Vì một nền Y tế Thủ đô hiện đại
Vì một nền Y tế phát triển toàn diện Gần 97% cơ sở y tế triển khai khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân gắn chíp |
Lấy y tế gia đình làm trung tâm
Tại phiên họp chuyên đề về “Các quy định về phát triển y tế Thủ đô; cơ chế tài chính phục vụ phát triển khám bệnh, chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình” mới đây, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn thành phố có nhiều đổi mới, tiến bộ và chất lượng không ngừng được nâng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng, hệ thống y tế của Thành phố còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Điển hình là nhân lực y tế còn thiếu và yếu, tỷ lệ y, bác sĩ của Thành phố trên số dân còn thấp, đặc biệt 63 xã, phường của Hà Nội đang thiếu bác sĩ.
Các bệnh viện của Thủ đô ngày càng được đầu tư trang thiết bị hiện đại. (Ảnh minh họa) |
Ngoài ra, chế độ đãi ngộ, thu nhập của lực lượng y tế nói chung, đặc biệt là y tế dự phòng, y tế cơ sở còn thấp. Các quy định về bảo hiểm y tế, chế độ chi trả khám, chữa bệnh, định mức kinh phí còn bất cập.
Vì vậy, thành phố Hà Nội đề xuất chính sách "Phát triển hệ thống y tế Thủ đô hiện đại, hướng tới mục tiêu chăm sóc toàn diện, nâng cao sức khỏe nhân dân" trong dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi, trong đó, đưa ra các biện pháp ưu đãi về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp và các biện pháp khác để tăng cường xã hội hóa y tế, phát triển hệ thống an sinh xã hội.
Đồng thời, quy định các chính sách đặc thù để phát triển hệ thống y tế cơ sở và dịch vụ khám chữa bệnh thực hành theo nguyên lý y học gia đình; phát triển nhân lực y tế dự phòng để thực hiện hiệu quả việc cảnh báo, giám sát, phát hiện bệnh truyền nhiễm, chủ động triển khai các biện pháp chống dịch và kiểm soát, phòng, chống bệnh không lây nhiễm.
Bà Trần Thị Nhị Hà cũng cho hay, tại các huyện Sóc Sơn, Gia Lâm, Phú Xuyên đang triển khai thí điểm mô hình khám chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình hoạt động rất hiệu quả tại phòng khám đa khoa và trạm y tế cấp xã, được nhiều tỉnh, thành phố đến học tập.
Với mô hình này, người dân được quản lý sức khỏe toàn diện, suốt đời dưới sự hướng dẫn trực tiếp của bác sĩ, trong đó, 80% người dân sử dụng dịch vụ tư vấn, dự phòng về sức khỏe, 20% là khám chữa bệnh.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cũng nhìn nhận, để phát triển mô hình này, cần có quy định hợp lý về chế độ đãi ngộ, cơ chế tài chính, việc khám bệnh, chữa bệnh và việc phân bổ, chi trả bảo hiểm y tế, thuốc…
Bên cạnh việc miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 10 năm và giảm 50% tiền thuê đất, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 4 năm đối với thu nhập từ hoạt động đầu tư kể từ năm đầu tiên dự án đầu tư mới của doanh nghiệp có doanh thu giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong 9 năm tiếp theo… thì các doanh nghiệp đầu tư vào trạm y tế cơ sở, cơ sở y tế công lập cũng cần được miễn tiền thuê đất, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, bà Trần Thị Nhị Hà cũng nêu ý kiến về cần có cơ chế xây dựng mạng lưới cấp cứu cần thiết và gần nhất với người dân cũng như cơ chế để phát triển hệ thống bác sĩ gia đình.
Cần có chính sách ưu đãi đặc thù
Ông Lê Văn Phúc, Trưởng Ban chính sách bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng cho rằng, trong Luật Thủ đô (sửa đổi), cần nghiên cứu một số chính sách đặc thù giúp phát triển y tế Thủ đô theo nguyên lý y học gia đình.
Theo thống kê, khám bệnh tuyến xã ban đầu chỉ là 16%, hầu như người dân không đến tuyến xã để khám bảo hiểm y tế, trừ vùng sâu vùng xa.
