Văn Miếu - Quốc Tử Giám lần đầu ứng dụng 3D Mapping để xây dựng sản phẩm tour đêm
Phát triển sản phẩm lưu niệm gắn với quảng bá hình ảnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám Nỗ lực gìn giữ và phát huy di sản Đánh thức tiềm năng văn hoá Việt tại "Không gian Văn hoá Quốc Tử Giám" |
Tối qua (15/11), Trung tâm Hoạt động văn hóa - Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã thử nghiệm màn trình diễn công nghệ 3D Mapping tại sân Nhà Thái học trước khi đi vào hoạt động. Chương trình được tổ chức nhân dịp chào mừng Ngày Di sản văn hóa 23/11 và hưởng ứng chuỗi hoạt động Tuần lễ thiết kế Việt Nam 2021.
Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám là đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội với nhiệm vụ quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Các đại biểu trại nghiệm ứng dụng công nghệ trong tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám. |
Đến nay, Trung tâm đã trải qua chặng đường hơn 30 năm hình thành và phát triển, đó là một hành trình đầy thách thức với nhiều trăn trở, tìm tòi và không ngừng sáng tạo để từng bước khẳng định vị thế của mình trong cộng đồng các di tích của Thủ đô và cả nước.
Mặc dù đạt được một số kết quả, song đây cũng là thời điểm Trung tâm nhìn nhận lại những ưu điểm, hạn chế để xác định phương hướng phát triển của mình trong bối cảnh mới, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
TS Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết, với mong muốn đưa không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở thành không gian văn hóa với các hoạt động văn hóa cả ngày và đêm, có thêm nhiều những sản phẩm phục vụ du khách tham quan, trên cơ sở đó hình thành tuyến phố đi bộ Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào cuối tuần, góp phần phát huy giá trị của di tích gắn liền với đạo học.
Vừa qua, Trung tâm đã đề xuất với thành phố Hà Nội đề án phát triển du lịch thông minh trên nền tảng công nghệ 4.0. Trong đề án đó có nội dung là xây dựng sản phẩm tour đêm, ứng dụng công nghệ kể câu chuyện về đạo học Việt Nam tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám thử nghiệm công nghệ 3D Mapping. |
Buổi ra mắt công nghệ 3D Mapping đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khách mời, khán giả. Rất nhiều câu chuyện về đạo học được tái dựng qua hình ảnh 3D Mapping.
Có thể hiểu, 3D Mapping là sự kết hợp giữa 3D và công nghệ làm phim. Kỹ thuật làm 3D Mapping sẽ dựng một mô hình có tỷ lệ kích thước giống hoàn toàn 100% so với vật thể thật, sau đó, từ mô hình trên máy tính, kỹ thuật viên sẽ tạo các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng 3D để trình chiếu cho người xem. Ứng dụng này cũng rất thích hợp để triển khai tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám khi tổ chức các tour tham quan, du lịch đêm.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Huy - nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, đây là sự dũng cảm, sáng tạo đi tắt đón đầu làn sóng du lịch sau đại dịch Covid-19 của Trung tâm VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Chương trình trải nghiệm đêm kể chuyện lịch sử, văn hóa bằng nghệ thuật trình chiếu ánh sáng, âm thanh, hình ảnh ở nơi này rất ấn tượng.
Việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới nhất trong kỷ nguyên chuyển đổi số như: Công nghệ điện toán đám mây - Cloud Computing, công nghệ Big Data, công nghệ thông minh nhân tạo - AI, công nghệ tương tác 3D, công nghệ thực tế ảo AR/VR, ảnh 3600 tương tác... là rất cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý, bảo tồn di sản văn hóa một cách bền vững, khoa học và hiệu quả thực tiễn cao. Thông qua việc số hóa, công nghệ về lưu trữ cùng với các phần mềm tái hiện đa phương tiện, công chúng sẽ được tiếp cận, khai thác và tương tác mà không làm tổn hại đến di sản, di tích.
Số hóa đang dần trở thành một trong những tiêu chí đánh giá mức độ phát triển văn hóa du lịch của di tích và bảo tàng với mục đích hướng đến những sản phẩm văn hóa có chất lượng cao phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn, phổ biến và quảng bá giá trị di sản văn hóa đến mọi tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước. Số hóa cũng phù hợp với cách tiếp cận, hưởng thụ văn hóa của công chúng trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đồng thời gắn với nhiệm vụ xây dựng Hà Nội - Thành phố sáng tạo và chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hiện các sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại đã, đang và hướng tới được thực hiện tại Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, ví dụ như: Hệ thống thuyết minh tự động gồm 12 ngôn ngữ theo tiêu chuẩn quốc tế; Ứng dụng tương tác thông tin di sản đa phương tiện trên điện thoại thông minh (tương tác mã QR); Hệ thống trợ lý du lịch ảo ứng dụng công nghệ thông minh nhân tạo AI...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40