Vì hiện tại và tương lai!
Phát động Chương trình truyền thông “Vì An toàn giao thông Thủ đô” năm 2020 Kiềm chế tai nạn giao thông: Bắt đầu từ ý thức Đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh đến trường |
Thực trạng đáng lo ngại
Hà Nội là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, do đó nỗi lo về mất an toàn giao thông trên đường đến trường của học sinh luôn thường trực. Tuy nhiên, đã và đang có những vi phạm giao thông liên quan đến nhóm đối tượng này. Minh chứng dễ thấy, theo quy định của luật giao thông đường bộ, người ngồi trên xe đạp điện, xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm.
Trong khi đó, hầu hết người đi loại phương tiện này, trong đó có học sinh, khi điều khiển phương tiện không hề đội mũ bảo hiểm. Cá biệt, ở các khu vực ngoại thành vẫn bắt gặp học sinh chưa đủ tuổi cấp giấy phép lái xe điều khiển xe máy đến trường.
Các em học sinh trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn (quận Cầu Giấy) tham gia tìm hiểu về Luật Giao thông đường bộ. Ảnh: Giang Nam |
Học sinh không đội mũ bảo hiểm. Nhiều phụ huynh cũng “vô tư” vi phạm. Không ít phụ huynh chở con đến trường mà không trang bị mũ cho con. Một bộ phận phụ huynh học sinh vì nuông chiều con trẻ đã bỏ qua quy định về độ tuổi tối thiểu được điều khiển phương tiện giao thông, vẫn cho con sử dụng xe máy để đến trường.
Lý giải về hành vi giao xe máy cho con sử dụng khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe, nhiều phụ huynh đều đưa ra lý do như: Nhà xa, con phải đi học thêm nhiều, đi xe đạp sợ con vất vả, con đi máy để chủ động hơn trong việc đi lại, học tập...
Khách quan nhìn nhận, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. Chẳng hạn, với đối tượng là học sinh, theo các chuyên gia tâm lý, thanh thiếu niên thường là giai đoạn “người lớn không ra người lớn, trẻ em không ra trẻ em” nên không hiểu được chính bản thân mình, dễ sa đà vào những thói quen xấu, có suy nghĩ lệch lạc. Một số em thích thể hiện, chứng tỏ bản lĩnh bởi vậy dễ nảy sinh sự bốc đồng, không ý thức được bản thân đang vi phạm luật giao thông khi điều khiển phương tiện.
Về phía phụ huynh học sinh, đa phần đều chưa thật sự cứng rắn với con em mình. Vì chiều con, vì thiếu sự quan tâm, vì muốn con tiện lợi trong việc đi lại nên phụ huynh đã quên rằng đang “tiếp tay” cho hành vi vi phạm luật. Chỉ lấy ví dụ ở việc chở con đến trường mà không đội mũ bảo hiểm. Nhiều người nghĩ rằng vì nhà gần trường học, hoặc con em mình còn nhỏ tuổi, chưa bị phạt… mà không ý thức rằng về lâu dài sẽ gieo thói quen xấu cho con em của mình.
Đồng bộ nhiều giải pháp
Thực tế, thời gian qua, lực lượng chức năng cùng các trường học trên địa bàn Hà Nội đã đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền, giáo dục về pháp luật giao thông, kết hợp kiểm tra, xử lý vi phạm đối với học sinh và phụ huynh ngay tại trường. Qua thực tế cho thấy, mô hình kết hợp tuyên truyền với xử phạt đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Cả phụ huynh và học sinh đã có ý thức hơn trong việc chấp hành luật lệ an toàn giao thông.
Học sinh tìm hiểu về Luật Giao thông đường bộ. |
Ngoài ra, để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh, Công an thành phố và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng phối hợp, tổ chức tuyên truyền pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong các trường học và cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố. Đây là việc làm ý nghĩa, có vai trò quan trọng nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn thành phố và xây dựng văn hóa giao thông trong học đường.
Theo đó, các nhà trường đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của đội ngũ lái xe đưa đón cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh, sinh viên các trường học khi tham gia giao thông, nhất là việc chấp hành các quy định về đội mũ bảo hiểm.
Việc tuyên truyền cũng được diễn ra trực tiếp hoặc lồng ghép qua các buổi sinh hoạt, tuyên truyền qua hệ thống loa đài phát thanh của các trường học, qua các pano hình ảnh, hình ảnh trưng bày và các hoạt động ngoại khóa.
Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn (quận Cầu Giấy) là ví dụ. Bà Lê Thị Kim Ánh, Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn cho biết, giáo dục kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên sẽ góp phần xây dựng văn hoá giao thông. Chính vì thế, tại Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn luôn xác định tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông cho các em học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các trường.