Thành phố Hà Nội đang trực tiếp quản lý 41 bệnh viện trực thuộc; có 1 Trung tâm Kỹ thuật cao và tiêu hóa Hà Nội thuộc Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Mạng lưới y tế công cộng, dự phòng, phục vụ công tác dịch tễ, chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh được hình thành gồm: 1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội và 579 trạm y tế xã, phường thuộc 30 Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã (trong đó, đã có 82,73% trạm y tế thực hiện theo nguyên lý y học gia đình). |
Vì vậy, theo ông Lê Văn Phúc, ngoài mô hình y học gia đình, cần tạo ra cơ chế chuyển vượt tuyến thuận lợi khi tuyến cận kề không đảm nhiệm được.
Cơ chế chi phân bổ cũng không nên quá tập trung tuyến Trung ương, mà cần đầu tư cho tuyến cơ sở sẽ đảm bảo an sinh xã hội toàn diện, bền vững, giảm chênh lệch mức sống giữa khu vực đô thị và nông thôn.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Cương - Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp nhấn mạnh, chính sách phát triển hệ thống y tế Thủ đô tác động rất lớn đến chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Vì vậy, Bộ Tư pháp mong muốn các ý kiến đề xuất, đưa ra được chính sách ưu việt, vượt trội, có tính khả thi trong thực tiễn để đưa vào Luật, tạo tiền đề, tạo cơ sở pháp lý, để Hà Nội phát triển hệ thống y tế Thủ đô hiện đại.
Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp Nguyễn Hồng Tuyến nhìn nhận, trên địa bàn Hà Nội có nhiều bác sĩ giỏi, do đó, cần xây dựng hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, bác sĩ gia đình gắn với cơ chế đặc thù cho y tế Hà Nội.
Tổ nghiên cứu, xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ tiếp tục lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp với mong muốn các chính sách đề xuất kiến nghị sửa Luật Thủ đô sẽ thật sự ưu việt, vượt trội, khả thi để tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho Hà Nội phát triển hệ thống y tế Thủ đô hiện đại, hướng tới mục tiêu chăm sóc toàn diện, nâng cao sức khỏe nhân dân.
Trước đó, tại hội thảo Đề xuất chính sách và đánh giá tác động của chính sách “Phát triển hệ thống y tế Thủ đô hiện đại, hướng tới mục tiêu chăm sóc toàn diện, nâng cao sức khỏe nhân dân”, Thạc sĩ, bác sĩ Trần Việt Anh, Bộ môn Y học gia đình - Trường Đại học Y Hà Nội cũng cho rằng, trong Luật Thủ đô (sửa đổi), rất cần thiết phải nghiên cứu phát triển một số chính sách đặc thù giúp trong phát triển y tế thủ đô theo nguyên lý y học gia đình, trong đó việc huy động sự tham gia của các đơn vị y tế ngoài công lập hiện đang sở hữu một số lượng nhân sự y tế lành nghề khá dồi dào.
Theo bác sĩ Trần Việt Anh, cần hướng tới xây dựng được một môi trường làm việc công khai, minh bạch, công bằng với các nhân viên y tế để giúp họ toàn tâm, toàn ý tham gia trong chuỗi cung ứng dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có, được đào tạo và có chất lượng từ hệ thống y tế ngoài công lập thì cần có chính sách ưu đãi đặc thù để cho phép hệ thống y tế ngoài công lập tham gia chuỗi cung ứng dịch vụ chăm sóc ban đầu.
Từ năm 2019, Thủ đô Hà Nội đã triển khai kế hoạch nâng cao chất lượng hoạt động của trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình và đã đưa số lượng trạm y tế thực hiện theo nguyên lý y học gia đình từ mức 47,8% số trạm y tế vào năm 2019 lên 82,73% vào cuối năm 2020. Tuy nhiên, các trạm y tế gặp nhiều thách thức trong triển khai kế hoạch này do thiếu bác sĩ có chất lượng phù hợp làm việc trực tiếp tại trạm y tế, nhất là trạm y tế xã.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00