Về thủy điện Trị An

(LĐTĐ) Hồ thủy điện Trị An hiện là hồ thủy điện lớn nhất miền Nam với diện tích hơn 323 km2. Ngoài việc cung cấp điện từ công trình thủy điện Trị An, giúp điều tiết nước, hồ Trị An còn có cảnh quan rất đẹp với nhiều đảo nhỏ, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nếu được quy hoạch phù hợp.
Đồng Nai: Tuyển chọn 3.045 thanh niên chuẩn bị lên đường nhập ngũ Điều tra vụ làm sai lệch hồ sơ để nhận bồi thường tại dự án sân bay Long Thành Đồng Nai: Thí điểm thiết bị đầu đọc Căn cước công dân để chống gian lận trong sát hạch lái xe

Công trình thế kỷ

Hồ thủy điện Trị An thuộc các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, Thống Nhất, Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai được hình thành nhờ vào việc đắp đập ngăn sông Đồng Nai, một trong những hạng mục chính của công trình Thủy điện Trị An, hiện là hồ thủy điện lớn nhất miền Nam với diện tích hơn 323 km2.

Mới đây, phóng viên Báo Lao động Thủ đô có dịp trở lại vùng lòng hồ thủy điện Trị An bao la, được mục sở thị khu vực bên trong nhà máy thủy điện. Tiếp xúc với cán bộ lãnh đạo, nhân viên nơi đây, vào lúc thời tiết khu vực Nam Bộ từ nay đến tháng 5/2024 liên tục có những đợt nắng nóng diện rộng mới thấy sức đóng góp to lớn nguồn điện từ nơi đây cho cả nước.

Về thủy điện Trị An
Hồ thủy điện Trị An hiện là hồ thủy điện lớn nhất miền Nam với diện tích hơn 323 km2.

Đến nay với quá trình vận hành liên tục, an toàn, hiệu quả, thủy điện Trị An đã cung cấp sản lượng điện lên lưới điện quốc gia đạt trên 62,4 tỷ kWh, vượt trên cả sản lượng thiết kế. Ngoài việc đảm bảo sự ổn định của hệ thống điện quốc gia, công trình còn có vai trò điều tiết lũ đồng thời đảm bảo nước tưới tiêu cho cả vùng hạ du rộng lớn.

Hiện nay, khi du lịch mặt hồ thủy điện, du khách còn có thể vào tham quan, tìm hiểu về nhà máy Thủy điện Trị An để hiểu hơn quá trình hình thành cũng như cách vận hành nhà máy, tổ máy (tuabin), tham quan hệ thống cửa xả. Tại phòng truyền thống còn lưu giữ những hình ảnh về một thời hào hùng, quá trình thực hiện xây dựng công trình mang tầm vóc thế kỷ.

Trao đổi với phóng viên, ông Võ Tấn Nhẫn, Giám đốc Công ty Thủy điện Trị An cho biết: Tổ máy đầu tiên của thủy điện Trị An chính thức vận hành và hòa vào lưới điện quốc gia tháng 5/1988. Với 4 tổ máy có công suất 400 MW thời điểm đó, thủy điện Trị An đã cung cấp 1/2 sản lượng điện cho miền Nam.

Sức mạnh đoàn kết

Nhà máy thủy điện Trị An cung cấp sản lượng điện trung bình hàng năm 1,7 tỷ KWh. Đây là công trình quốc gia, giải quyết nhu cầu điện năng cho sinh hoạt, sản xuất, góp sức to lớn cho công cuộc tái thiết đất nước sau hàng chục năm chiến tranh, đồng thời góp phần đào tạo một đội ngũ cán bộ, kỹ sư cho ngành điện.

Về thủy điện Trị An
Đội ngũ kỹ sư điều hành tại nhà máy điện Trị An.

Sau hơn 35 năm kể từ khi khởi công, công trình thủy điện mang tầm vóc quốc gia và quốc tế này vẫn đóng một vai trò, ý nghĩa to lớn. Kể từ “ngày lịch sử” tháng 5/1988, dòng chảy sông Đồng Nai bị chặn lại ở bậc thang dưới cùng (bậc thang thứ 9), thủy điện Trị An ra đời, đánh dấu sự quan trọng của nó trong bối cảnh miền Nam và cả nước lúc đó đang thiếu điện trầm trọng.

Sau khi ra đời, thủy điện Trị An đã đảm bảo nguồn năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội của 16 tỉnh, thành phía Nam, ngoài ra còn đảm bảo nguồn nước cho công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt cho hơn 5 triệu dân phía hạ lưu.

Những dấu mốc hình thành thủy điện Trị An cũng trở thành những ngày đáng nhớ của ngành điện: Ngày 30/4/1984, khởi công, nổ mìn mở móng đập tràn; ngày 10/5/1985, đổ khối bê tông đầu tiên ở đập tràn; ngày 12/1/1987, ngăn dòng Đồng Nai; ngày 30/4/1988, tổ máy số 1 chính hức vận hành.

Về thủy điện Trị An
Ngoài việc đảm bảo nguồn năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội của 16 tỉnh, thành phía Nam, thủy điện Trị An còn đảm bảo nguồn nước cho công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt cho hơn 5 triệu dân phía hạ lưu.

