Yên luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững

Hưng Yên luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững

(LĐTĐ) Ngày 4/5, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị lãnh đạo tỉnh gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân năm 2024.
Ba Vì: Tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2023 - 2024

Ba Vì: Tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 3/5, Phòng Giáo dục Đào tạo cùng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Ba Vì tổ chức Tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2023 - 2024; biểu dương khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2023 - 2024.
Lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

Tin khác

10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

(LĐTĐ) Bộ GD&ĐT vừa ban hành công văn hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024. Trong đó, Bộ GD&ĐT đưa ra 10 nội dung thí sinh cần lưu ý khi tham gia xét tuyển đại học năm 2024.
Đồi A1 trong những ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đồi A1 trong những ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt nhất, kéo dài nhất, có tính chất quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ.
Giải đáp nhiều băn khoăn, vướng mắc

Giải đáp nhiều băn khoăn, vướng mắc

(LĐTĐ) Trước mùa tuyển sinh năm 2024, hơn 1.000 học sinh Hà Nội đã tham gia chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Sức khỏe - Ngôn ngữ” để được tháo gỡ băn khoăn về việc chọn ngành, chọn nghề…
Điểm mới trong việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

Điểm mới trong việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 7 và thay thế Phụ lục II, Phụ lục III của Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT ngày 15/4/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.
Bản hùng ca về Điện Biên Phủ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại

Bản hùng ca về Điện Biên Phủ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, vừa qua, gia đình cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh "Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ".
Sôi nổi Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

Sôi nổi Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 4/5, tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã diễn ra "Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024" nhằm mục đích, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, uy tín, chất lượng đào tạo và cơ hội việc làm trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch của các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Khai mạc Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2024

Khai mạc Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 4/5, tại Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ (quận Hà Đông), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2024.
Độc đáo không gian nghệ thuật công cộng mới trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật

Độc đáo không gian nghệ thuật công cộng mới trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật

(LĐTĐ) Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân và Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) vừa chính thức được ra mắt công chúng và những người yêu nghệ thuật. Từ đó, hình thành nên tour đi bộ đầu tiên ở Hà Nội tham quan các không gian nghệ thuật công cộng.
Phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” gồm 4 mẫu tem được thiết kế tạo sự liên hoàn, thể hiện từ quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng của đất nước.
Ra mắt cuốn sách “Hồi ức Điện Biên Phủ - Những nhân chứng lên tiếng”

Ra mắt cuốn sách “Hồi ức Điện Biên Phủ - Những nhân chứng lên tiếng”

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm đã tổ chức tọa đàm, ra mắt cuốn sách “Hồi ức Điện Biên Phủ - Những nhân chứng lên tiếng”.
Xem thêm
Phiên bản di động