Vay tiền qua app: Loại bỏ hình thức “tín dụng đen” trên không gian mạng
Triệt phá ổ nhóm tội phạm "tín dụng đen" cho vay tiền với lãi suất lên đến 180%/năm “Tín dụng đen” online: Người lao động cần hết sức tỉnh táo |
Vay dễ, bất ngờ lãi suất cao đến “khủng bố” tinh thần
Có thể nói, khoảng 1-2 năm trở lại đây, các app (ứng dụng), đặc biệt các app không rõ nguồn gốc cho vay tiền trên điện thoại di động, cũng như trên các website nở rộ như “nấm mọc sau mưa”. Những ứng dụng này đa phần đều được quảng cáo là lãi suất thấp, giải ngân nhanh, thậm chí có nơi còn cho vay ưu đãi 0%. Tuy nhiên, đây đều là những cái bẫy tinh vi của những đối tượng lừa đảo. Anh Lê Ngọc Huy (quê Thái Bình, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội) kể lại cú lừa cay đắng mà anh vừa trải qua khi trót vay tiền từ một app.
Gần một năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, công việc của anh Huy phập phù lúc có lúc không. Đúng lúc khó khăn, bố anh ở quê lại lên Hà Nội chữa bệnh. Vay mượn khắp nơi mà không đủ tiền đóng viện phí, anh Huy thấy trên mạng có app Money... nói rằng cho vay tiền đơn giản, chỉ cần số điện thoại và giấy chứng minh nhân dân là được giải ngân. Quan trọng hơn là được miễn phí lãi suất.
Chỉ cần chiếc điện thoại thông minh người dân cũng vay tiền qua các app dễ dàng. |
Vậy là anh Huy cài đặt ứng dụng và làm theo hướng dẫn, lập lệnh vay 5 triệu đồng trong vòng 7 ngày. Chỉ 10 phút sau, tiền đã được chuyển vào tài khoản của anh Huy. Tuy nhiên, mới đến ngày thứ 5 đã có người gọi điện, nhắn tin yêu cầu anh Huy trả nợ, cả gốc và lãi là 8,5 triệu đồng. Anh Huy thắc mắc thì đối tượng nói rằng chỉ miễn phí... đăng ký, còn phí bảo hiểm và lãi suất thì người vay vẫn phải trả bình thường. Đối tượng còn lớn tiếng nạt nộ, yêu cầu anh phải trả gấp.
Cực chẳng đã, anh Huy tiếp tục vay một ứng dụng khác. Số tiền là 10 triệu đồng lãi suất 10%/ngày, vay trong 6 ngày. Nghe thì có vẻ đơn giản, song chỉ trong vòng khoảng một tháng, anh Huy đã không còn khả năng chi trả khi số tiền gốc và lãi phải trả lên đến gần 100 triệu đồng, gấp 20 lần so với số tiền ban đầu anh vay.
“Mỗi ngày tôi nhận được hàng chục cuộc gọi đòi nợ, đe dọa; những người thân của tôi cũng bị “khủng bố” điện thoại với hàng chục cuộc gọi mỗi ngày. Những người bạn bè, đối tác chỉ liên hệ 1-2 lần cũng bị liên lụy theo. Tôi muốn xin giãn nợ vì không còn khả năng chi trả nhưng nhóm người trên đe dọa sẽ giết cả nhà tôi”, anh Huy cho biết.
Để có thể bám trụ lại Thủ đô sau khi mất việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19, anh Nguyễn Duy Thanh (quê Thái Nguyên, trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đành lên mạng vay 6 triệu đồng qua một app vay tiền online. Anh Thanh kể: “Do thấy thủ tục nhanh chóng mà lại đang cần để đóng tiền nhà, tiền điện… nên tôi đã vay qua một app mà bạn bè giới thiệu. Gần một tuần khi đến hạn trả tiền, bên app liên tục gọi yêu cầu trả đúng hạn với số tiền hơn 10 triệu đồng, trong khi lúc vay cam kết cả gốc và lãi tôi phải trả là hơn 7 triệu...”.
Sau 5 ngày quá hạn không có đủ tiền trả cả gốc và lãi, anh Thanh liên tiếp bị các đối tượng dùng nhiều số điện thoại khác nhau gọi đe dọa. “Họ nói nếu không trả đủ sẽ cho người đến chặt chân, tay cả 2 vợ chồng tôi. Dù tôi đã trình bày hoàn cảnh khó khăn, ngay khi hết dịch sẽ tìm việc làm và trả đầy đủ, nhưng bọn họ vẫn gọi điện chửi bới, còn dọa sẽ về quê tìm bố mẹ tôi để đòi nợ… Không còn cách nào khác, tôi đành phải bán chiếc xe máy mà hai vợ chồng đang đi để lấy tiền trả họ, đợi hết dịch đi làm lại, kiếm được tiền sẽ mua chiếc xe khác”, anh Thanh cho biết.
Oan gia vì người vay “mượn” số điện thoại người thân
Không chỉ “khủng bố” người vay tiền, các đối tượng cho vay còn gọi điện đòi nợ cả những người bạn của những “con nợ”. Theo chị Lê Nguyệt Thu (trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) khoảng 2 tuần nay, chị liên tục bị những số điện thoại lạ gọi vào đe dọa, chửi bới và yêu cầu trả nợ. Vì không vay mượn, nợ tiền ai nên lúc đầu chị bình tĩnh, hỏi rõ ngọn ngành xem sự việc bắt đầu từ đâu, liệu có nhầm lẫn hay không. Sau đó chị Thu được biết, hóa ra một người bạn của chị tên là Ngọc có vay tiền ở bên ngoài, khi vay người đó có ghi số điện thoại của chị Thu trong hồ sơ vay tiền.
