Vì một thị trường chứng khoán phát triển bền vững: Tăng “tiền phòng - hậu kiểm”

(LĐTĐ) Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang trong giai đoạn biến động mạnh kể từ cuối tháng 3 đến nay. Ngoài các tác động từ vĩ mô, TTCK còn một phần chịu tác động tâm lý khi các cơ quan chức năng tăng cường xử lý nghiêm các vụ việc tiêu cực liên quan đến TTCK.
Lừa đảo trên các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, đầu tư ngày càng tinh vi, phức tạp Bảo đảm ổn định, phát triển bền vững thị trường chứng khoán Nhà đầu tư nên hạn chế giải ngân và tiếp tục quan sát thị trường

Xử lý để minh bạch hóa thị trường vốn

Nhằm thanh lọc và xử lý nghiêm các sai phạm trên TTCK cũng như việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, thời gian qua hàng loạt lệnh xử phạt hành chính, thậm chí khởi tố, bắt tạm giam một lãnh đạo doanh nghiệp, cơ quan quản lý đã được tiến hành.

Nhiều vụ thao túng TTCK đã được đưa ra ánh sáng. Nhìn về dài hạn, sự mạnh tay của cơ quan chức năng được đánh giá là tín hiệu tích cực làm lành mạnh hóa thị trường, bảo vệ doanh nghiệp, nhà đầu tư...

Vì một thị trường chứng khoán phát triển bền vững: Tăng “tiền phòng - hậu kiểm”
Thanh lọc để minh bạch hóa thị trường sẽ giúp nhà đầu tư yên tâm hơn.

Việc kiên quyết xử lý các sai phạm có thể tác động tới tâm lý nhà đầu tư trong ngắn hạn, khiến thị trường tăng trưởng chậm lại, nhưng là biện pháp để thị trường phát triển lành mạnh, xứng đáng là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế.

Các chuyên gia kinh tế nhận định, việc cơ quan chức năng mạnh tay "thanh lọc" các hành vi không lành mạnh, sai phạm trên các TTCK, bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp như vụ liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch tập đoàn FLC, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh… sẽ làm thị trường minh bạch hơn, góp phần đưa dòng vốn trong và ngoài nước sớm quay trở lại thị trường mạnh mẽ hơn.

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều ngày 29/4 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) thời gian qua đã chủ động và thường xuyên yêu cầu hai sở giao dịch chứng khoán là HOSE và HNX tăng cường giám sát chặt chẽ các hoạt động giao dịch. Đặc biệt, hai sở đã tăng cường giám sát đối với các cổ phiếu của những tổ chức niêm yết có kinh doanh thua lỗ nhưng giá cổ phiếu lại tăng phiên liên tiếp; các giao dịch có khối lượng lớn. Với các trường hợp có dấu hiệu bất thường, UBCKNN đã tổ chức kiểm tra, chủ động và chuyển cơ quan công an xử lý theo thẩm quyền.

Trước đó, tại hội nghị “Phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan theo chức năng nhiệm vụ được giao, thực hiện các giải pháp để bảo đảm an toàn thị trường tài chính tiền tệ, không để xảy ra các vụ việc ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư, đến kênh huy động vốn qua thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và đến việc phát triển kinh tế đất nước. Thủ tướng lưu ý những trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị xử lý, nhưng không hình sự hóa các quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế.

Tiếp tục giám sát và “thanh lọc”

Để thực hiện các nhiệm vụ này, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi đã nêu rõ các giải pháp mà Bộ Tài Chính sẽ triển khai thời gian tới. Đó là, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và tổ chức điều hành thị trường. Đối với thị trường cổ phiếu, tập trung nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng cường tính tuân thủ của các doanh nghiệp trên thị trường. Đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, phát triển theo hướng bền vững, xây dựng chuẩn mực thị trường, tách bạch rõ trái phiếu phát hành ra công chúng và phát hành trái phiếu riêng lẻ.

Bộ Tài chính sẽ rà soát ngay những quy định pháp luật trong Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và rất sớm sẽ báo cáo Chính phủ để sửa đổi quy định của Nghị định 153 về phát hành trái phiếu nghiệp doanh riêng lẻ, bảo đảm những quy định pháp luật về TTCK và trái phiếu phù hợp với điều kiện và yêu cầu điều tiết của thị trường, tránh việc doanh nghiệp, nhóm nhà đầu tư thu lợi nhuận phi pháp.

Bỏ qua những tiêu cực liên quan đến TTCK thời gian qua, nhìn đại cục, với triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam và của các doanh nghiệp niêm yết, thị trường luôn vượt qua khó khăn để tăng lên những mức cao mới. Những động thái chấn chỉnh thị trường của Chính phủ và các cơ quan chức năng là rất cần thiết để lành mạnh hoá thị trường trong dài hạn, hướng tới thông lệ chung của những nước phát triển. Với các yếu tố nền tảng tốt, về lâu dài TTCK vẫn là kênh huy động vốn quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam.

Cùng với đó, sẽ triển khai công tác tái cấu trúc TTCK theo 4 trụ cột. Đó là tăng cường chất lượng của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ; tăng cơ sở các nhà đầu tư; tăng hàng hóa chất lượng cho thị trường và cơ cấu lại thị trường.

Đối với các tổ chức trung gian, Bộ Tài chính sẽ tập trung nâng cao đạo đức nghề nghiệp, chất lượng nghề nghiệp của các tổ chức cung cấp dịch vụ bao gồm công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ; công ty kiểm toán độc lập, công ty định mức tín nhiệm. Khuyến khích các tổ chức cung cấp dịch vụ trên TTCK triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư và thị trường.

