Vì sao đàn ông “sợ hãi” khi phải quanh quẩn ở nhà?
Lý do các cặp vợ chồng phát sinh mâu thuẫn khi ở nhà tránh dịch | |
20 dấu hiệu chồng vẫn yêu vợ sau 20 năm kết hôn |
Chia sẻ với phóng viên, anh Phạm Văn Đức (Khu đô thị Vesta, Hà Đông) cho biết, anh làm việc tại công trường xây dựng theo ca, khi nào nghỉ ca thì về nhà. Thường là về đến nhà cũng khá mệt nên chủ yếu nghỉ ngơi, chơi đùa với con nhỏ chứ ít khi phải làm việc nhà. Khi có dịch, công trường đóng cửa nên anh ở nhà 24/24 giờ. Nhà anh chỉ có hai vợ chồng với một con nhỏ 3 tuổi nên cũng không có việc gì nhiều để làm. Hết ngủ, nằm, ngồi xem tivi sau lại ăn cơm, chơi với con… quanh quẩn chỉ có mấy “việc” đó. Khác hẳn thường ngày anh đến công trường có rất nhiều người, không khí làm việc rất vui vẻ, hết ca lại có thể ngồi tụ tập uống vài cốc bia.
“Mới ở nhà được một tuần tôi đã thấy dài như cả tháng. Ở nhà một tháng cảm giác đến cả năm rồi. Đa số thời gian ban đêm đều không ngủ được nên tôi đành nghiền phim dài tập. Hàng xóm nhà tôi cũng nhiều người đàn ông bị stress”, anh Đức cho biết.
Đàn ông dễ bị stress khi phải quanh quẩn ở nhà cả ngày (ảnh minh họa: Đỗ Đạt) |
Giống như anh Phạm Văn Đức, anh Duy Thành (Khu đô thị Linh Đàm, Hoàng Mai) cũng “thảm” không kém. Vốn là một người làm trong nghề nhiếp ảnh, thường ngày cầm máy đi lang thang khắp phố phường chụp ảnh, thế mà bây giờ bỗng chốc bị “giam” trong chính ngôi nhà của mình. Anh cho biết, anh cảm thấy “khủng hoảng” khi cả ngày phải “giáp mặt” với vợ. Không hẳn là tình cảm vợ chồng có trục trặc gì, chỉ là anh rất sợ bị vợ “sai vặt”.
“Từ chuyện đi chợ, cơm nước, trông con… tôi đều làm cả, nhưng dường như không có một chút riêng tư vì liên tục phải “chạy theo” cô ấy. Tôi thích lang thang cũng là vì không muốn bị vợ cằn nhằn suốt. Mấy ngày đầu tôi còn bị mất ngủ, mệt, ốm. Giờ thì cũng quen một chút nhưng vẫn mong sớm được đi làm trở lại”, anh Thành cho biết.
Lý giải về vấn đề đàn ông không thích quanh quẩn ở nhà, Thạc sĩ Công tác xã hội Nguyễn Hiền Minh cho rằng, xã hội luôn nhìn vào nam giới như là trụ cột gia đình và chính bản thân họ luôn tự mặc định cho mình cái trọng trách ấy. Do vậy trong bối cảnh phải nghỉ dịch ở nhà, có thể cũng phải nghỉ việc luôn hoặc giảm lương, giảm thu nhập khiến kinh tế gia đình khó khăn. Việc phải lo lắng cho kinh tế gia đình khiến họ cảm thấy bất lực, buồn bực, chán nản hay mất ngủ, mất phương hướng rồi dẫn đến stress là điều dễ hiểu. Có những trường hợp có thể do mất nguồn thu nhập đột ngột mà họ sinh ra tư tưởng, suy nghĩ sai lệch về vị thế bản thân trong gia đình.
Tuy nhiên cũng có những gia đình không gặp khó khăn về kinh tế nhưng việc cứ phải quanh quẩn ở nhà, phải chia sẻ việc nhà và chăm sóc lũ trẻ cũng đủ làm cho đàn ông thấy căng thẳng và chán nản. Đặc biệt với những ông chồng vốn thường xuyên có những hoạt động giao tiếp xã hội và các hoạt động giao lưu giải trí phong phú bên ngoài thì việc phải ở nhà cả ngày cũng khiến họ không chịu nổi.
Ngược lại thì các chị em phụ nữ lại thích chồng mình ở nhà vì họ có người để chia sẻ việc nhà, chăm sóc con cái một cách hợp lý, điều mà nếu vào những ngày không có dịch thì yêu cầu đó thường khó được đáp ứng vì đàn ông có thể viện nhiều lý do công việc bên ngoài.
“Những ngày nghỉ dịch ở nhà đối với gia đình có trẻ em thì hầu hết phải lo ngày 3 bữa đầy đủ cho bọn trẻ, chưa kể là phải cho ăn và chăm sóc vệ sinh cho chúng và thậm chí là dọn dẹp nhà cửa suốt ngày khi bọn trẻ chơi và bầy ra không chịu dọn. Bằng đó việc cũng đủ khiến mỗi người vợ trong gia đình mệt bở hơi tai. Do vậy họ cần sự chia sẻ của các ông chồng và vui mừng khi các anh ở nhà là điều dễ hiểu. Ngoài ra cũng có thể các chị em nghĩ đây là cơ hội để hai vợ chồng tâm sự, chia sẻ, gần gũi và thể hiện yêu thương với nhau nhiều hơn”, thạc sĩ Nguyễn Hiền Minh cho biết.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
TIN BUỒN
Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh toàn diện
Nâng cao chất lượng hoạt động vì lợi ích đoàn viên
Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Nâng cao chất lượng để nâng tầm vị trí
Trái phiếu doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc
Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!
Xây dựng đô thị thông minh xứng tầm khu vực
Tin khác
Xuân về trong nụ cười của mẹ!
Cộng đồng 26/12/2024 08:45
Từ hôm nay, người dùng mạng xã hội phải xác thực số điện thoại
Cộng đồng 25/12/2024 15:08
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Cộng đồng 24/12/2024 17:46
Những lời chúc ngọt ngào và ý nghĩa nhất nhân dịp Giáng sinh 2024
Cộng đồng 24/12/2024 15:44
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Cộng đồng 24/12/2024 08:51
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53