Ông Phạm Công Trữ, nguyên Chánh Văn phòng Đảng ủy công trình Thủy điện Trị An, từng sống và làm việc tại Thủy điện Trị An từ năm 1981 cho biết: Thời điểm đó, thủy điện duy nhất ở miền Nam là Đa Nhim (xây dựng năm 1964 trên sông Đa Nhim, giáp ranh tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận) chưa thể hòa vào lưới điện quốc gia. Nhu cầu điện năng của miền Nam lúc đó lại tăng gần 300-400 triệu KWh, nhưng không có nguồn điện bổ sung.

Vì vậy, ngành điện buộc phải cắt giảm tiêu thụ, gây trở ngại trong phát triển kinh tế, sinh hoạt của người dân. Trước nhu cầu bức bách, dự án thủy điện Trị An được quyết tấm thực hiện. Chủ trương đưa ra là làm thủy điện Trị An phải nhanh, nên cần huy động tổng lực nguồn lực xã hội với đông đảo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có tay nghề và các thiết bị máy móc phục vụ thi công.

Bà Hà Thị Kim Hồng (sinh năm 1965), quê gốc Quảng Ngãi, hiện sống tại ấp Lý Lịch 2, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu kể, năm 1983, bà cùng bố mẹ và các anh chị tham gia cùng hàng ngàn công nhân thu dọn lòng hồ Trị An. Sau khi công trình hoàn thành, từ đó đến nay bà vẫn sống tại địa phương, sinh sống bằng nghề làm vườn. “Công nhân đến công trường bằng xe đạp thồ, ăn ngủ trong lều bạt. Khối lượng công việc dọn dẹp lòng hồ là rất lớn, không có máy móc, phải đào đất thủ công”, bà hồi tưởng.

Công trình thủy điện Trị An cũng là minh chứng lịch sử cho tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga, minh chứng cho sự đồng thuận cao, tạo nên nguồn lực, sức mạnh đoàn kết từ các tầng lớp nhân dân dành cho công cuộc xây dựng đất nước.

Theo số liệu lưu giữ, công trình thủy điện Trị An đã phải đào lấp khối lượng đất đá khoảng 23 triệum3, dùng 73.000 tấn kết cấu sắt thép, thiết bị và gần 600.000 tấn bê tông. Từ những ngày đầu tiên, công tác mở đường, khảo sát, đo đạc, nơi sình lầy, “rừng thiêng nước độc”, đã phải huy động gần 1 triệu lượt người với khoảng 6 triệu ngày công thu gom, làm sạch hơn 30.000ha lòng hồ và di dời 19.000 người để thực hiện các bước tiếp theo. Riêng vào thời điểm xây dựng chính, lúc cao điểm huy động hàng chục ngàn người cùng thực hiện song song, cấp tập ở nhiều hạng mục. Riêng chuyên gia khoảng 500 người.
Thành Đồng - Cẩm Trang

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Ban An toàn giao thông (ATGT) thành phố Hà Nội tổ chức thăm hỏi, động viên và trao quà đến các hộ gia đình có người thân là nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông. Đây là hoạt động thường niên đầy ý nghĩa nhằm chia sẻ một phần khó khăn với gia đình người bị nạn.
Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê

Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê

(LĐTĐ) Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

(LĐTĐ) Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận là những địa phương hội tụ nhiều yếu tố để liên kết phát triển du lịch, thường xuyên có các hoạt động liên kết, hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 22/11, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3, đêm và sáng sớm trời rét.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 21/11 tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam

(LĐTĐ) Dự báo ngày 20/11, khu vực Hà Nội ít mây, đêm không mưa, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2-3.
“Vùng phát thải thấp” - Đột phá cho môi trường Thủ đô

“Vùng phát thải thấp” - Đột phá cho môi trường Thủ đô

(LĐTĐ) Dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định “vùng phát thải thấp” (LEZ) trên địa bàn Hà Nội dự kiến sẽ được xem xét thông qua tại kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố vào tháng 12/2024 và sẽ có hiệu lực từ 1/1/2025. Việc xây dựng những “vùng phát thải thấp” ở thời điểm hiện tại là cần thiết đối với Thủ đô.
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông

Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 9 đang ở trên khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12. Di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15-20km/h.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 19/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Tin bão mới nhất: Bão số 9 vào Biển Đông, giật cấp 15

Tin bão mới nhất: Bão số 9 vào Biển Đông, giật cấp 15

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sau khi càn quét đảo Lu-Dông (Philippines), tối qua (17/11), bão MAN-YI đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 ảnh hưởng đến nước ta trong mùa bão lũ năm nay.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/11: Trời chuyển rét, gió mùa Đông Bắc cấp 2 -3

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/11: Trời chuyển rét, gió mùa Đông Bắc cấp 2 -3

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 18/11, trời nhiều mây, có mưa vài nơi, gió mùa Đông Bắc cấp 2-3.
Hà Nội dự kiến hạn chế phương tiện gây ô nhiễm

Hà Nội dự kiến hạn chế phương tiện gây ô nhiễm

(LĐTĐ) Hà Nội đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp trên địa bàn thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động