Bộ Tài chính đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao hiệu quả công tác giám sát từ 3 cấp, đó là Công ty chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; tăng tần suất giám sát thanh tra, kiểm tra, nâng cao hiệu quả giám sát, cưỡng chế thực thi; kịp thời phát hiện và cưỡng chế rủi ro trên TTCK.

Đồng thời tăng cường phối hợp công tác giữa các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan trong công tác điều hành, quản lý giám sát TTCK, thị trường trái phiếu với thị trường tiền tệ, tín dụng ngân hàng, bảo hiểm, bảo đảm công khai minh bạch trên thị trường vốn, ổn định thị trường tài chính; qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Phối hợp cùng các cơ quan thông tấn báo chí, kịp thời đưa các thông tin chính thống về phát triển thị trường, tình hình doanh nghiệp… giúp thị trường được minh bạch, chính xác. Trên cơ sở đó, đấu tranh với những tin đồn thất thiệt nhằm trục lợi của các tổ chức, cá nhân.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, thời gian tới, Bộ sẽ thanh kiểm tra các công ty đại chúng và công ty không đại chúng khi huy động vốn; tăng cường giám sát hiện tượng thao túng và làm giá nhằm phát triển TTCK theo hướng an toàn, công khai và minh bạch. Với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Bộ Tài chính sẽ giám sát, kiểm tra, chấn chỉnh các sai phạm, đặc biệt sai phạm về công bố thông tin, sai phạm về sử dụng vốn; sai phạm về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Đồng thời trực tiếp kiểm tra, kiểm toán báo cáo tài chính tại các đơn vị phát hành doanh nghiệp và cả các đơn vị kiểm toán độc lập thiếu trách nhiệm để xảy ra những sai sót trong việc kiểm toán báo cáo tài chính của những doanh nghiệp phát hành trái phiếu./.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Hà Nội triển khai hiệu quả các giải pháp quản lý tài chính, ngân sách

Hà Nội triển khai hiệu quả các giải pháp quản lý tài chính, ngân sách

(LĐTĐ) Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế xã hội nước ta hồi phục tích cực hơn, tháng sau hơn tháng trước. Cùng với các địa phương khác trong cả nước, Hà Nội đã triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp, ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đem lại nhiều kết quả quan trọng trong thành tích chung của cả nước.
Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

(LĐTĐ) Sáng nay (15/7), Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác Tài chính - Ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Theo đó, nhấn mạnh công tác điều hành giá cả, thị trường bám sát thực tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống của người dân; tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm.
Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

(LĐTĐ) Tại Hội thảo “Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và doanh nghiệp do nữ làm chủ trong quá trình chuyển đổi xanh” được tổ chức ngày 10/7/2024 tại Hà Nội, đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tham gia chia sẻ nhiều kinh nghiệm, giải pháp thiết thực.
Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ trở thành một trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế, đóng vai trò cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm huy động vốn, đầu tư, tiết kiệm, thanh toán, phát hành sản phẩm tài chính…; ban đầu là phát triển các nền tảng vững chắc của một TTTC quốc gia (NFC), sau đó trở thành TTTC khu vực (RFC), tiến tới TTTC quốc tế (IFC) và toàn cầu (GFC).
Xác thực sinh trắc học là thêm một lớp bảo vệ cho khách hàng

Xác thực sinh trắc học là thêm một lớp bảo vệ cho khách hàng

(LĐTĐ) Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh khách hàng thực hiện sinh trắc học là thêm một lớp bảo mật khi thực hiện giao dịch, hướng đến mục tiêu cao nhất là bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Chuyển điều tra 40 vụ việc có dấu hiệu vi phạm

Chuyển điều tra 40 vụ việc có dấu hiệu vi phạm

(LĐTĐ) Tại cuộc họp báo diễn ra mới đây, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Hà Thị Mỹ Dung cho biết, năm 2023, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện kiểm toán 135 nhiệm vụ với 174 Đoàn kiểm toán và phát hành 248 Báo cáo kiểm toán.
Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc

Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc

(LĐTĐ) Theo kết quả Khảo sát ngân sách mở năm 2023 (OBS 2023) vừa được Tổ chức Hợp tác ngân sách quốc tế (IBP) công bố, xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tiếp tục được nâng lên ở mức 57/125 quốc gia, tăng 11 bậc so với kỳ đánh giá năm 2021 và tăng 20 bậc so với năm 2019.
Các hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt

Các hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt

(LĐTĐ) 13 hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt gồm: Làm giả, sửa chữa phương tiện thanh toán; trộm cắp, xâm nhập dữ liệu; cung cấp thông tin sai sự thật; tiết lộ thông tin trái phép; mở tài khoản nặc danh; cung cấp dịch vụ mà không có giấy phép; gian lận, đánh bạc trực tuyến.
Từ 12/8, không dùng tiền mặt trong mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

Từ 12/8, không dùng tiền mặt trong mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

(LĐTĐ) Tổ chức tín dụng phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt khi thực hiện thanh toán trong hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp từ 12/8.
GDP với những gam màu sáng

GDP với những gam màu sáng

(LĐTĐ) Tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý II và sáu tháng đầu năm 2024 diễn ra mới đây, bà Phí Thị Hương Nga, Vụ trưởng Thống kê công nghiệp, Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung sáu tháng đầu năm, GDP tăng 6,42%, so với giai đoạn 2020-2024 chỉ thấp hơn mức tăng 6,58% của cùng kỳ năm 2022.
Xem thêm
Phiên bản di động