Các app cho vay tiền trên điện thoại di động, cũng như trên các website nở rộ như “nấm mọc sau mưa”. |
Ở ngoài đời chị Thu và Ngọc không thân thiết, chỉ gặp nhau đúng một lần trong một buổi cà phê có nhiều người tham gia. Ai ngờ, khi người vay tiền không trả, không liên lạc được nên bên cho vay mới dùng những số điện thoại liên quan để gây sức ép. Mặc dù, chị Thu đã làm mọi cách giải thích về sự không liên quan giữa mình và người vay tiền song dường như phía cho vay không quan tâm đến điều đó, vẫn liên tục đe dọa, “khủng bố”chị qua điện thoại.
“Hơn 10 ngày nay các đối tượng dùng nhiều số điện thoại khác nhau để gọi điện, nhắn tin đe dọa khiến cuộc sống của tôi bị đảo lộn. Không những thế, họ còn ghép hình ảnh bôi nhọ tôi và gửi cho các bạn bè Facebook của tôi”, chị Thu bức xúc.
Người dân cần tỉnh táo...
Trước tình trạng nở rộ các app, website cho vay biến tướng thời gian qua, cơ quan công an khuyến cáo, khi vay tiền qua app, để đảm bảo quyền lợi cũng như hạn chế những rắc rối có thể xảy ra, người vay cần tìm hiểu, lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, thể hiện đầy đủ các thông tin trên website như: Tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, các chính sách cụ thể về lãi suất vay (trả nợ trước hạn, chậm trả…) mẫu hợp đồng, trách nhiệm của các chủ thể tham gia giao dịch…
Bên cạnh các app cho vay tiền chính thống, hoạt động công khai, minh bạch thì hiện nay, xuất hiện app cho vay tiền núp dưới hình thức “tín dụng đen”, cho vay với lãi suất “cắt cổ”. Để phân biệt, người dùng cần tìm hiểu kỹ thông tin điều khoản, dịch vụ, các quy định về lãi, phí, hạn mức trả nợ… trước khi quyết định vay tiền qua app. Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu các đối tượng, tổ chức đứng sau các app cho vay tiền dính tới việc cho vay với lãi suất cao, “khủng bố” người vay, có thể bị xử lý theo các Điều 201, Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015...
Về vấn đề này, trên website của ngân hàng VPBank khuyến cáo, qua điều tra, ngân hàng phát hiện app VAYTOT credit tự mạo danh là app vay tiền của VPBank yêu cầu khách hàng đóng một khoản phí để được giải ngân tiền. Thủ đoạn lừa đảo của kẻ gian là gửi thông tin hỗ trợ khoản vay lên tới 1 tỷ đồng, yêu cầu khách hàng nhấn vào link 3iv.cc/Dny5Ddeswmdg để đăng ký vay 70 triệu. Kẻ gian sẽ liên hệ với khách hàng qua số điện thoại cá nhân trên Zalo yêu cầu khách hàng hoàn tất hồ sơ xét duyệt sau đó vào ứng dụng rút tiền về tài khoản của khách hàng.
VPBank khẳng định ngân hàng không có dịch vụ cho vay tiền qua app VAYTOT Credit. Đây là quảng cáo giả mạo. Các khoản vay tại VPBank không yêu cầu khách hàng phải thanh toán hay nộp bất kỳ khoản phí kèm theo. Do đó, ngân hàng khuyến nghị khách hàng cần tìm hiểu kỹ, xác thực địa chỉ tin cậy được cung cấp bởi VPBank trên website hoặc app chính thức của ngân hàng. Không truy cập, lựa chọn sử dụng dịch vụ trên các đường link lạ, có dấu hiệu không rõ ràng, bảo mật tuyệt đối thông tin cá nhân…
Cùng với sự tỉnh táo của người dân, các cơ quan chức năng cũng cần có giải pháp để loại bỏ hình thức “tín dụng đen” trá hình trên không gian mạng./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Tin nóng 22/12/2024 13:22
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Tin nóng 22/12/2024 10:19
Hà Nội: Liên tiếp phát hiện các vụ việc kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu
Tin nóng 20/12/2024 21:43
Chân dung kẻ phóng hỏa tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin nóng 19/12/2024 10:35
Bình Dương: Triệt phá băng nhóm buôn bán ma túy có nhiều tiền án
Tin nóng 19/12/2024 08:28
TP.HCM: Bắt 3 đối tượng mua bán, vận chuyển hơn 42kg ma túy các loại
Tin nóng 16/12/2024 16:48
Bình Dương: Khởi tố các đối tượng mua bán hoá đơn trái phép
Tin nóng 14/12/2024 07:44
Nhập khẩu "khí cười" nhưng khai báo là phụ gia thực phẩm với trị giá hơn 5 triệu USD
Tin nóng 11/12/2024 11:04
Cách thức lừa đảo của "Mr Pips" Phó Đức Nam và "Mr Hunter" Lê Khắc Ngọ
Tin nóng 11/12/2024 06:41
Công an thành phố Hà Nội thông tin về thủ đoạn lừa đảo của TikToker "Mr Pips" Phó Đức Nam
Tin nóng 10/12/2024 22:23