Qua đó, trang bị tốt cho các em học sinh kiến thức, kỹ năng an toàn giao thông bằng hình thức phù hợp trong môn học và hoạt động ngoại khóa. “Chúng tôi luôn mong muốn mỗi em học sinh của trường đều sẽ trở thành tuyên truyền viên “nhí” về an toàn giao thông. Các thầy cô luôn khuyến khích các em tuyên truyền đến gia đình và bạ̣n bè cùng trang lứa về ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông góp phần giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông, để mỗi chúng ta an toàn khi đến trường, và khi về với gia đình thân yêu” - bà Lê Thị Kim Ánh chia sẻ.
Chung quan điểm hình thành ý thức tham gia giao thông an toàn cho học sinh từ nhỏ không kém việc dạy kiến thức nên rất cần được coi trọng, tại Lễ phát động chương trình truyền thông "Vì An toàn giao thông Thủ đô", ông Nguyễn Minh Đức - Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị, Trưởng Ban tổ chức chương trình cho biết, trong 9 năm qua, chương trình truyền thông "Vì An toàn giao thông Thủ đô" đã đóng góp tích cực vào công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn Hà Nội.
Trong đó có cuộc thi viết và nay là cuộc thi trắc nghiệm “Vì An toàn giao thông” trên internet đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nhân dân, nhất là các em học sinh, từ tiểu học cho đến trung học phổ thông, góp phần nâng cao hiểu biết về pháp luật giao thông và xây dựng văn hóa giao thông trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên Thủ đô nói riêng và người dân nói chung. “Ban Tổ chức hi vọng chương trình truyền thông ‘Vì An toàn giao thông Thủ đô’ sẽ ngày càng tạo được tiếng vang, có sức ảnh hưởng đến đông đảo người dân Thủ đô, đặc biệt là các em học sinh – những mầm non tương lai của đất nước” – ông Nguyễn Minh Đức nhấn mạnh.
Rõ ràng, việc các ban ngành chức năng vào cuộc tích cực nhằm cải thiện và trang bị ý thức, kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ. Ý thức của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào gia đình. Do đó, phụ huynh cần gương mẫu thực hiện nghiêm các quy định khi tham gia giao thông; thường xuyên giáo dục, nhắc nhở con em mình chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ; kiên quyết yêu cầu con em mình đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện; không giao cho con em mình sử dụng xe máy có dung tích xi lanh trên 50cm3 khi chưa đủ tuổi.
Ngoài ra, phía nhà trường cần tăng cường giáo dục kiến thức về an toàn giao thông và kỹ năng tham gia giao thông an toàn, thường xuyên nhắc nhở các cháu tuân thủ các quy định về giao thông. Các lực lượng chức năng phối hợp với nhà trường thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, đồng thời kiểm tra học sinh, sinh viên tuân thủ các quy định về an toàn giao thông, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông liên quan đến học sinh.
Đặc biệt, phải xử nghiêm, phạt nặng các hành vi như chở trẻ em không đội mũ bảo hiểm, học sinh không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện như xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện... điều khiển phương tiện xe máy khi chưa có giấy phép lái xe./.
Theo ghi nhận của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, thời gian qua việc chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm nói chung và đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông nói riêng đã có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên, ở một số tỉnh, tỷ lệ đội mũ bảo hiểm cho trẻ em hiện còn thấp. Cụ thể, theo kết quả khảo sát, hiện vẫn còn 20/63 tỉnh có tỷ lệ học sinh đội mũ bảo hiểm đạt dưới 66%, cá biệt có 3 tỉnh, tỷ lệ học sinh đội mũ bảo hiểm chỉ đạt dưới 50%. Nhiều năm gần đây, các ngành chức năng đã có nhiều hoạt động tích cực, đẩy mạnh tuyên truyền cho phụ huynh, giáo dục học sinh đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Chương trình Trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 là ví dụ. Theo đó, từ năm học 2018 – 2019 với chủ đề “Giữ trọn Ước mơ”, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công ty Honda Việt Nam đã phối hợp tổ chức triển khai. Trong năm học 2020-2021, dự kiến sẽ có 1.904.045 mũ bảo hiểm Honda được trao tặng tới các học sinh bước vào lớp 1 trong dịp khai giảng năm học mới. Song song với đó là các hoạt động đồng hành nhằm tuyên truyền kiến thức an toàn giao thông và nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là các bậc cha mẹ, phụ huynh học sinh về việc chấp hành đội mũ bảo hiểm cho con em mình. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15
Giá vé xe buýt tại Hà Nội từ 1/11/2024
Infographic 31/10/2024 09:13